Hệ thống pháp luật dân sự hiện hành ghi nhận mộtsố nội dung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có tính chất của vật quyền bảo đảm Bộ luật dân sự năm

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 93 - 97)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

3.1.5. Hệ thống pháp luật dân sự hiện hành ghi nhận mộtsố nội dung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có tính chất của vật quyền bảo đảm Bộ luật dân sự năm

2015 (tại BLDS năm 2015, chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định từ Điều 292 đến Điều 350 (59 điều) thuộc Mục 3, Chương XV, Phần thứ 3 - Nghĩa vụ và hợp đồng. Chế định này được chia thành 8 tiểu mục, trong đó Tiểu mục 1 là quy định chung, các tiểu mục còn lại được thiết kế gắn với từng biện pháp bảo đảm cụ thể: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản) và văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản có liên quan đã có những quy định thể hiện tính chất vật quyền bảo đảm của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ghi nhận 4 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có tính chất của vật quyền bảo đảm là thế chấp, cầm cố, cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu.. Kế thừa cấu trúc của BLDS năm 1995, 2005, các biện pháp này vẫn được sắp xếp tại Phần thứ 3 của BLDS về nghĩa vụ và hợp đồng (tạm hiểu là phần trái quyền của BLDS). Tính chất vật quyền của các biện pháp bảo đảm nói trên thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật dân sự ghi nhận một số quyền trực tiếp của bên nhận bảo đảm đối với

tài sản của bên bảo đảm gồm:

- Quyền truy đòi tài sản bảo đảm để xử lý của bên nhận bảo đảm (khoản 2 Điều 297 BLDS năm 2015), theo đó "Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên

nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan". Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021

của Chính phủ quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định cụ thể hơn về quyền này như sau: "Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo

đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác

do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm khơng có căn cứ pháp luật..", "trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy địi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản" (khoản 1, khoản 3 Điều 8).

- Quyền tự bán tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 303, Điều 304 BLDS năm 2015.

- Quyền nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 303, Điều 305 BLDS năm 2015.

- Quyền thu giữ tài sản bảo đảm trường hợp thí điểm xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, BLDS năm 2015 đã ghi nhận thêm 2 biện pháp bảo đảm là cầm giữ (Cầm giữ tài

sản dược ghi nhận tại Điều 346 BLDS năm 2015, theo đó "Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền

(sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ". Khoản 2 và 3 Điều 348 BLDS năm 2015 quy định "bên cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh tốn chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ. Bên cầm giữ tài sản nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý, thì được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ") và bảo lưu quyền sở hữu (Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 461

BLDS năm 2005 dưới hình thức mua trả chậm, trả dần. Đến BLDS năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận trong hợp đồng mua bán, theo đó "Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài

sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ" (khoản 2

Điều 331) và bảo lưu quyền sở hữu đã được đặt ở vị trí là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ). "Quan hệ cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu vốn được phát sinh từ một quan hệ đã tồn tại trước đó như quan hệ nghĩa vụ trong hợp đồng song

vụ (đối với biện pháp cầm giữ) và quan hệ mua trả chậm, trả dần (đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu). Pháp luật quy định chính tài sản trong các giao dịch này mặc nhiên trở thành tài sản bảo đảm cho bên có quyền bị xâm phạm trong quan hệ đó. Hai biện pháp này chỉ hình thành khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra và do pháp luật quy định chứ không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong quan hệ. Đây là ảnh hưởng của lý luận về vật quyền lên tư duy của các nhà lập pháp, đảm bảo mọi hình thức bảo đảm đối vật đều được ghi nhận trong văn bản luật" [126].

Thứ ba, BLDS năm 2015 đã ghi nhận đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong các cách

thức để phát sinh hiệu lực đối kháng của giao dịch bảo đảm (khoản 2 Điều 310, Điều 319, khoản 3 Điều 331). Điểm a khoản 1 Điều 308 Bộ luật này còn quy định "Trường hợp các biện pháp bảo

đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh tốn được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng".

Thứ tư, "BLDS năm 2015 đã quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm

cố, thế chấp; theo đó, Điều 308 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa các bên cùng nhận bảo đảm nhằm thống nhất với quy định của Điều 297 về các phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm" [126].

Các phân tích trên cho thấy, mặc dù cấu trúc và quy định của BLDS năm 2015 và các văn bản có liên quan chưa ghi nhận chính thức 4 biện pháp (thế chấp, cầm cố, cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu) là vật quyền bảo đảm tuy nhiên quy định pháp luật đã ghi nhận và thể hiện được một số nội dung của vật quyền bảo đảm, góp phần tăng cường tính chủ động, quyền trực tiếp của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm, theo đó việc xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm về cơ bản được thực hiện khơng phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm.

