I Bảo tồn và phát huy ái sản vãn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 66 - 68)

. Đống Đàm và Soi Bia

66 I Bảo tồn và phát huy ái sản vãn hóa.

nhiên, việc mở rộng và Phật giáo hóa khu di tích là vấn đề còn gây tranh cãi, đặc biệt Ban quản lý di tích đển Sóc khơng đổng ý với quan điểm này. Ơng Bân cho rằng sự có mặt của cơ sờ Phật giáo, lấy đất lâm nghiệp cạnh Khu di tích đển Sóc đã “làm vỡ tồn bộ cảnh quan ở đây”. Theo ông, “các nhà quản lý từ thành phố đến huyện củng chỉ nghĩ đơn giản vể vùng này, nên làm cho sẩm uất để thu hút được nhiểu khách đến tham quan. N hưng thực tế có thể nói khơng giải quyết được vấn đề gì trong sự phát triển”. 1

Việc mở rộng khu di tích, tảng thêm dịch vụ, cơ sở hạ tẩng phục vụ lễ hội và khách du lịch cũng gây ra những vấn để tranh cãi ngay trong nội bộ cùa các cộng đổng sở tại. Ở Khu di tích lịch sừ đền Hùng, việc mở rộng, xây thêm đường sá, bãi đỗ xe dẫn đến việc giải tỏa các hộ gia đình trong khu vực đất quy hoạch cho khu di tích đã gây bức xúc trong dân. Theo họ, làm đường sá quá nhiều, xây dựng quá nhiều làm cho đất ở làng Cổ Tích bị động, dân mất đất ở, đất canh tác. “Bãi đỗ xe nhiều gây lãng phí, vì bãi đỗ xe chỉ phục vụ lễ hội trong ba bốn ngày, cịn lại là bãi đất trống để khơng trong suốt một năm, chỉ tổ có chỗ cho bọn tiêm chích”.2 Cịn ở Phù Đổng, các cụ trong BQL và lãnh đạo lại m uốn quai con đê đã đắp từ nhiều thế kỷ, mở rộng, giải tỏa, và xin quy hoạch, mở đường, xây dựng bãi để xe. Ở Sóc Sơn, UBND xã Phù Linh cũng đã làm đơn xin huyện 3,5 hecta để làm bãi đỗ xe, mà chưa được duyệt. Vi vậy, vào những ngày lễ hội, họ phải m ượn sân của Học viện Phật giáo để cho khách gừi xe.

Theo Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 2004, Khu du lịch ở đển Hùng bao gồm khu vực đổi Sim và các dãy đồi Khang Phụ được phát triển th àn h làng du lịch sinh thái. Trung tâm cùa k h u rùng phía Bắc là núi Vần, núi Trọc và dự kiến tại núi Trọc sẽ tơn tạo di tích hịn đá Cổi Xay thành điểm tham quan cho du khách. Khu rừng phía Nam khai thác diện tích mặt nước tại các hồ hiện có như: hổ Chùa, hổ Minh Phú cũng như một số hổ mới hình thành. Cùng với các nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ khu di tích, khu trung tâm lễ hội, rừng quốc gia đền Hùng, tháp Hùng Vương, dịch vụ đu lịch, hạ tầng kỹ thuật. Vậy nên, những người trong cuộc hy vọng rằng với nội dung phong phú và nhiều sản phẩm du lịch độc đáo (tâm linh, văn hóa, lịch sử, sinh thái), khu di tích lịch sử đền Hùng sẽ thực sự trở thành một trong những điểm đến quan trọng của du lịch Việt Nam thế kỷ 21.

1 Phỏng vấn ngày 23/8/2011 tại xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bảo tổn và ph át huy di sản văn hóa... I 67

Mở rộng không gian và bồ sung dịch vụ vui chơi giải trí để phục vụ cho khách tham quan đu lịch là điểu kiện cẩn thiết để đón các tour du lịch. Theo ngôn thuyết cùa các nhà quản ]ý vản hóa, ơng Bơi, nguyên cán bộ Khu di tích đén Hùng cho rằng vẫn cấn mở rộng thêm cơ sở vật chất và muốn lưu giữ chân khách ở đển Hùng, cấn phát triển thêm các hoạt động vui chơi, giải trí. Thực tế, nhà nước mới chỉ đẩu tư vào hạ tẩng và cây xanh, cịn các khu giải trí thì vẫn chưa có tiền đẩu tư !. Quan điểm mở rộng xây dựng các hạng mục phục vụ nhu cẩu vui chơi giải trí phù hợp với các cơng viên và khu vui chơi giải trí hơn là khơng gian thiêng của di sản vản hóa. Kế hoạch này còn tác động mạnh mẽ vào không gian sinh tổn của cư dân xung quanh vùng di sàn. Việc xây dựng khu vui chơi giải trí trong không gian thiêng sẽ làm ảnh hưởng nặng nể đến môi trường sinh thái ở núi Nghĩa Lĩnh, làm giảm tính thiêng cùa khơng gian thờ cúng Hùng Vương.

Dù sao, các kế hoạch, hạng mục cơng trình xây dựng, mở rộng thành khu vui chơi giải trí vẫn ]à dự án cịn trên giây tờ, chưa có kinh phí. Hiện tại, các nhà quản lý Khu di tích lịch sừ dển Hùng và UBND tỉnh Phú Thọ trăn trở trong việc tìm kiếm những sản vật đặc thù của địa phương phục vụ khách du lịch đến tham quan và thắp hương tưởng niệm Hùng Vương. Phú Thọ không phải là vùng có nhiểu nghể thủ cơng và các mặt hàng truyền thống mang tính đặc thù địa phương. Các ki ốt bán đồ lưu niệm chủ yếu là hàng của Trung Quốc và lấy từ Hà Nội. Mặc dù BQL di tích có những chính sách khuyến khích, hộ dân nào sản xuẩt được hàng tại chỗ, sẽ tạo điểu kiện cho bán hàng ngay tại đó. Mới chỉ có một hộ dân sản xuất được bánh kẹo.2 Phát triển kinh tế du lịch là một xu thế quan trọng trong q trình hiện đại hóa, thêm vào đó, hoạt động thương mại vẫn luôn tổn tại như một phần quan trọng của đời sống văn hóa. Vấn đề mấu chốt để điểu hoà mối quan hệ giữa bảo tổn di sản và phát triển du lịch hiện nay là việc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, trong đó quyển lợi vật chất và tinh thẩn của cộng đổng chủ nhân di sản cẩn được đặc biệt quan tâm.

Tư liệu thực địa tại bốn điểm nghiên cứu cho thây tác động đa chiều giữa sự phát triển của kinh tế du lịch và công tác bảo tồn di sản văn hóa. Trong khi du lịch là động lực giúp cho sự phục hổi, truyền dạy, phát huy một số loại hình di sản, du lịch cũng tạo nên một số tác động không mong đợi tới di sản văn hóa

1 Phỏng vấn ngày 12/6/2011 tại Việt Trì, Phú Thọ.

thơng qua các q trình bảo tổn có chọn lọc và sân khấu hóa, thương mại hóa và ‘hồnh tráng hóa di sản, ảnh hưởng khơng nhị tới tính thiêng, nội dung và ý nghĩa cùa những di sản này. Nghiên cứu sâu vể những thực hành tốt trong việc cân bằng giữa bảo tổn di sản văn hóa và phát triển du lịch sẽ giúp cho việc xây dựng các giải pháp đúng đắn trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)