Bối cảnh chính sách và những điều kiện làm cho tinh thần cộng đồng trở lại ở làng Cổ Mễ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 106 - 108)

III. Kết luậ np

4. Bối cảnh chính sách và những điều kiện làm cho tinh thần cộng đồng trở lại ở làng Cổ Mễ

lại ở làng Cổ Mễ

Thời kỳ Đồi mới, với thay đổi vẻ' quyển tự do tín ngưỡng, với chủ trương chính sách của Nhà nước, phong trào khỏi phục lại các đến, chùa, đình, miếu diễn ra ờ khắp nơi. Nhiều thiết chế tín ngưỡng, tơn giáo bị tàn phá trong chiến tranh đã được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ. Trong bối cảnh đó, “di tích đén Bà Chúa Kho khi đó bị xuống cấp, đồ thờ khơng cịn, bia ký, thẩn phả bị thất lạc” (Nguyễn Xuân Cẩn 1993: 1). Không gian ngơi đền rất nhỏ hẹp, chỉ có ba gian nhà nhỏ, cung Bà Chúa trống khơng. Trước tình trạng này, dân làng Cổ Mễ đã tập hợp hội người cao tuồi lại, địi hỏi các cấp chính quyển xem xét lại giá trị ngôi đền Bà Chúa Kho.

Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Và kể từ đó đến nay, ngơi đền hồn toàn do cộng đồng làng quản lý. Sở dĩ có tình trạng này là vì trước năm 1986, chính quyền và sở ban ngành ở đây khơng quan tâm đến di tích, hơn nữa “trong thời kỳ chiến tranh, lý do chính yếu là về mặt ý thức hệ, Nhà nước xem sinh hoạt lễ nghi là duy tâm, không phù hợp với hiện đại và khoa học. Nhà nước cũng xem những sinh hoạt này là sự phung phí tài vật có thể được sử dụng hữu hiệu hơn để xây dựng và phát triển củng như để hỗ trợ cho chiến tran h ” (Lương Văn Hy, Trương Huyền Chi 2010: 5). Thời kỳ này gắn với quan niệm tín ngưỡng, tơn giáo là đi liền với mê tín dị đoan. Các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo đểu bị cấm. Và đền Bà Chúa Kho cũng nằm trong tình trạng chung này. Ông Nguyễn Tấn, là người đầu tiên tham gia ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho cho biết: “Thời kỳ trước Đổi mới, ủy ban M ặt trận tổ quốc, xảy thôn, Hội Phật tử của huyện, tỉnh về phá đền Bà Chúa Kho. Về đây, người ta bốc tất cả từ bát đĩa, đổ thờ sang ủy ban, chôn hết các tượng. Riêng tượng Bà Chúa Kho phiên bản cũ thả trôi sông, sau vớt vẽ lưu tại bảo tàng tỉnh Bắc N in h ”. Do đó, khi đển Bà Chúa Kho được đón nhận bằng di tích năm 1989, người của ủ y ban nhân dân xã đã không đi, và các cụ trong làng phải cử người sang nhận bằng. Trong những

108 I Khôi phục và phát huy truyền thống..

năm 1985 - 1989, việc giữ gìn đền Bà Chúa Kho là quyết tâm của các cụ Thái, cụ Liên, cụ Nguyên, cụ Thanh, cụ Tấn và được sự đổng thuận của tất cả các cụ trong làng. Chính vì vậy mà xã Vũ Ninh đã giao cho các cụ trong làng quản lý (theo vàn bản hồ sơ quản ỉý nảm 1989 được lưu giữ tại đển).

Đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989, đúng vào thời điểm bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam mang tính đặc thù, khi mà chính sách của Nhà nước vế vai trị của tơn giáo và nghi lễ được thể hiện trong Điểu 70 của Hiến pháp năm 1992, đã thừa nhận tự do tín ngưỡng, tơn giáo... nên đển được nhiều người từ mọi nơi biết đến và có nhu cẩu tới lễ ngày càng đông. Trong những năm đẩu thời kỳ Đổi mới, đây là một trong những lễ hội lớn tại miển Bắc thu hút nhiều khách hành hương từ khắp nơi trong nước. Trong dịp lễ hội, cũng như những ngày khác trong năm, người dân nói chung vể đển để cẩu phúc, cẩu tài, cẩu lộc, cẩu bình an và xin lộc, vay tiền. Trong nhiều năm qua, đây cũng là nơi hành hương tiêu biểu của khách thập phương, một sự bùng phát vê' tâm linh khi nển kinh tế thị trường mới bắt đẩu bén rễ và phát triển ở Việt Nam. Người dân đến đây để “vay” tiền âm phủ vào đẩu năm và “trả” vào cuối năm, phản ánh một hiện tượng tín ngưỡng có nhiều mối liên hệ với thực tế cuộc sống kinh tế xã hội của người Việt (Nguyễn Thị Hiển, 2013).

