Phục dựng lễ tế Giao ỉrong bối cảnh hiện nay và việc tái tạo niềm tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 162 - 163)

- Thượng hương (lễ dâng hương) Nghinh thẩn (đón thẩn về hưởng)

Phục dựng lễ tế Giao ỉrong bối cảnh hiện nay và việc tái tạo niềm tin

Sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, dưới nhiều tác động của các bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau, các đàn, miếu và hoạt động tế tự của triều đình cùng mất đi đối tượng phục vụ; quy mô và nhiểu yếu tố gắn liền với chúng cũng bị biến đổi nhằm thích ứng với những bối cảnh mới. Các nghi lễ Nho giáo, trong đó có lễ tế Giao cũng khơng cịn đủ điểu kiện kể cả nhân lực, tài ỉực, vật lực và tính chính thống cũng khơng cịn.

Mộ: sổ hoạt động của hình thức nghi lễ đại tự triều Nguyễn tại H uế bị gián đoạn một thời gian dài và lại được phục hổi trên quy mô nhỏ hơn trong phạm vi hẹp, trở thành nghi lễ của dòng họ để thể hiện bản sắc và duy trì truyền thống thờ cúng tổ tiên (như lễ tế Miếu).

Các cơng trình đàn miếu đại tự ở Huế sau m ột thời gian dài bị hư hỏng, xuống cấp bời sự tác động của chiến tranh, của điểu kiện tự nhiên và sự xâm hại của con người nay lại được phục hổi và ghi nhận các giá trị văn hóa, lịch sử ở cấp quỗ: gia và quổc tế... Quấn th ể di tích Huế, trong đó có các cơng trình đàn m iăi phục vụ các lễ đại tự của triều Nguyễn, đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993, đóng vai trị quan trọng tror.g sự phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.

Mộí số khác lại được nghiên cứu phục hối ở quy mô và phạm vi rộng hơn với >ự tham dự của nhiều thành phẩn khác nhau (như lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc) nhằm “tái hiện m ột nghi thức văn hóa của cung đình Huế” (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương 2006), “giới thiệu với khán giả những nét văn hỏatruyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam; quy mơ hồnh tráng, trang nghiêm của một lễ hội cung đình H uế xưa kia” (Bộ Văn hóa - Thơng tin 2006: 2). 7uy nhiên, như trên đã nói, lễ tế Giao cũng chỉ là những hình thức “phục dựng”, ban đẩu không nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đổng mà chỉ nhằTi mục đích tái hiện, trình diễn lại lễ rước cung đình và lễ tế Giao dưới

h ìn i thức nghệ thuật trình diễn.

Lễ tĩ Giao lẩn đẩu tiên được phục dựng năm 2002 và từ đó đến nay, cứ hai

n ă n một lẩn, lễ tế Giao lại được tổ chức trong dịp Festival H uế vào những nẳrr chẵn. Tuy nhiên, quy mô và thời gian tổ chức không phải năm nào cũng giórg nhau.

Lễ tí Giao năm 2008 diễn ra vào ngày 4 tháng 6. So với lễ hội Nam Giao năm 20*0t> số người tham gia lễ hội ít hơn, chỉ chú trọng vào việc thực hiện một

cách chi tiết các nghi thức tế Giao tại khu vực đàn tế. Với nhu cáu tái hiện lẻ xuất cung của nhà vua trong dịp tế Nam Giao, đoàn ngự đạo sẽ được tổ chức với nghi thức rước vua xuất cung ra đến bến Nghênh Lương Đình (Phu Văn Lâu) là chấm dứt. Phẩn nghi thức tế Giao diễn ra vào buoi tối cùng ngày. Tại Festival Huế 2010, về cơ bản lẻ tê Giao được phục dựng theo quy mô tương tự lễ tế Giao năm 2008, nhưng được bỏ bớt nghi thức đoàn ngự đạo rước vua xuất cung tại Đại Nội như năm 2008, chỉ phục dựng nghi thức rước vua từ Trai Cung sang đàn Nam Giao để làm lễ tế, sau đó rước vua về lại Trai Cung và kết thúc chương trình.

Lực lượng chính để tham gia lễ tế này là các nghệ sĩ, nghệ nhân và vỏ sinh, bộ đội, học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật đóng vai các nhân vật quan, lính... với lực lượng nịng cốt là nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyển thống cung đình Huế, kể cả nhân vật chính là vua.

Lễ tế cùng có đủ tam sinh, bao gổm một con nghé non, một con heo và một

con dê. Cả ba “con sinh” này đểu đã được đặt quay từ trước và đem đến đặt trên bàn tế cùng với các lẻ phẩm khác chứ khơng có nghi thức “Phần sài” và “Ế mao huyết” (thiêu các con sinh bằng củi quế và chôn lông, huyết) như xưa. Các loại xôi, quả phẩm, bánh trái cũng được đặt làm từ trước bằng các loại nguyên liệu phồ biến trên thị trường chứ khơng có sự phân biệt vể nguổn gổc gạo nếp, gạo tẻ. Các loại ngọc, lụa chỉ được dâng cúng theo động tác và có tính chất tượng trưng chứ khơng có thật. Ngồi ra khơng có các lễ phẩm thuộc loại đổ nấu như “thái canh”, “hòa canh”... của nghi lễ truyền thống. Đổ đựng lễ phẩm cũng khơng có các loại mang tính chất điển chế như biên, đậu, đăng, hình, v.v. mà chỉ có các loại đèn đồng, lư hương và chân nến bằng đổng hoặc các bát hương bằng gổm sứ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 162 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)