TTiay đổi kinh tế xã hội và văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 46 - 49)

C a' a' J ,2 y

42 I Rảo tồn và phát huy di sản văn hỏa.

2.2. TTiay đổi kinh tế xã hội và văn hóa

Trong khoa học xã hội, hiện đại hóa (modernization) là thuật ngữ chỉ quá trình chuyển đổi từ một xã hội ‘tiền hiện đại’ hay ‘truyển thống’ sang một xã hội ‘hiện đại’ Hiện đại hóa thường gắn liền với các q trình cơng nghiệp hóa (industrialization), sự chuyển đổi trong xã hội và kinh tế từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội cơng nghiệp; đơ thị hóa (urbanization), sự phát triển của các khu đô thị; và duy lý hóa (rationaỉỉzatỉon), sự tăng cường các hành động xã hội dựa trên các toan tính có mục đích thay cho các động cơ mang tính đạo đức, cảm xúc, phong tục hay truyền thống. Thế tục hóa (secularization), sự chuyển đổi từ một xã hội gắn liền với các giá trị và thể chế tôn giáo sang các giá trị phi tôn giáo và thể chế thế tục, được coi là hệ quả của q trình hiện đại hóa và duy lý hóa.

Cơ cấu kinh tế và việc làm

Trong q trình hiện đại hóa, đời sống kinh tế của người dân ở các làng xung quanh đển Hùng có nhiều thay đổi, tác động khơng nhỏ đến vấn đề bảo tồn di sản. Sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp ở Phú Thọ đã làm thay đổi lớn vể cơ cấu kinh tế cũng như công ăn việc làm của người dân sờ tại. Quá trình h ìn h thành và mị rộng các khu cơng nghiệp đã lấy đi nhiểu quỹ đất nông nghiệp, khiến cho một bộ phận lớn dân cư ở đây phải chuyển sang các công việc phi nông nghiệp hoặc làm công nhân tại các khu công nghiệp mới xây dựng. Việc thay đổi nghề nghiệp từ làm ruộng sang làm công nhân nhà máy hoặc các ngành nghể phi nông nghiệp đã tác động đến quỹ thời gian và thái độ tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội. Lễ hội truyển thống thường được tổ chức vào ‘xuân thu nhị kỳ', khi nông nhàn, thu hút sự tham gia đẩy đủ của cộng đổng. Hiện nay, một bộ phận lớn thanh thiếu niên đi thoát ly và làm việc ở các khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Thọ như Khu Công nghiệp Tam Nông, Thụy Vân, Trung Hà khiến cho việc huy động giới trẻ tham gia trở nên khó khăn. Một mặt, họ sống xa quê hương, nên việc gắn 46 I Bảo tồn và p h á t huy di sản vãn hóa...

Bảo tổn vù phát huy di sản văn hỏa... I 47

kết giữa họ và lễ hội cũng bị suy giảm. Mặt khác, bận công việc làm ăn, họ khó bổ trí thời gian để tham gia phục vụ lễ hội. Một sổ người tham gia “cho vui” và “để được lên tivi”, một số người khác để tham gia phục vụ lễ hội phải được trả công tương đương với một ngày làm việc. Do vậy, tồ chức lễ hội phải có kinh phí, khơng chì để mua sắm lễ vật, sửa sang cờ kiệu, may trang phục mà cịn dể trả cơng cho những người tham gia theo hình thức cơng nhật. Điểu này đã gây ra khơng ít khó khăn cho các địa phương khi tồ chức, phục hổi lễ hội đển Hùng.

Giống như Phú Thọ, trong những năm gẩn đây cuộc sống của người dân Phù Đổng cũng có nhiều thay đồi về cơ cấu kinh tế, chuyển đổi công ăn việc làm. Sự thay đổi này dã có tác động đến việc bảo tổn di sản văn hóa hội Gióng. Từ cư dân nông nghiệp, người dân Phù Đổng đã có nhiểu ngành nghề khác nhau. Mặc dù hiện nay, 70% dân số vẫn làm nông nghiệp, và diện tích đất nịng nghiệp vẫn còn hơn 500 ha để trổng lúa và màu, song các hoạt động nòng nghiệp trong xã chủ yếu do người già và phụ nữ thực hiện. Chỉ có 10% thanh niên làm nghề nông, số cịn lại đi làm ở các khu cơng nghiệp hoặc thoát ly. Ngay trong làng, nhiểu ngành nghê' phi nông nghiệp như buôn bán, xây dùng, làm đổ gổ, trổng cây cảnh, bán hàng ăn uống đã xuất hiện. Tất cả sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, ngành nghể đã ảnh hường không nhỏ đến quỹ thời gian tham gia tổ chức và thực hiện lễ hội của người dân Phù Đổng. Theo ôr.g Bường, những năm gần đây, vào dịp lễ hội, chính quyển địa phương đã phải can thiệp với các cơ quan, cơ sở sản xuất và trường học xác nhận việc tham gia phục vụ lễ hội để người dân được nghỉ phép, nghỉ không lương. Sụ thay đổi vễ cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp ở Phù Đổng khơng chỉ hồn tồn tạo ra các trở ngại đối với việc tham gia tồ chức và thực hiện hội Gióng mà ở khía cạnh khác, thay đổi trong kinh tế đã tạo điểu kiện vật chất cho việc thực hành lễ hội của người dân. Ở xã Phù Đổng, việc chăn ni bị sữa, cung cấp nguyên liệu sữa tươi cho nhà máy Vinamilk trên địa bàn đã góp phẩn tăng thèm thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Thực tế cho thấy việc tham gia lễ hội ngoài điểu kiện vể thời gian, thì cũng phải có những điểu kiện kinh tế nhất định. Ví dụ, anh Banh, một chủ trang trại lợn cho biết nhờ có thu nhập từ việc chín ni lợn, gia đình anh có điểu kiện kinh tế cho con trai làm ông hiệu ha năm liền và con gái làm cơ tướng. Gia đình anh Bào và chị Liên, nhờ kinh đcanh dịch vụ xay xát gạo nên có điểu kiện kinh tế cho con gái làm cô tướng. Theo ông Băng, hiện làm ông từ đền Phù Đổng, trước đây làng có riêng 120 IYKU ruộng thu hoa lợi để tổ chức hội. Tuy nhiên số ruộng này đã bị chia toàn

