I Khôi phục và phát huy truyển thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 103 - 106)

III. Kết luậ np

104 I Khôi phục và phát huy truyển thống

đại và thành xã hội công nghiệp với quan niệm cộng đồng” (Robert Hettlage 2011: 99). Chiếu theo quan điểm của Max W eber trong cỏng trình Quá trình hợp lý hóa: “Lịch sử là sự mất mát đi ngày càng lớn của cộng đổng theo hướng

suy nghĩ có tính tốn”, nhận định trên càng được củng cố vững chắc. Các luận điểm của F. Tonnies là m ột cách nhìn có tính khái quát vê' lịch sử phát triển các cộng đồng người và được coi là lý luận kinh điển trong lịch sử xã hội học. Các cộng đồng nông thôn dù thuộc khu vực địa lý, loại hình kinh tế nào thì những đặc điểm có tính phổ quát mà F. Tonnies đã chỉ ra cẩn được coi như những quan điểm cơ bản để có thể áp dụng triết lý phát triển cộng đổng (Tỏ Duy Hợp, Lương Hồng Quang 2000: 85). Thật vậy, ở Việt Nam, quá trình biến đổi nãng lực tự quản của cộng đổng làng xã cũng cho thấy tiến trình này. “Lịch sử phát triển năng lực tự quản làng xã được chia ra làm các thời kỳ chính: giai đoạn tiền tự trị tương ứng với thời kỳ cơng xã nơng thơn; giai đoạn hình thành tổ chức/ thiết chế tự trị làng xã tương ứng với thời kỳ tiền phong kiến; giai đoạn biến đổi năng lực tự quản trong thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc và những thời kỳ tiếp sau” (Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang 2000: 100). Trong bài viết này, chúng tôi lấy cộng đổng làng - xã làm đối tượng nghiên cứu và coi đó như m ột địa bàn khảo sát để tìm hiểu sự trở lại của tinh thẩn cố kết cộng đổng làng; sự thay đổi các quan hệ xã hội của các thành viên cộng đổng làng vốn dựa trên cơ sở của sự hòa đồng, hòa hợp sang tinh thẩn hợp tác cùa các cá nhân; năng lực tự quản của cộng đổng làng trong việc bảo tổn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống xã hội hiện nay.

“Cộng đổng làng là sự hợp thành một hệ thống có gia đình cá thể, có họ hàng, có phường, hội, có xóm giáp và những mối liên kết vật chất và tinh thần như tộc ước, phường lệ, hương ước và tín ngưỡng tôn giáo, hội hè, đình đám...” (Phan Đại Dỗn 2006: 20).

Trong chỉnh thể cộng đổng làng xã Việt Nam, cộng đồng địa vực xóm ngõ là nét nổi bật nhất. Sự phân chia cộng đổng địa vực là rất khác nhau, tuy nhiên có thể tìm ra m ột mơ hình chung về mặt này, đó là: sống chung lâu đời, có chung các nền tảng kinh tế xã hội, có giá trị chuẩn mực văn hóa, có hệ thống thể chế để vận hành tổ chức trong đời sống cộng đổng, bao gồm các quy định vể luật làng, quy định vê' các hội. Sự liên kết của các hội đã góp phần ràng buộc các cư dân làng xã theo m ột định hướng luân lý, đạo đức, “tạo ra một định hướng hành vi hoạt động của cá thể và tồn thể, của gia đình và xã hội, tạo một sự thống nhất tương đối, đồng thời với sự tự điều chỉnh và ổn định” (Phan Đại Doãn 2006:21).

Mỗi thời kỳ, đặc tính cẩn có vê' tinh thần cố kết cộng đổng làng được thể hiện dưới những dạng khác nhau. Trước đây, con người có nhu cầu cố kết để tăng sức m ạnh cộng đổng. Thiên tai, khắc phục thiên tai, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, những xung động xã hội về thuế khóa, phu dịch, binh dịch... làm cho con người không thể đơn lập tổn tại và phát triển, họ phải tạo lập cộng đổng. “Tinh thẩn đoàn kết và cố kết đã gắn những người nông dân lại với nhau, gắn họ với làng xã và họ coi là như cẩu, là lẽ sổng, là tình cảm sâu sắc, một nghĩa vụ thiêng liêng” (Diệp Đình Hoa 2000: 544). Và chính sự gắn kết này tạo nên hiệu ứng: đóng kín; tự túc, tự trị, đề cao cái của minh, luật làng của mình, cái mà mình có; tạo nên một thể thống nhất; để cao vai trò của thành viên cộng đồng hơn là của cá nhân, tư cách là một thành viên cộng đổng hơn là tư cách cá nhân. Do đó, vai trị của cộng đổng làng rất to lớn, người ta thường đê' cao tính tự trị, năng lực tự quản và kết cấu chặt chẽ, và xem chúng là đặc trưng nồi bật của làng Việt. Mỗi làng khơng những có một địa vực riêng mà cịn có một luật lệ riêng, tự quản riêng... Sự đổng thuận của cộng đồng làng được thể hiện thông qua các tổ chức, luật lệ, hệ thống giá trị chuẩn mực... mà trong đó truyền thống trọng lão là một nét đặc trưng. Cơ chế điểu khiển chung cho sự vận hành các tổ chức truyền thống theo lợi ích cho cả cộng đống là hương ước - một công cụ tự trị, tự quản của thôn làng.

Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển, hội nhập trong nước và quổc tế. Cơ cấu xã hội nông thôn thay đổi căn bản, kết cấu và cơ chế vận hành cùa làng xã cổ truyền đã giải thể, tổ chức phe giáp vốn giữ vị trí nhất định trong việc tham gia lễ hội khơng cịn tồn tại, song bộ phận họ hàng và hệ tư tưởng tín ngưỡng vẫn cịn duy trì và ảnh hường sâu đậm. Tác giả Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh giá trị cố kết cộng đổng, nhu cẩu hướng về cội nguồn vẫn được thể hiện trong các lễ hội truyền thống. Trong bối cảnh xã hội đương đại, tính cộng đổng làng - xã vẫn được coi là một giá trị được người dân hướng tới. “Con người ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của m ình thì khơng vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cẩu cố kết cộng đỗng” (Ngơ Đức Thịnh 2001: 7). Tuy nhiên, hiện nay các đặc trưng của cộng đồng làng truyền thống đang có xu hướng biến đổi. “Truyền thống tình làng nghĩa xóm, trọng các giá trị cộng đổng vẫn là hạt nhân cơ bản của sự phát triển làng xã, song sự áp chế của tính đổng nhất cộng đơng, sự bằng lịng với cái nghèo khơng cịn hiệu lực như xưa nữa, xu hướng vươn tới làm giàu, chú trọng đến lợi ích vật chất là m ột giá trị xâ hội ngày càng được phổ biến hơn trong xã hội nông

106 I Khôi phục và p h á t huy truyền thống..

thôn hiện nay” (Tô Duy Hợp, Lương H ồng Quang 2000: 86). Con người có nhu câu cố kết đề phô trương thanh thế. Tập quán trọng lão vẫn được duy trì. Bẩy giờ, những đặc tính cố kết của ngày xưa đã thay đổi rất nhiểu. Điểu này được thể hiện rất rõ trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống, nơi mà ý nghĩa tuân thủ tuyệt đối các lợi ích chung cùa cộng đổng mà khơng tính tới lợi ích riêng đã khơng cịn như xưa. Động thái này đặt ra những câu hịi về thế ứng xử của người n ơ n g dân đương đại khi h ọ k h ô n ngoan “sử d ụ n g ” , “v ậ n d ụ n g ” cơ chế truyền thống sang cơ chế mới như thế nào để quản lý và tổ chức lễ hội? Cộng đổng làng đã lảm gì và làm như thế nào đối với các yếu tố truyền thống để xây dựng và cố kết cộng đồng mới trong việc bảo tổn và phát huy giá trị của di sản văn hóa?

“Với sự nổi lên trở lại cùa cơ cấu làng xã, gắn liền với sự phát triển của những “hương ước m ới” (hay quy chế làng vản hóa mới), được N hà nước chấp nhận về mặt nguyên tắc, từ đắu những năm 1990, một số thơn làng có xu hướng trở thành m ột đơn vị tự trị vể kinh tế” (Nguyễn Kim H iển 1999). Từ tự trị đến tự quản và tự quản có mức độ là năng lực hiện đại hóa. Năng lực tự quản của làng xã ngày nay vừa kế thừa truyền thống vừa đổi mới để thích nghi với thời đại (Tơ Duy Hợp, 1995: 2), nó được hình thành m ột cách tự nhiên trên cơ sở của các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của chính làng xã đó. Điểu này được thể hiện rất rõ ở làng Cổ Mễ, nơi mà đã có lúc “tính cố kết cộng đổng đã từng bị lung lay, bị chao đảo trước những “cơn lốc” của kinh tế thị trường” (Lê Hổng Lý 2008). Trong điều kiện như vậy, người dân làng Cổ Mễ đã biết phát huy sức m ạnh cộng đồng và tạo nên sự đồn kết cộng đồng thơng qua tổ chức Hội Người cao tuổi để tự quản lý, phục hổi, tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho. Những phân tích dưới đây cho thấy, trường hợp c ổ Mễ có thể được coi là m ột m ẫu nghiên cứu điển hình cùa tinh thẩn cố kết cộng đồng và năng lực tự quản cao trong bảo tổn đi sản văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong việc khối phục và phát huy truyển thống tự quản, yận dụng cơ chế truyền thống sang cơ chế mới trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Đứng ở góc độ văn hóa dân gian, chất truyền thống vẫn hiện diện ở đây trên m ột dạng khác, hình thức khác. Câu hỏi mà bài viết đặt ra là: Vậy cơ chế vận hành của cộng đồng Cổ Mễ diễn ra như thế nào để đi đến thương thảo, quyết đáp các vấn để liên quan đến lễ hội? Làm thế nào để cộng đổng giải quyết hài hịa các lợi ích trong nội bộ cộng đổng? Mối quan hệ giữa tồ chức chính quyển, m ặt trận, các đoàn thể khác và cộng đổng trong việc vận h àn h các hoạt động của di sản như thế nào? Cộng đổng Cổ Mễ đã

Khôi phục và phát huy truyền thống... I 107 quyết định di sản vàn hóa cùa họ ra sao? Trong bổi cảnh của nhà nước hiện dại, trước yêu cẩu thực tế của kinh tế, xã hội, liệu tinh thẩn cố kết cộng đổng làng Cổ Mễ thực sự có phải như vậy khơng hay là nhu cẩu tự tại của cuộc sống m ưu sinh? Tính tự quản cộng đổng cao liệu có là vấn đề, và có nên duy trì vai trị của cộng đồng khơng?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)