- Luận văn cao học của Đỗ Thu Hà, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hà Nội Luặn văn cao học của Phan Thuận Thảo, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
156 I Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lễ
tế Trời chính là người được trao “m ệnh trờ i” để cai trị dân chúng (Nguyẻn Tôn Nhan 2005: 34).
Với niêm tin ấy, các sử gia theo Nho học đã đưa ra những nhận xét thể hiện quan điểm của m ình trong các tài liệu chính thống của các triều đại Việt Nam. Phan Huy Chú coi nhà Hổ là “kẻ bội loạn” vì đoạt ngơi nhà Trẩn (Phan Huy Chú 2006, tập 1: 732). Năm 1403, khi tổ chức lễ tế Giao, Hổ Hán Thương cho phi tẩn đi theo hầu - việc bị coi là “làm nhảm cả lễ mà khinh thường cả Tròi” (Phan Huy Chú 2006, tập 1: 732). Khi dâng rượu tế, Hổ Hán Thương run tay làm rượu đổ xuống đất nên cuộc lễ bị bãi bỏ. Sự cố ấy được các nhà nho giải thích rằng: “những kẻ làm tôi tiếm loạn lấy việc tế Giao làm lễ lớn thường thường gặp tai biến bất thần thì lại phải thơi, khơng làm được trọn lễ...” (Phan Huy Chú 2006, tập 1: 733) và xem như m ột sự bất bình và trừng phạt của Trời, để rổi sau đó mấy năm, nhà Hổ sụp đổ. M ột sự kiện khác là vào năm 1572, vua Lê Anh Tông khi làm lễ tế Nam Giao đã đánh đổ lư hương nên phải đổi niên hiệu từ Chính Trị sang niên hiệu Hổng Phúc (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993: 617).
Con người xây dựng nên các trình tự nghi thức để thực hành nghi lễ với niểm tin vào sự chứng giám của thẩn linh trước lịng thành của mình. N iềm tin đã làm nên “tính thiêng” của nghi lễ và quay trở lại chi phối con người. Người xưa tin rằng thơng qua lễ tế Giao, vị trí người đứng đẩu vương triều sẽ được Trời chứng giám, vì thế ngay cả chúa T rịnh dù đã lấn quyển vua Lê nhưng cũng không dám dùng nghi lễ của vua khi đi tế thay: "... N hà vua bị đau chân, chúa đi làm lễ bái yết thay vua. Các bể tơi phị tá xin chúa theo nghi lễ như vua đích thân đi tế, nhưng chúa không theo, đặc cách sai đặt nơi dâng hương và bái vị ở sân điện Chiêu Sự, tạm là lễ tế” (Viện Quốc sử 2012: 90). Điểu này cho thấy việc tế Giao thời quân chủ là m ột trong những cơ sở cho sự nhìn nhận, đánh giá địa vị, vai trị chính thống của vị “thiên tử” theo quan điểm của Nho giáo. Trong cách nhìn này, sự thành, bại của lễ tế Giao có thể ảnh hưởng đến uy danh của đấng quân vương hay cách đánh giá vận m ệnh của m ột triểu đại. Sau khi triểu Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam sụp đổ, lễ tế Giao mất đi người thực hành nghi lễ với vai trị chính thống theo quan điểm của Nho giáo, cùng với đó là các cách biểu đạt nội dung, trình tự nghi thức và các hệ thống biểu tượng cũng khơng cịn. Trải qua nhiểu cuộc chiến tranh và nhiều biến động lịch sử, từ năm 2002, lễ tế Giao bắt đẩu được phục dựng và từ đó đến nay, vào mỗi dịp Festival H uế được tổ chức 2 năm một lần, lễ tế Giao
Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lễ... I ĩ 57
luôn được đẩu tư thực hiện, được điểu chinh liên tục trong cách thực hành nghi lễ, xây dựng kịch bản chương trinh và lựa chọn người đứng chủ lễ. Trong bổi cảnh ngày nay, khi tư tưởng Nho giáo không còn là tư tường thống trị, việc phục dựng lễ tế Giao hiện nay có cịn ý nghĩa tâm linh như dưới thời quân chù? Nếu như lễ tế Giao phục dựng hiện nay không có đẩy đủ những ý nghĩa biểu tượng như lễ tế Giao thời qn chủ thì liệu có cịn mang ảnh hưởng về tâm lý xã hội đổi với cộng đồng?