I Rảo tồn và phát huy di sản vãn hỏa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 38 - 42)

C a' a' J ,2 y

38 I Rảo tồn và phát huy di sản vãn hỏa.

2/4/2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phẻ chuẩn sửa đổi, bổ sung Điểu 73 cùa Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giổ tổ Hùng Vương.

Từ năm 1962, tỉnh Phú Thọ thành lập một bộ phận quản lý và bảo vệ khu di tích đển Hùng. Đến năm 1989, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định 801/QĐ- ƯB thành lập BQL khu di tích đển Hùng với tổng số biên chế trên 60 cán bộ, điểu hành, thực hiện toàn bộ các công việc như quản lý rừng quốc gia trong khn viên di tích, các điện thờ, an ninh trật tự, tiền công đức, tiền đặt lễ và dịch vụ du lịch theo quy định bằng văn bản pháp quy.

Hiện nay, vai trò tổ chức hội đền Hùng theo truyền thống của các làng sở tại (Vi, Trẹo và Cổ Tích) đã được thay thế bằng đại diện lãnh đạo nhà nước (chính quyển Trung ương hoặc cấp tinh tùy theo các năm) thông qua các quyết định của chính phủ khi nâng lễ hội này thành Quốc lễ. Sự thay thế này cùng với việc thành lập BQL đã dẫn đến sự suy giảm vai trò chủ động tham gia của các cộng đõng địa phương vào lễ hội trên các mặt: tổ chức, thực hiện lễ hội, quản lý và tu bổ các cơ sở thờ tự. Trước đây, người dân ba làng Cổ Tích, Vi, Trẹo được coi là “trưởng tạo lệ”, có trách nhiệm đứng ra tổ chức hội đển Hùng với sự tham gia của các làng xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Từ khi được nâng thành Quốc lễ, đặc biệt là từ khi BQL di tích được thành lập vào năm 1962, đại diện của ba làng khơng cịn đóng vai trị chủ lễ và các làng khơng cịn tuân thủ các quy định về tế lễ, tổ chức các sinh hoạt vản hóa dân gian, rước theo truyền thống nữa. Nói cách khác, việc tổ chức lễ hội thờ cúng Hùng Vương khơng cịn là "lệ” làng, khi mọi người dân phải có nghĩa vụ đóng góp cơng sức, thời gian và tiễn cùa. Thay vào đó, việc tham gia các hoạt động lễ hội tại đền Hùng mang tính chất nhiệm vụ được cấp trên phân công thông qua các văn bản. Hệ quả của mơ hình tồ chức lễ hội kiều này, ông Bôi, nguyên cán bộ Khu di tích lịch sử đển Hùng cho biết: “Ngày xưa người ta tự giác làm vì đó là phong trào... Bây giờ mối xã địi 5 triệu thì mới tham gia”.1

Năm 1997, Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh tinh Khánh Hòa (TTQL) được thành lập, trên cơ sở của phịng QLDT trực thuộc Sở Văn hóa.

vào những năm lè (số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại) UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lẻ hội, mời lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lẻ hội.

Từ năm 2007, Sở VHTT&DL giao cho TTQL toàn bộ hoạt động tại tháp Bà. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức tế lễ trong những ngày hội chính lại do Hội bảo trợ phụ trách. Hội bảo trợ được chính thức thành lập theo Quyết định sổ 90/ƯB ngày 30/1/1992 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Trên nguyên tắc, thành viên của Hội bao gổm cán bộ TTQL di tích, các cụ trong Ban Khánh tiết đình Cù Lao và một số người có tâm huyết tại Nha Trang và những vùng lân cận. Trong giai.đoạn từ năm 1992 đến 2010, Hội bảo trợ được giao quyền quản ]ý và thu chi tiền công đức và tiền lễ. Việc quản lý nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính, theo đánh giá của người dân, được thực hiện một cách minh bạch và chặt chẽ. Theo bà Linh, trưởng nhóm các vãi tại tháp Bà và nguyên là thủ quỹ cùa Hội Bảo trỢ: “Trung tâm quản lý tốt, tiến bạc nằm nguyên một góc, khơng có ai được động đến, một lần khui thùng đâu có ít”.1 Bên cạnh đó, quản ]ý nhà nước ở tháp Bà có hiệu quả lớn vé mặt du lịch, đảm bảo trật tự, an ninh cho du khách. Lực lượng bảo vệ tại tháp là công an tỉnh, dân phịng và cơng an phường cùng phối hợp đã đảm bảo an ninh trật tự cho hàng chục ngàn người đến lễ hội tháp Bà. Ơng Bích, cán bộ TTQL cho biết so sánh với việc quản ]ỷ ở chùa Long Sơn, một di tích nổi tiếng cách tháp Bà khơng xa, nơi khơng có sự quản ]ý cùa nhà nước, đã gặp khó khăn trong việc giải quyết nạn lấn chiếm đất chùa. Do khơng có an ninh bảo vệ nên nạn trộm cắp, cướp giật thường xuyên xảy ra. Trong khi đó tại tháp Bà, nơi có sự quản lý nhà nước với các văn bản pháp quy, 114 hộ xâm lấn đổi Cù Lao đã được giải tỏa, được chính quyển bổi thường và cấp đất tái định cư.2

