- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
2.3.2.2. Các yêu cầu đốivới việc vậndụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
Trên cơ sở cách hiểu khái niệm vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam như đã nêu trên, tác giả Luận án xác định một số yêu cầu đối với việc vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo thể chế hóa chính sách, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế
thị trường, đảm bảo quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân và giao dịch thơng suốt. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng có vai trị quan trọng trong việc tạo khung khổ cho việc tổ chức, vận hành xã hội; định hướng mục tiêu, tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức vận hành xã hội, vận hành hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội hoạt động theo pháp luật; giúp Nhà nước quản lý xã hội và xác lập công cụ quản lý xã hội một cách hữu hiệu, xây dựng được hệ thống pháp luật với tư cách là hiện thân của thể chế quốc gia, điều tiết và vận hành xã hội theo định hướng, mục tiêu đã đề ra. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương và định hướng chính sách của Đảng cịn góp phần hạn chế những khuyết tật của tiến trình phát triển xã hội như những bất ổn về kinh tế, chính trị hay xã hội; khắc phục những lệch lạc trong xây dựng chính sách, pháp luật. Thể chế hóa đường lối, chủ trương và định hướng chính sách của Đảng có vai trị điều tiết, phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội bởi với mục tiêu xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng ta đã và đang tăng cường lãnh đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, cũng như sự định hướng chính sách của mình, bảo đảm quyền tự do của mọi người dân trong việc tiếp cận các nguồn lực xã hội.
Việc vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam cũng khơng nằm ngồi ngun tắc, u cầu trên để góp phần hồn thiện thể chế pháp luật về sở hữu, thực hiện chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong việc tiếp tục nghiên cứu, vận
dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam. Lý luận về vật quyền bao gồm nhiều nội dung, học thuyết rất nền tảng, cơ bản, cổ điển và hình thành từ rất sớm
trong quá trình xây dựng pháp luật dân sự của các quốc gia. Nên để vận dụng tốt lý luận về vật quyền địi hỏi phải có một tinh thần khảo sát, tổng hợp hết sức khách quan, loại bỏ chủ nghiã phê phán cực đoan để hiểu rõ tinh thần lý luận này và loại bỏ việc phê phán, phủ nhận giá trị của pháp luật hiện hành. Việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của lý luận về vật quyền cần đặt trong bối cảnh lịch sử và quá trình phát triển của pháp luật dân sự để có cách đánh giá, nhìn nhận khách quan, tránh sự phiến diện, phê phán duy ýchí. Những kết quả, giá trị đạt được hay bất cập, vướng mắc của pháp luật phải được nhìn nhận trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể, khách quan, tồn diện, khoa học, khơng phủ nhận sự tương đồng giữa pháp luật với mức độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn của đất nước và không phủ nhận sạch trơn kết quả đạt được. Phép biện chứng bao gồm yếu tố phủ định khơng có nghĩa là gạt bỏ và thủ tiêu quá khứ mà là cải tạo, ghi nhận những thành tựu, giá trị chân chính. Từ đó, những kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật được nêu ra trên cơ sở tiếp tục vận dụng đúng đắn, phù hợp với thời cuộc nội dung lý luận về vật quyền trong xây dựng, hồn thiện pháp luật dân sự Việt Nam; có sự kế thừa, phát triển các quy định phù hợp, tiến bộ.
Thứ ba, việc nghiên cứu lý luận về vật quyền, sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ
thống pháp luật các quốc gia, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị đối với Việt Nam cần đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh thực tế của nước ta. Có như vậy pháp luật mới đảm bảo tính hiện đại nhưng vẫn phù hợp với đặc thù của quốc gia.