Lợi ích, ý nghĩa của việc vậndụng lý luận vật quyền trong xây dựng hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 55 - 57)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.3.1. Lợi ích, ý nghĩa của việc vậndụng lý luận vật quyền trong xây dựng hệ thống pháp luật

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ, KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.3.1. Lợi ích, ý nghĩa của việc vận dụng lý luận vật quyền trong xây dựng hệ thốngpháp luật pháp luật

Việc vận dụng lý luận về vật quyền đã được ghi nhận là mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống pháp luật ở nhiều nước, thể hiện cụ thể ở các điểm sau:

Thứ nhất, vật quyền được xem là phạm trù cơ bản của lý luận về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật dân sự nói riêng, triết lý về vật quyền cũng được các học giả nghiên cứu và hình thành hệ thống các luận điểm có tính định hướng trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan về các loại tài sản, quyền đối với tài sản như pháp luật đất đai, bất động sản, xây dựng, doanh nghiệp, đăng ký tài sản. Việc hiểu biết lý luận vật quyền được xem như những kiến thức nền tảng của các chuyên gia pháp luật. Đặc biệt, lý luận vật quyền có vai trị giúp các nhà lập pháp thiết kế các chế định về sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong BLDS, là chủ đề được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu ở các nước phát triển quan tâm, nghiên cứu. Việc vậndụng lý luận về vật quyền mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống pháp luật ở nhiều nước, từ phương diện bảo đảm tính trong sáng, logic trong cấu trúc lập pháp, đến việc thiết kế nội dung các quy phạm và bảo đảm hiệu quả thực thi. Lý luận vật quyền có ảnh hưởng rộng rãi tới pháp luật, mà trước hết là pháp luật bảo hộ quyền tài sản ở các quốc gia có nền KTTT phát triển, góp phần đưa ra những quy tắc có tính cơng bằng cao, điều chỉnh hiệu quả các quan hệ tài sản trong nền KTTT. Thực tiễn cho thấy, nền KTTT hiện đại chỉ có thể vận hành hiệu quả nếu dựa trên đó là hệ thống các quy tắc nhất quán, có hiệu lực cao ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu và các quyền tài sản khác.

Thứ hai, việc vận dụng lý luận về vật quyền góp phần định hướng cho các nhà lập pháp không chỉ chú trọng vào việc ghi nhận quyền của chủ sở hữu, mà còn bao gồm cả sự công nhận nhiều quyền năng của chủ thể không phải là chủ sở hữu, bảo đảm tính tương thích của pháp luật dân sự với tính phức tạp ngày càng cao của nền KTTT (về mặt lý luận, chủ sở hữu tài sản là người có tất cả các lợi ích từ vật mà mình là chủ sở hữu (gọi là vật quyền chính), tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, trong giới hạn nhất định, những người không phải chủ sở hữu tài sản cũng có một số quyền năng trực tiếp đối với tài sản (gọi là vật quyền khác hoặc vật quyền hạn chế)). Qua nghiên cứu cho thấy, pháp luật dân sự các nước đều quan tâm xây dựng chế định về quyền sở hữu, đồng thời cũng phát triển hệ thống các loại vật quyền hạn chế, đến nay pháp luật các nước đã ghi nhận trên dưới 15 vật quyền hạn chế (bao gồm cả các vật quyền bảo đảm); cùng với đó là hệ thống văn bản pháp luật về đăng ký bất động sản, đăng ký giao dịch bảo đảm... Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong nền KTTT với các quan hệ pháp luật phong phú, các loại tài sản được đưa vào lưu thông trên thị trường trong môi trường pháp lý minh bạch, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể.

Thứ ba, việc áp dụng vật quyền trong pháp luật dân sự đã góp phần đảm bảo sự ổn định trong giao lưu dân sự, cũng như trật tự xã hội. Cụ thể là Nhà nước bằng quy định của pháp luật

bảo đảm cho chủ sở hữu quyền làm chủ vật, tức là có tồn quyền tác động trực tiếp lên vật theo ý chí và u cầu của mình, ngăn chặn và yêu cầu xử lý khi người khác tiếp cận cũng như quản lý, khai thác, sử dụng tài sản đó hoặc thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quyền của mình. Mặt khác, chế định vật quyền cũng ghi nhận người không phải là chủ sởhữu cũng có thể có quyền trên vật (tài sản) của người khác trong các trường hợp luật định, chẳng hạn với chế định địa dịch, một khi được xác định là loại dịch quyền theo vật, sẽ chấm dứt được những tranh chấp khơng đáng có trong trường hợp thay đổi về chủ sở hữu của mảnh đất chịu địa dịch hoặc chủ sở hữu của mảnh đất hưởng địa dịch.

Thứ tư, vật quyền giúp bảo vệ tốt hơn, chắc chắn hơn quyền của các chủ thể; tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho các bên tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ, một người đi thuê nhà để ở, người này có một số quyền nhất định trên tài sản thuê mà quan trọng nhất là quyền được cư ngụ trong đó. Nếu chủ sở hữu bán ngơi nhà đó đi thì người th nhà có thể bị chấm dứt hợp đồng và phải rời khỏi nhà (mất quyền sống trong ngôi nhà này). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc xác lập vật quyền cho người th thì người này có vật quyền (chẳng hạn quyền hưởng dụng đối với ngơi nhà) thì tình hình lại hồn tồn khác. Vì là người có vật quyền (quyền hưởng dụng) nên dù chủ sở hữu ngơi nhà có bán nhà cho người khác thì người có quyền hưởng dụng vẫn khơng đương nhiên mất quyền sử dụng nhà. Nói cách khác, việc chủ sở hữu bán nhà không làm cho người đó mất quyền hưởng dụng ngơi nhà trừ khi người đó tự nguyện từ bỏ quyền của mình. Như vậy, thuộc tính quyền theo đuổi đã làm cho vật quyền được coi trọng, được bảo đảm tốt hơn so với trái quyền.

Thứ năm, chế định vật quyền thúc đẩy việc khai thác tối đa giá trị của cải, vật chất trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hóa và nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú của các chủ thể. Việc vận dụng lý luận về vật quyền với định

hướng xây dựng quy định về quyền đối vật không chỉ đặt trọng tâm vào quyền của chủ sở hữu, mà còn bao gồm nhiều quyền năng khác mà pháp luật công nhận cho chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong nền KTTT với các quan hệ pháp luật phong phú, các loại tài sản được đưa vào lưu thông trên thị trường trong một môi trường pháp lý minh bạch, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ thể, từng loại quan hệ. Thực tế cho thấy, không phải chủ sở hữu nào cũng có nhu cầu, khả năng khai thác hết mọi giá trị của tài sản và khơng phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để có tài sản của riêng mình để đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của mình. Do đó, xuất hiện sự "gặp nhau" về mặt nguyện vọng cũng như về mặt lợi íchgiữa người có tài sản và người khơng có tài sản trong việc khai thác công dụng của tài sản [140]. Trong xã hội hiện đại, trước yêu cầu phải khai thác tiết kiệm và hiệu quả mọi tài sản trong xã hội, nên các vật quyền khác ngồi quyền sở hữu ln được các Nhà nước quan tâm, ghi nhận và bảo vệ. Chế định vật quyền cho phép chủ sở hữu giao một hoặc một số khía cạnh của quyền sở hữu cho người khác; chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản có thể trực tiếp khai thác một số tính

năng, cơng dụng của tài sản khơng thuộc sở hữu của mình. Chế định vật quyền cho phép trên một tài sản có nhiều vật quyền được thiết lập, chẳng hạn, một vườn cây có thể có quyền sở hữu của chủ sở hữu đồng thời có quyền hưởng dụng, vật quyền bảo đảm (chẳng hạn được thế chấp) của chủ thể khác. Đối với một mảnh đất, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể và cũng có thể có chủ thể khác có quyền bề mặt, địa dịch với mảnh đất đó. Về cơ bản, chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình cho dù nó đang chịu những vật quyền khác và chủ sở hữu mới tiếp nhận tài sản trên cơ sở các vật quyền khác vẫn tiếp tục tồn tại.

Như vậy, chế định vật quyền góp phần bảo đảm mọi tài sản trong xã hội đều được đưa vào lưu thông, làm cho tài sản luôn được sử dụng, khai thác theo đúng cơng dụng, góp phần tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội. Vật quyền không những thỏa mãn nhu cầu của nhiều chủ thể mà điều quan trọng là làm cho tài sản ln có người trông coi, quản lý, sử dụng để làm cho tài sản khơng bị lãng phí mà ln ln được khai thác, sinh lời, góp phần làm giàu cho chính chủ sở hữu và cho xã hội. Vật quyền nói chung và vật quyền hạn chế nói riêng là cơng cụ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tài sản trong xã hội. Việc có được hay khơng có được vật quyền trên một vật (tài sản) có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hạnh động của người đang nắm giữ vật (người quản lý vật). Vì vậy, trao cho chủ thể (cá nhân, pháp nhân) tài sản mà không trao cho họ một số lượng quyền năng thỏa đáng thì chủ thể đó cũng khơng thể và khơng muốn khai thác tốt tài sản được.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w