- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
4.2.7. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật khác
- Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết, án lệ để hướng dẫn những quy định còn mang tính ngun tắc chung và quy định cịn chưa thống nhất trong cách hiểu, vận dụng quy định của BLDS năm 2015:
Toà án nhân dân tối cao cần đảm bảo vai trị của một cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý trong trường hợp khơng có quy định của pháp luật, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân trong lĩnh vực dân sự (Khoản 2 Điều 14 BLDS năm 2015 quy định "Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa
có điều luật để áp dụng", trong trường hợp này nếu khơng có tập quán và không áp dụng được
tự pháp luật thì Tịa án được quyền vận dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự. Cùng với BLDS năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tiếp tục khẳng định nguyên tắc "Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do
chưa có điều luật để áp dụng" (khoản 2 Điều 4). Đồng thời BLTTDS năm 2015 đã làm rõ hơn khái
niệm "vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng", nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng (Điều 45), cách thức ra quyết định, bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp áp dụng nguồn khác của pháp luật để giải quyết vụ việc (Điều 264, Điều 266, Điều 313)). Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn để vận dụng giải quyết một quan hệ dân sự cụ thể khi khơng có điều luật để áp dụng. Về các công cụ pháp lý để giải quyết vụ việc dân sự, hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ (thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ). Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao cũng cần có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản và lẽ công bằng để bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng, giải quyết các vụ, việc dân sự trong tồn ngành tịa án cũng như sự thống nhất về nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết vụ, việc dân sự. Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân tối cao cần phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác liên quan hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS năm 2015 hoặc xây dựng án lệ về quyền khác đối với tài sản (Chẳng hạn: Về địa dịch, việc sử dụng những từ ngữ mang tính ước lượng như "một thời hạn hợp lý" tại Điều 249 BLDS năm 2015 quy định về thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề được đánh giá là cịn mang tính định tính, bởi vậy để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra liên quan tới vấn đề này, cần có án lệ về vấn đề này; Cần ban hành thêm các án lệ về loại tài sản, quyền sở hữu tài sản đang còn nhiều băn khoăn, cách hiểu khác nhau để đảm bảo thống nhất trong áp dụng pháp luật và bao quát được các xu hướng phát triển mới trước sự phát triển, thay đổi nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ). Các quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS rất rộng và thường BLDS sẽ không quy định chi tiết được hết các quan hệ này. Nếu giải quyết vấn đề trên bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định của BLDS dẫn đến
Bộ luật này ln trong tình trạng khơng ổn định. Một trong những giải pháp được nhiều nước áp dụng để đảm bảo sự ổn định của BLDS là thừa nhận quyền của tòa án trong giải thích pháp luật để làm rõ nội dung, cách hiểu khác nhau về một quy định của luật và ban hành các đạo luật với phạm vi điều chỉnh tương đối hẹp, cụ thể để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh. Việc sửa đổi, bổ sung BLDS là q trình cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và BLDS quy định những vấn đề đã có tính ổn định, phổ biến trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, cơ quan xây dựng, thực thi pháp luật cần tập trung vào các giải pháp tăng cường chất lượng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính tương thích, đồng bộ của hệ thống pháp luật; tăng cường sự kết nối của các cơ quan, bộ, ngành trong việc soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo các nội dung mới, tiến bộ trong văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh chung "hóa thân" vào các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể. Ngồi ra, từ những khó khăn trong thực tiễn áp dụng quy định về quyền bề mặt, quyền hưởng dụng của BLDS năm 2015, tác giả Luận án cho rằng, việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý cần được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn lực; tháo gỡ rào cản, khắc phục khoảng trống pháp luật trên nguyên tắc cơng bằng, hài hịa, linh hoạt, vì lợi ích chung; khơng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, viện dẫn lý do khơng có quy định pháp luật cụ thể để khơng có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Kết luận Chương 4
Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy "dư địa" để hoàn thiện thể chế quyền đối với tài sản cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn tướng đối lớn, theo đó, BLDS năm 2015 cịn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu hồn thiện, pháp luật có liên quan cũng có nhiều nội dung cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Đây cũng là một trong hai nội dung quan trọng nhất của cơng cuộc hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Luận án đã phân tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, các loại vật quyền trong các học thuyết về vật quyền và trong hệ thống pháp luật dân sự của các nước. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về việc xây dựng chế định vât quyền trong pháp luật dân sự các nước, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án cũng đã đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, chỉ ra được những kết quả, hạn chế của thực trạng pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam từ góc độ lý luận về vật quyền.
Chế định vật quyền có nguồn gốc từ luật học La Mã và hiện nay vật quyền đã là một khái niệm nền tảng, cơ bản và ổn định không chỉ trong khoa học pháp lý mà còn trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự ở nhiều nước trên thế giới, từ các nước có nền KTTT phát triển (Đức, Nhật Bản, Thụy sĩ...) đến các nước trong khu vực (Thái Lan, Campuchia...) và các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Trung Quốc, Liên bang Nga...). Thực tiễn quốc tế cho thấy, việc áp dụng vật quyền trong pháp luật dân sự đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế hàng hóa, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân và bảo đảm được sự ổn định trong giao lưu dân sự, cũng như trật tự xã hội. Vai trò quan trọng đặc biệt này của chế định vật quyền có được là do trong chế định vật quyền, Nhà nước bằng quy định của pháp luật bảo đảm cho người (cá nhân, pháp nhân) có vật (chủ sở hữu) được quyền làm chủ vật, tức là có tồn quyền tác động trực tiếp lên vật theo ý chí và u cầu của mình, đồng thời có quyền khơng cho phép người khác tiếp cận cũng như quản lý, khai thác, sử dụng tài sản đó hoặc thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quyền của mình. Đồng thời, chế định vật quyền cũng cho phép người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền trên vật (tài sản) của người khác trong các trường hợp luật định. Qua đó, góp phần phân bổ, khai thác tối đa giá trị của cải, vật chất trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hóa và nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú của người dân.
Trong bối cảnh quyền đối với tài sản được coi là cơ sở cho quan hệ kinh tế, chế độ kinh tế trong xã hội, việc ghi nhận quyền đối với tài sản không chỉ nhằm
bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, mà cịn bảo đảm cho việc hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho thị trường vận hành thơng suốt thì nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam là hồn thiện thể chế nhằm huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tài sản của người dân, doanh nghiệp cũng như của quốc gia cho phát triển.
Tác giả Luận án hy vọng những phân tích tại Chương II sẽ giúp các nhà nghiên cứu, lập pháp có thơng tin, mơ hình tổng thể về chế định vật quyền, những nội dung tại Chương III sẽ giúp xác định được các vấn đề của hệ thống pháp luật Việt Nam từ góc độ tiếp thu lý luận về vật quyền và những kiến nghị thể hiện tại Chương IV sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN