- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
2.1.4.1. Nguyên tắc vật quyền phải được luật quy định (còn được gọi là nguyên tắc vật
quyền luật định)
Nguyên tắc này có nguồn gốc từ học thuyết numerus clausus (numerus clausus doctrine) - học thuyết pháp lý có lịch sử lâu đời, đã xây dựng nên hệ thống luật tài sản từ thời La Mã và có ảnh hưởng sâu sắc tới hệ thống pháp luật các nước thành văn. Như đã phân tích ở trên, vật quyền có thể phát sinh từ quy định của luật, phán quyết của tòa án, thỏa thuận, hành vi pháp lý đơn
phương của các chủ thể. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của vật quyền hay nói cách khác là quyền của một chủ thể đối với tài sản phải được quy định trong luật (chẳng hạn, một người mang một tấmvải đến tiệm may thuê người thợ may cho một chiếc áo - giữa hai người này phát sinh một trái quyền. Khi hồn thành, người thợ may có quyền cầm giữ mảnh vải (đã được may thành áo) cho đến khi được thanh tốn tiền cơng. Việc cầm giữ của người thợ may là vật quyền, được pháp luật cho phép và bảo vệ). Các chủ thể phải căn cứ vào quy định pháp luật để thực hiện các quyền năng của mình đối với tài sản (Nguyên tắc này khác với quan hệ trái quyền - nơi mà các chủ thể tham gia vào hợp đồng có quyền thỏa thuận quy định quyền, nghĩa vụ khác nhau cho mỗi bên, vật quyền chỉ được quy định trong luật và không một chủ thể tham gia nào có quyền năng "sáng tạo" thêm các loại vật quyền mới). Các chủ thể không thể sáng tạo vật quyền hay bổ sung thêm nội dung nào khác của vật quyền [160, tr.32-39]; [139]. Nguyên tắc này được ghi nhận tại BLDS Nhật Bản, theo đó "Khơng có vật quyền nào có thể được tạo lập khác hơn các vật quyền được quy định tại Bộ luật
này hoặc các luật khác" (Điều 175). Nguyên tắc luật định dẫn đến quyền năng mạnh mẽ của chủ
thể có quyền, theo đó, khác với quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng, vật quyền khơng bị chấm dứt bởi ý chí của một bên, vật quyền chỉ bị chấm dứt trong những trường hợp rất hạn chế, hoặc theo quy định của luật, hoặc theo ý chí của các bên.