- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
4.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sởhữu
Trên cơ sở các phân tích lý luận về quyền sở hữu tại mục 2.2.1 và bất cập của hệ thống pháp luật dân sự nêu tại mục 3.2.1.2, tác giả Luận án đề xuất hoàn thiện chế định sở hữu như sau:
a) Hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015
Thứ nhất, xem xét bỏ nội dung về "quyền chiếm hữu" trong các quy định về quyền sở hữu của BLDS năm 2015 (Điều 186 đến Điều 188) để đảm bảo tính logic của vấn đề sở hữu, phù hợp với lý thuyết đã được thừa nhận rộng rãi về nội hàm quyền sở hữu thường không bao hàm quyền chiếm hữu.
Thứ hai, Điều 189 BLDS năm 2015 về quyền sử dụng theo hướng tách quyền sử dụng thành hai quyền năng riêng biệt thuộc nội dung của quyền sở hữu.
Cụ thể là tách riêng nội dung "khai thác công dụng" của tài sản thành quyền sử dụng tài sản, nội dung "hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản" thành quyền hưởng lợi từ tài sản, để khắc phục việc nhiều người tuy được quyền sử dụng tài sản nhưng lại không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác cơng dụng đó. Việc hồn thiện quy định này của BLDS năm 2015 giúp tiếp cận tốt hơn thông lệ quốc tế về nội hàm của quyền sử dụng.
Thứ ba, việc đưa ra khái niệm quyền sở hữu theo hướng liệt kê các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình như tại Điều 158 BLDS năm 2015 đã bộc lộ nhiều bất cập. Bởi vậy, cần sửa đổi Điều 158 theo hướng khẳng định quyền sở hữu là vật quyền chính trong các quyền đối với tài sản, chủ sở hữu có quyền trực tiếp đối với tài sản thuộc sở hữu của mình và khơng phụ thuộc ý chí của chủ thể khác, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tham khảo cách quy định của BLDS Nhật Bản, theo đó, Điều 206 Bộ luật này quy định nội dung quyền sở hữu như sau "Chủ sở hữu có quyền tự do sử dụng, thu lợi tức và thực hiện định đoạt đối với vật thuộc sở hữu
của mình theo khn khổ quy chế pháp luật".
b) Hoàn thiện pháp luật có liên quan
Luật Quản lý tài sản cơng năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đất đai năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, các văn bản luật có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành cần được nghiên cứu hoàn thiện theo hướng phân biệt và xác định một cách hợp lý, đúng bản chất về quyền sở hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu riêng của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Nhà nước.