Tuy nhiên, việc thành lập Hội Bảo trợ không chỉ tạo ra mâu thuẫn với TTQL mà còn gạt bò Ban Khánh tiết đình Cù Lao (xóm Bóng) khỏi cơng việc tế lễ truyền thống tại tháp Bà. Theo ông Bài, một thành viên Ban Khánh tiết đình Cù Lao, việc tế lễ trong ngày vía Bà tháng 3 hàng năm đã được giao cho làng từ thời Gia Long. Mỗi năm làng có trách nhiệm lựa chọn người làm chủ tế cũng như tồn bộ ban tế lễ. Hiện nay thì làng “chỉ lo tế lễ tại đinh. TTQL có mời thì chúng tơi mới lên”.3 Đánh giá hoạt động của Hội bảo trợ trong việc tổ chức lễ hội tháp Bà, bà Lan, một cán bộ TTQL cho biết mơ hình quản lý lễ hội kiểu này hoạt động không hiệu quả, không được cộng đổng địa phương ủng hộ.4

Bảo tồn và phát huy di sản vãn hóa... I 39

1 Phỏng vấn ngày 12/7/2011 tại xóm Bóng, Nha Trang, Khánh Hồ.

2 Phỏng vấn ngày 11 /7/2011 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

3 Phỏng vấn ngày 11 /7/2011 tại xóm Bóng, Nha Trang, Khánh Hồ.

40 I Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Mâu thuẫn hiện nay giữa TTQL và Ban Khánh tiết đinh Cù Lao với Hội Bảo trợ di tích tháp Bà trong việc quản lý và tổ chức ]ẻ hội là hệ quả của quan điểm chỉ chú trọng bảo tồn di sản văn hóa vật thể, xem nhẹ vai trò của di sản vần hóa phi vật thể, tạo ra phương thức hoạt động tách rời tập quán truyển thống của cộng đổng. Sau khi Hội Bảo trợ gạt Ban Khánh tiết ra khỏi hoạt động nghi lễ tại tháp Bà, việc lựa chọn chủ tế hàng năm khơng cịn được thực hiện theo những quy định truyền thống (gia đình song tồn, khơng có tang ma, con cháu hồ thuận,..) như vẫn được thực hiện tại đình làng.1 Chủ trương ‘Phật giáo hóa nghi lễ tại tháp Bà của Hội Bảo trợ thông qua việc phồ biến kinh Phật hay mời sư tăng lên tháp hành lễ không chỉ khác biệt với nghi thức thờ Mẫu của người Việt tại địa phương mà còn cả với nghi thức thờ Bà của khách hành hương người Chăm. Việc TTQL mời lại Ban Khánh tiết đứng ra tổ chức tế lễ tại tháp Bà hiện nay là một nhận thức phù hợp, một ‘thực hành tốt’ trong việc huy động cộng đổng tham gia bảo tổn di sản văn hóa. Việc các đồn khách hành hương, Chăm hay Việt, được quyển tiến hành nghi lễ theo cách của mình là một ‘thực hành tốt’ khác trong việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa, khơng giống với việc áp đặt một kịch bản duy nhất được đơn giản hóa về nội dung và ý nghĩa, hay nói cách khác là sân khấu hóa, mà các ban quản lý di tích khác thường thực hiện. Mặc dù nhiều nhà khoa học đã kiến nghị “hãy trả lễ hội về cho cộng đổng” (Ngơ Đức Thịnh 2012) hay “tiếng nói của cộng đổng phải được tôn trọng và thậm chí ưu tiên hơn tiếng nói chun gia” (Nguyễn Văn Huy 2011), vẫn tổn tại khơng ít ý kiến tiêu cực về cộng đổng khi cho rằng “nếu giao [di sản văn hóa] cho cộng đổng tơi đảm bảo tan ngay” (Nguyễn Hữu Tồn 2012). Tư liệu điển dã tại bốn điểm nghiên cứu cho thấy việc bảo tổn và phát huy di sản vản hóa chỉ bén vững khi quản lý nhà nước làm đúng chức nàng của mình, khơng can thiệp sâu bằng việc áp đặt các ‘kịch bản sân khấu hóa, trong lúc vai trị của cộng đổng được đê' cao thông qua việc tồ chức và tham gia một cách chủ động.