Như đã phân tích tại Chương 2, việc vận dụng tốt lý luận về vật quyền được nhiều nhà nghiên cứu, lập pháp đánh giá là mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống pháp luật dân sự ở nhiều nước, từ phương diện bảo đảm tính logic trong cấu trúc lập pháp, đến việc thiết kế nội dung các quy phạm và bảo đảm hiệu quả thực thi; góp phần điều chỉnh hiệu quả các quan hệ tài sản trong nền KTTT. Việc vận dụng lý luận về vật quyền góp phần định hướng cho các nhà lập pháp không chỉ chú trọng vào việc ghi nhận quyền của chủ sở hữu, mà còn bao gồm cả sự công nhận

nhiều quyền năng của chủ thể khơng phải là chủ sở hữu, bảo đảm tính tương thích của pháp luật dân sự với nhu cầu, tính phức tạp ngày càng cao của nền KTTT.

Tóm tại, có thể thấy rằng BLDS năm 2015, pháp luật trong các lĩnh vực đã có một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thông lệ chung của pháp luật dân sự các nước trên thế giới trong các quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của lý luận về vật quyền đã được ghi nhận, "hóa thân" trong các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này cho thấy, trong q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự, giá trị và những ưu điểm của học thuyết vật quyền như đã nói trở trên đã dần được ghi nhận; lý luận về vật quyền từng bước được các nhà làm luật quan tâm nghiên cứu vận dụng để xây dựng các quy định phù hợp với điều kiện Việt Nam [138, tr.82-91]. Các nhà làm luật của Việt Nam đã chú trọng việc nghiên cứu, vận dụng học thuyết vật quyền và trái quyền. Mặc dù BLDS Việt Nam không sử dụng thuật ngữ vật quyền nhưng dựa vào khái niệm, tính chất cũng như các quy định về các quyền đối với tài sản trong BLDS năm 2015, so sánh với học thuyết vật quyền và luật của các nước áp dụng học thuyết này ta có thể xác định hệ thống vật quyền đã hình thành trong BLDS, pháp luật có liên quan. Có thể nêu một số điểm nổi bật như:

- BLDS năm 2015 đã thiết kế lại nội dung chế định quyền sở hữu (hoàn thiện quy định về các hình thức sở hữu; sắp xếp các quy định về quyền chiếm hữu với tính chất là tình trạng pháp lý thành một mục ngoài nội dung của quyền sở hữu).

- Việc thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại vật quyền khác nhau là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc khai thác tối đa giá trị của tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể đối với tài sản. Các quy định của BLDS năm 2015 về quyền khác đối với tài sản cho phép chủ sở hữu giao một hoặc một số khía cạnh của quyền sở hữu cho người khác; chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản có thể trực tiếp khai thác một số tính năng, cơng dụng của tài sản khơng thuộc sở hữu của mình; cho phép trên một tài sản có nhiều quyền khác đối với tài sản được thiết lập. Bên cạnh đó, "mối quan hệ pháp lý giữa người không phải là chủ sở hữu với chủ sở hữu khi họ đều có lợi ích trên cùng một tài sản… đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm tăng cơ hội pháp lý và bảo đảm pháp lý về tài sản và quyền đối với tài sản làm cho các chủ sở hữu mạnh dạn đầu tư hoặc yên tâm giao tài sản của mình cho người khác đầu tư, khai thác sử dụng và những

người không phải là chủ sở hữu cũng mạnh dạn, yên tâm đầu tư vào tài sản thuộc sở hữu của người khác" [126]. Các quyền khác đối với tài sản được BLDS năm 2015 ghi nhận gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt (Điều 245 đến Điều 256 (về quyền bề mặt); Điều 257 đến Điều 266 (về quyền hưởng dụng); Điều 267 đến Điều 273 (về quyền bề mặt) BLDS năm 2015). Việc chính thức ghi nhận quyền bề mặt, quyền hưởng dụng tại BLDS năm 2015 cho thấy lý luận về vật quyền đã được tiếp nhận thêm một bước đáng kể trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Điểm mới này nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống vật quyền đầy đủ ở Việt Nam qua việc thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại vật quyền khác nhau bên cạnh quyền sở hữu, đưa các loại quyền tài sản trở về đúng bản chất của nó.

Bên cạnh đó, các quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã cho thấy Nhà nước trao quyền ngày càng rộng rãi hơn cho các cá nhân và tổ chức đang sử dụng đất. Tuy không phải là quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối, song người sử dụng đất ngày càng được hưởng nhiều quyền tài sản trên đất hoặc gắn liền với đất. Ngoại trừ quyền sử dụng đất trồng lúa và quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm còn tương đối hạn chế, người sử dụng đất của một số loại đất khác đã có các quyền tài sản có tính chất tư (Điều 120 đến Điều 142 Luật Đất đai năm 2013). Một số nghiên cứu cho rằng quy định tại Luật Đất đai năm 2013 đã hình thành chế độ đa tầng về các loại quyền trên đất, nói cách khác từ sở hữu toàn dân, một trật tự quyền tài sản đa tầng đã xuất hiện. Bắt đầu với một quyết định hành chính phân phối đất đai, ngay lập tức hình thành quyền tài sản mang tính loại trừ của một cá nhân hay doanh nghiệp [91, tr.48-55].

Các phân tích ở trên cũng đã cho thấy nội dung chế định vật quyền đã hình thành rõ nét khơng chỉ tại BLDS năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 mà cịn trong nhiều văn bản QPPL có liên quan của nước ta như Luật Lâm nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Nhà ở, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,…

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w