Sự nổi lên của hiện tượng tín ngưỡng Bà Chúa Kho đúng vào thời kỳ bối cảnh hưng thịnh của bức tranh tín ngưỡng Việt Nam đương đại đồng hành với quá trình phục hưng kinh tế ờ Việt Nam. “Sắc thái riêng của hiện tượng tín ngưỡng này là sự gắn bó mật thiết với nền kinh tế thị trường đang hình thành, cùng với sự ra đời của m ột nhà nước hiện đại. C hính sự mở ra của một cơ chế kinh tế mới, khuyến khích sự lưu thơng hàng hóa m à đền Bà Chúa Kho đã có điếu kiện bùng phát m ạnh mẽ” (Nguyễn Kim Hiển 1999; Lê H ổng Lý 2008). Bối cảnh kinh tế xã hội mới đã mang lại cho lễ hội đền Bà Chúa Kho những chức năng mới, dẫn đến sự vận hành cùa một mơ hình quản lý mới. Đển Bà Chúa Kho ban đẩu với một tín ngưỡng mang tính hướng nội, phục vụ nhu câu của những người trong cộng đồng làng, người hành lễ ở đây chủ yếu là bà con dân làng, nhưng chỉ trong một thời gian vài nảm, hiện tượng tín ngưỡng này khơng cịn bó hẹp trong phạm vi cộng đổng truyển thống nữa mà trở thành hiện tượng của quốc gia.

Chính sự “lên ngơi” này tạo ra lợi ích to lớn từ việc thực hành tín ngưỡng ở đền và đó là bối cảnh quan trọng khiến cho tinh thẩn cộng đổng của làng Cổ Mẻ trở lại với mong muốn tối đa hóa lợi ích cho dân làng. Hiện tượng tín ngưỡng

Khơi phục và p h á t huy truyền thống... I 109

là y dã đ ẩy đ ộ n g lực kiếm lợi của bản thân cộng đ ồng tại chỏ, kích thích sự phát 'riển kinh tế xã hội cùa địa phương. Tiềm nảng sinh lợi do sỗ đông người có nhu cẩu đến lẻ đền đã khiến cho cộng đồng làng nắm bắt kịp thời cơ hội này, lỉoàn kết lại để cùng nhau quản ]ý và tồ chức lễ hội để địa phương mình trờ íhành một trung tâm tín ngưỡng phổn thịnh, mở rộng và sáng tạo một truyền ihóng thờ cúng trước đây tại đền. Trong giới hạn cùa một làng, cộng đổng Cồ

ìắé đã chia sẻ, thảo luận và thương thảo các vấn đế liên quan đến lẻ hội, cùng

nhau tự thành lập ra Hội Người cao tuổi, với một chức nảng riêng, tiêu chuẩn nhận thành viên riêng. Đây là một tổ chức có số lượng người đơng, tất cả họ li những thành viên cùa làng. Tính cố kết cộng đổng làng Cổ Mễ đã trỗi dậy \à được khôi phục qua tổ chức Hội Người cao tuổi, trong việc cùng nhau khơi [huc và duy trì hệ tư tưởng tín ngưỡng theo tập quán, theo ]ệ riêng của làng mà khơng có sự can thiệp của Nhà nước. “Điểu này xét trên góc độ tích cực, có thể tlây, chính tâm lý tự tơn cộng đổng đã góp phấn phục hồi lễ hội, giúp người cân ý thức hơn về di sản của cộng đổng mình và cổ gắng gìn giữ và phát huy rhửng di sản ấy theo cách riêng của họ”. (Bùi Hoài Sơn, 2006: 88).

Cộng đổng làng Cổ Mễ đã duy trì sự ồn định trong quan hệ làng xã được hình tiành theo tập quán từ lâu đời, khẳng định tính dộc lập, tự chủ và năng lực tự (Ịuản trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Họ coi việc quản lý và tổ chức lễ hội vừa là quyển lợi, vừa là nghĩa vụ của cộng đổng mình. Đển Bà Chúa Kho dã dem lại nguổn thu nhập đáng kể cho cộng đồng làng trong nhiều nảm qua. Lỗ \ội ở đây khơng liên quan gì đến ngân sách nhà nước, do dân làng tự đóng góp, tự thu, tự chi phí. Ngồi tiển thu nhập chính là cơng đức mà người dân góp tạ TTiánh Bà, cộng đổng làng cũng thu tiễn đỗ xe, và kinh doanh các dịch vạ tín ngưỡng: Ibán hàng mã, viết sớ, sắp lễ, cúng thuê... Động cơ cổ kết cộng dỗrg là những lợi ích mà dân làng Cổ Mễ đã thu được từ chính những hoạt độrg tại dển. Và chính yếu tố kinh tế, quyển lợi này là một động lực gắn kết cộng đổng tạo nên sức mạnh trong việc bảo tổn di sản, khiến cho cộng đổng cùrg nhau nhìn vê' m ột hướng là cố gắng chia sẻ quyển lợi trong cộng đổng, khcng để lọt quyền lợi ra ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)