Trùng tu tôn tạo và quy hoạch di sản

Theo quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 nảm 2003 cùa Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hổi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hóa quốc gia được đẩu tư trùng tu, xây dựng lại. Ngồi nguổn kinh phí xã hội hóa, kinh phí trùng tu được trích từ nguổn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia vể văn hóa,

Rảo tồn và phát huy di sản văn hóa... I 41

do Bộ VHTT&DL chù trì. Việc trùng tu tháp Bà cũng như các di sản kiến trúc c h ă m p a khác là một vấn để còn nhiều tranh luận, không chi ờ vật liệu và kỹ thuật xây dựng, mà còn ở quan điểm, phương pháp trùng tu di tích. Mặc dù cịn nhiều sự bất đổng, cơng tác trùng tu, tôn tạo và quy hoạch đã đưa tháp Bà từ một phế tích (trước năm 1975) trở thành một di sản khá khang trang, đáp ứng được phẩn nào nhu cẩu tâm linh và tham quan của khách hành hương và du lịch. Tháp Bà được Bộ VHTT đẩu tư trùng tu hai đợt vào các năm 2000- 2003 và 2010, thực hiện cải tạo cảnh quan tháp Bà và thi công con đường nội bộ dưới chân tháp, tạo thuận lợi cho khách du lịch tham quan, dạo chơi quanh tháp, gia cố các vết nứt, chống thấm dột ở các cụm tháp. Ve quan điểm trùng tu, ơng Bàng, ngun cán bộ Sở Văn hóa Khánh Hịa cho rằng “cơng tác trùng tu tôn tạo, giữ được cái cũ chứ không hể làm cho mới di tích, khơng hể làm mất đi những cái giá trị gốc của di tích... mà ý thức chúng tôi làm công tác trùng tu tơn tạo là ln gìn giữ đúng như cái bản gốc của nó, khơng hể có một cái gì gây phản cảm, mất đi cái giá trị đích thực cùa nó”.1

1 Phỏng vấn ngày 11/7/2011 tại Nha Trang. Theo ông Bàng, vấn đề trùng tu tháp Bà có

nhiều trở ngại, khó khăn vế nguyên vật liệu xây dựng. Gạch Chăm rỏng xốp, tháp xây khơng có xi măng dính, tường gạch khơng bị rêu. Tới thời điểm hiện nay; chỉ có một số dự đoán của các chuyên gia trùng tu về chất liệu gạch, kỹ thuật xây dựng của người Chăm. Họ vẫn chưa biết chính xác làm thế nào để làm gạch Chăm xây tháp lại rỏng xốp. Có thể, người Chăm dùng một loại đất sét ở vùng gốm Chăm, đặc biệt ở Nha Trang có gốm nổi tiếng. Hoặc, một số nhà nghiên cứu dự đốn khi đóng thành những viên gạch thì người Chăm cho những mành thân cây với một lượng nhất định vào trong, pha trộn vào, rồi sau đó họ nêm. Khi nung gạch, mảnh thân cây cháy thành than, khiến cho viên gạch rổng xốp. Vào đợt trùng tu cuối cùng tại tháp, khi làm gạch phục vụ cho công tác trùng tu, người ta cho vỏ trấu vào, nên những viên gạch có lốm đốm đen. Tuy vậy, gạch vãn chưa đảm bảo được độ rỗng, xốp như những viên gạch có ở tháp. Gạch thơng thường rất nhanh bị mủn. Mặc dù gạch nung rất già, nhưng mưa xuống là chúng thấm nước, mọc rêu. Còn gạch của người Chăm nung cách đây đã 700 - 800 năm, nhưng chúng khơng đóng rêu. Thứ hai, khó khăn về mặt kỷ thuật xây dựng tháp. Trên thực tế, chưa có giải pháp kỹ thuật xâỵ dựng nguyên gốc của người Chăm, chưa rỏ họ xây dựng theo quỵ trình thế nào. Hiện nay, có rất nhiều giả thuyết nhưng chưa có giả thuyết nào được khẳng định. Các lớp gạch xây của người Chăm đều khơng có vửa. Một trong những giải pháp kỹ thuật là mài các viên gạch thật khít các mạch gạch bằng máy, xong rồi mới khoan hai cái lỏ bê tông ở giữa, khoan nhỏ, nhồi bê tông vào trong đấy như hai cái đinh, sau đó đặt viên gạch trên xuống chốt. Sau nàỵ, họ cũng không làm giải pháp này nữa. Điều quan trọng là mạch gạch phải phẳng với lớp dưới, rói sau đó phun vào một lớp nước vừa phải, khơng nhiều lắm cũng khơng ít lắm. Hai viên gạch tự chúng hút và chắc lại, và chúng chịu được với thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)