- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
2.3.3.3. Bài học kinh nghiệm về vậndụng lý luận vật quyền từ kinh nghiệm pháp luật các nước và quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
các nước và q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
Từ quá trình lịch sử của Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật các nước như đã phân tích ở trên, có thể rút ra một số bài học sau đối với việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam:
Thứ nhất, việc vận dụng lý luận về vật quyền không chỉ là xây dựng các quy phạm pháp
luật của BLDS mà còn đòi hỏi được thể hiện đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia. Qua kinh nghiệm pháp luật các nước cho thấy, thể chế pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được ghi nhận từ Hiến pháp, BLDS và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thứ hai, lý luận về vật quyền có những ảnh hướng to hớn khơng chỉ trong hệ thống pháp
luật các nước mà đã dược vận dụng trong q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật dân sự ở Việt Nam. Việc tiếp tục nghiên cứu để vận dụng lý luận về vật quyền là hết sức cần thiết tuy nhiên cần phải đảm bảo đúng nguyên lý.của lý luận vật quyền.
Thứ ba, bên cạnh những giá trị được thừa nhận chung của lý luận vật quyền cũng cho thấy
những dấu ấn, nét riêng của mỗi nước, tùy thuộc chính sách, quan điểm lập pháp, nền tảng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế này cho thấy việc lựa chọn ghi nhận vật quyền hạn chế nào cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng lý luận về vật quyền, kinh nghiệm quốc tế và cũng cần đảm bảo phù hợp với chính sách lập pháp và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia.
Thứ tư, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu, quyền
khác dối với tài sản cần có sự kế thừa những điểm tích cực của các quy định pháp luật đã được ghi nhận, đồng thời cần khắc phục những vấn đề khiếm khuyết, chưa vận dụng đúng lý luận vật quyền để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Kết luận Chương 2
Những nghiên cứu của chương này đã làm rõ được vấn đề khái quát lý luận về vật quyền. Trong đó, đã đưa ra được những quan điểm khác nhau về khái niệm của vật quyền, luận giải được cách thức phân loại, đặc điểm, nguyên tắc của vật quyền. Đối với những vật quyền cụ thể, Luận án cũng đã làm rõ nội dung những vật quyền này gồm phân tích quyền sở hữu, đặc điểm của quyền sở hữu với tư cách là vật quyền chính và gợi mở hướng tiếp tục hồn thiện; nghiên cứu nội dung các quyền khác đối với tài sản như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, địa dịch... bằng việc phân tích làm rõ những khái niệm chung về các vật quyền này, đưa ra được bản chất pháp lý, các đặc điểm riêng của các vật quyền này, phân tích được về các căn cứ xác lập các vật quyền này.
Thông qua nghiên cứu lý luận về vật quyền (khái niệm, phân loại, đặc điểm, nguyên tắc), lợi ích và sự ảnh hưởng của lý thuyết này trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự các nước cho thấy nền tảng học thuật hết sức quan trọng của việc vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự của mỗi một quốc gia.
Chương 3