I Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 171 - 172)

- Thượng hương (lễ dâng hương) Nghinh thẩn (đón thẩn về hưởng)

174 I Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lề.

Ảnh 6: Người dân trong trang phục truyền thống vào làm lẻ sau khi các nghi thức chính kết thúc ở Viên đàn trong lễ tế Giao ngày

17/4/2014

Ảnh 7: Người dân làm lẻ ở Phương đàn trong lẻ tế Giao ngày 17/4/2014

Có thể thấy nghi lễ tế Giao ngày nay cho dù chưa hội tụ đủ những ý nghĩa biểu tượng vể hình dáng, m àu sắc, V .V ., cũng không có m úa và Thài, trình tự nghi thức đã được đơn giản hóa tối đa nhưng ờ một chừng mực nào đó khỏng vì thế mà làm giảm tác động tâm lý đối với công chúng. Điểu quan trọng hơn cả là việc tồ chức lễ tế Giao không còn là hình thức quảng diễn nhằm phục vụ

du lịch mà với sự tham gia trực tiếp cùa lãnh đạo tỉnh, với trình tự nghi thức

tập trung vào phẩn lẻ, hoạt động này đã trở thành m ột sinh hoạt văn hóa dưới hình thức nghi lễ tâm linh thuấn túy với lẻ rước bài vị từ Trai cung sang đàn tế và thực hành các nghi thức lễ tế tại đàn Nam Giao.

Lễ tể giao ở Huế: Phục dựng nghi lễ... I 175

Kết luận

Mặc dù Nho giáo xuất hiện ở Việt Nam từ cuối th ế kỷ II, đầu thế kỷ III với vai trò quan trọng của Sĩ Nhiếp, người được sử thẩn Ngô Sĩ Liên đánh giá: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm m ột nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau...” (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 1: 164) và hai chữ “mệnh trờ i” đã được nhắc đến trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ từ năm 1010 (sđd, trang đã dẫn) nhưng những nghi lễ N ho giáo ra đời sau đó rất lâu. Nếu như các nhà Nho thời quân chủ cho rằng việc làm lễ tế Giao thành công là m ột m inh chứng cho sự đống thuận của Trời đối với người được nhận “mệnh Trời” để cai trị thiên hạ và lễ tế Giao thành công cũng có nghĩa là Trời sẽ thuận theo lòng người để ban mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thì cũng không có nghĩa là những triều vua không chú trọng tế Giao sẽ không thành công

trong vai trò cai trị đất nước. Năm 1048, vua Thánh Tông mới lập đàn Xã

Tắc1, hơn 100 năm sau vua Lý A nh Tông m ới lập đàn Viên Khâu (năm 1153)2.

Các vua triểu Lý, đặc biệt các vị vua đẩu triều, đã gắn vương quyển với nghi

lễ của thân linh, nhưng là nghi lể Phật giáo, khi đích thân nhà vua “Độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo” (năm 1016), mở hội La H án ở Long Trì, đại xá thiên hạ..." (năm 1840) (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 1: 84, 97). Mặc dù vua Lý Thánh Tông cho lập đàn Xã Tắc (năm 1048) nhưng ngay năm sau cũng dựng thêm m ộ t chùa thờ Phật (chùa Diên

Hựu/Một Cột). Như vậy, mặc dù đâ có đàn Viên Khâu, đàn Xã Tắc, có tông

miếu... nhưng thời gian này Phật giáo còn th ịn h h àn h như m ột “quốc giáo” ở Việt Nam cho đến cuối thời T rần vào cuối th ế kỷ XIV và các vương triều Lý, Trần đã sử dụng nghi thức Phật giáo như những hình thức nghi lễ của

1 Về thời điểm lập đàn Xã Tắc đẩu tiên ở Việt Nam, các tài liệu có thông tin chưa thống

nhất. Tác giả (khuyết danh) của Việt sử lược chép: "Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai bảo

(năm Mậu Thìn- 968- ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng hoàng đế ở động Hoa

Lư. Rối dựng cung điện, chế triéu nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc" (Khuyết danh, Đại

Việt sử lược 1993:26), nhưng các tác giả của Đợi Việt sử ký toàn thưchì ghi: "Năm 968, vua Đinh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại có V iệ t "dời kỉnh ấp vé động Hoa Lư, bắt đẩu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triểu nghi... tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế].." (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 2:59).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 171 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)