- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
2.3.3.2. Ảnh hưởng của lý luận vật quyền trong q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
thống pháp luật dân sự Việt Nam
Ở nước ta, trong thời kỳ thuộc địa, pháp luật dân sự Việt Nam được xây dựng theo khuôn mẫu pháp luật của Pháp. Lý thuyết vật quyền và những ứng dụng của lý thuyết đó đã là chất liệu cấu tạo chế độ pháp lý về tài sản trong các bộ Dânluật Bắc kỳ, Trung kỳ để phục vụ cho yêu cầu xã hội ở thời kỳ này. Cụ thể, Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật 1936 chịu ảnh hưởng rõ nét BLDS Pháp năm 1804 với lý thuyết pháp lý của pháp luật Châu Âu lục địa về quyền tài sản thể hiện ở các quy định về phân biệt giữa vật quyền và trái quyền cũng như cách phân loại vật quyền thành vật quyền chính và vật quyền phụ vởi những khái niệm vốn chưa được biết đến trước đây ở Việt Nam như, động sản, bất động sản, khế ước, vật quyền, địa dịch. Bên cạnh
đó, ở Nam Kỳ, Sắc lệnh 21/7/1925 quy định về tài sản và quyền sở hữu đã thiết lập chế độ điền thổ mới theo khuôn mẫu Alsace-Lorraine về đăng ký đất đai của Pháp; trong đó thừa nhận bất động sản có thể thuộc sở hữu tư nhân, cá nhân có tài sản riêng và phải tự mình chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản do mình xác lập. Trong giai đoạn này, vật quyền hạn chế được ghi nhận theo cách phân loại đối với đối tượng là bất động sản và vật quyền có đối tượng là động sản. Ngồi quyền sở hữu, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật của Việt Nam đã ghi nhận khá cụ thể các quy định về quyền hưởng dụng (Quyền hành dụng và quyền cư dụng là nội hàm của quyền hưởng dụng và đã được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam trước năm 1945 tại Tập Dân luật Giản yếu Nam Kỳ 1883, Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931, Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 (với tên gọi quyền hưởng dụng thu lợi, quyền dùng vật người khác, quyền ở nhà người khác)) [57], quyền địa dịch (Điều 602 Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 629 Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật: "Địa
dịch là sự phiền lụy của một bất động sản (bất động sản hưởng địa dịch) đối với một bất động sản khác (bất động sản chịu địa dịch)), quyền thuê dài hạn (Điều 592 Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 616
Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật: "Sự thuê dài hạn là sự hưởng dụng nhà đất của người khác, chiếu
theo khế tự lập ra có kỳ hạn, ngắn nhất là mười tám năm, dài nhất là chín mươi chín năm") [174], quyền cẩm cố Tiết thứ hai, Mục thứ nhất- Nói về việc cầm cố (Điều 1512 đến Điều 1526) Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật [175], thế chấp (Tiết thứ hai, Mục thứ hai- quy định về việc thế chấp bất động sản (Điều 1527 đến Điều 1559) Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật).
Khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự đã có sự nghiên cứu, xem xét, tiếp cận một cách nhất định các nguyên lý về vật quyền (Ở mức độ nhất định, phần 2 về tài sản và quyền sở hữu tại BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 của nước ta được coi là chứa đựng một sốnội dung của vật quyền). BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đã có những tiếp cận cơ bản lý luận vật quyền. Cả hai bộ luật, nhất là BLDS năm 2005 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về tôn trọng, bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực dân sự; về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc ghi nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta, sự đa dạng và đồng bộ của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu. Phần "Tài sản và quyền sở hữu" và phần "Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự" đã có sự phân định nhất định giữa vật quyền và trái quyền. Tại phần thứ hai, BLDS năm 2005 cũng đã có mục riêng về quyền đối với tài sản bên cạnh quyền sở hữu, khẳng định khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền tác động trực tiếp đến tài sản; đồng thời, ghi nhận một số ít trường hợp chủ thể thực hiện quyền không phải là chủ sở hữu đối với tài sản thể hiện nội dung của các vật quyền khác như quyền sử dụng đất (điểm khoản 2 Điều 172), quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (Điều 274). BLDS năm 2005 được đánh giá là Bộ luật ghi nhận các yếu tố cơ bản của lý luận vật quyền.
Có thể nói rằng, trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, người Việt Nam khơng xa lạ với những quan niệm như quyền sở hữu là quyền trực tiếp trên tài sản và mang tính tuyệt đối, độc quyền; quyền thuê đất dài hạn có tác dụng tạo ra quyền sở hữu của người thuê
đối với tài sản tạo lập trên đất thuê. Tuy nhiên, xét về tổng thể, trước năm 2015, việc thừa nhận một số quyền của người khơng phải là chủ sở hữu chưa có tính hệ thống và tư duy pháp lý của việc điều chỉnh quyền tài sản theo lý vật quyền (quyền đối vật) và trái quyền (quyền đối nhân); pháp luật dân sự còn những hạn chế, chưa thể hiện đúng tầm của luật chung trong việc tạo nền tảng pháp lý ổn định cho hệ thống vật quyền ở nước ta.
Thực tiễn hoàn thiện hệ thống pháp luật đã đặt ra những yêu cầu trong việc phát triển, áp dụng sâu sắc hơn lý luận vật quyền, tái cấu trúc hệ thống pháp luật tài sản ở nước ta. Vì vậy, sau 10 năm thực thi BLDS năm 2005, trên thực tế đã có nhiều vướng mắc, bất cập xảy ra, yêu cầu cần thiết đặt ra là cần có sự sửa đổi, bổ sung mạnh mẽ các quy định của pháp luật dân sự. Do vậy, BLDS năm 2015 đã được Quốc Hội khóa XIII thơng qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.