bộ trong cải cách ruộng đất nảm 1955.1 Việc tồ chức hội Gióng bị ngắt quãng cho tới đầu những năm 1980, ngồi ]ý do chiến tranh cịn phần nào do những khó khăn kinh tế thời bao cấp. Bởi vậy, thay đồi kinh tế xã hội sau Đồi mới đã tác động không nhỏ đến sự phục hổi của hội Gióng.

Đối với người Lạch ở Lạc Dương, sự chuyển đổi cơ cấu cây trông từ việc trổng lúa sang cà phê, hoa và rau theo hướng thị trường, theo nhiều người trong bon, có tác động lớn đến các thực hành và trình diễn văn hóa cổng chiêng cũng như nhiều loại hình văn hóa dân gian khác. Từ đẩu những năm 2000, việc đẵu tư cho sản xuất nông nghiệp và chuyển đồi cơ cấu cây trổng ở Lạc Dương được chú trọng đẩy mạnh, với vốn đẩu tư hơn 3,5 tỉ đồng, Với sự hỗ trợ vốn và kỹ thuật cùa nhà nước, nhiều hộ nông dân đã bỏ mơ hình canh tác nương rẫỵ truyền thống để chuyển sang trổng cà phê, sản xuất rau và hoa, có hộ có thu nhập hàng năm trên dưới 150 triệu đồng. Sự chuyển đổi mơ hình kinh tế đã làm tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình người Lạch nhưng đổng thời lại hạn chế những cơ hội để cho họ thực hành vản hóa truyền thống. Bởi vì, giống với quan sát của một số nghiên cứu khác tại Tây Nguyên (Salemink 2011: 208), khi người dân có tiền, “họ nhanh chóng xầy nhà hiện đại, mua xe máy Honda, video. Trong bối cảnh như vậy, lớp trẻ sẽ có ít dịp để tiếp xúc và thực hành văn hóa truyền thống”.

Trước đây, người Lạch có bốn nghi lễ nơng nghiệp quan trọng liên quan đến chu kỳ phát triển của cây lúa là khi gieo lúa, khi lúa trổ bông, khi thu hoạch lúa và cho lúa vào kho. Mỗi nghi lễ đểu có tổ chức cúng tế, ăn uống, đánh cồng chiêng và múa hát. Do người dân quan niệm “chỉ cây lúa là có thẩn và vì vậy phải cúng, cịn cây cà phê thì khơng... chỉ có chúa Giêsu. Thu hoạch cà phê không cẩn phải làm nghi lễ”. Việc chuyển đổi cây trổng này, vì vậy, đã làm mất hồn tồn các nghi lễ nơng nghiệp của cộng đổng. Việc biến mất các nghi lễ nông nghiệp cũng làm cho môi trường diễn xướng, thực hành và truyền dạy cồng chiêng bị suy giảm.

Do đặc thù của cổng chiêng không theo hệ thống nhạc phồ, thang bậc, cung nốt như hệ thống nhạc phương Tây, nên người dân học bằng cách truyền khẩu, truyền ngón trong mơi trường diễn xướng. Học một bài chiêng, theo ông Bak, phải “mất sáu tháng đến một nảm”. Không những thế, học chiêng là phải biết nghe. “Cứ nghe, nghe miết, nghe mà minh thấm, thấm trong đầu của mình, 48 I Bảo tồn và phát huy di sản vân hóa...

lúc đấy thì mình tập... Khi mình tập rỗi, thì mỗi cái chiêng là mỗi nốt, cho nên là mình phải nghe trong cái đầu mình”. Vì vậy, sự suy giảm của môi trường diễn xướng truyền thống, nghi lễ, có ảnh hưởng lớn đến thực hành và truyển dạy cổng chiêng.

Đơ thị hóa và quy hoạch

Trong q trình hiện đại hóa, yếu tố đơ thị hóa cũng như vấn đê' quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn di sản. Sau năm 1975, khi tháp Bà được đặt dưới sự quản ]ý của nhà nước, 114 hộ dân sống quanh tháp trên đồi Cù Lao đã được giải tòa và cấp đất tái định cư. Di sản đã được xây dựng hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, cũng như nhiều di sản văn hóa khác, vấn đề quy hoạch tổng thể ờ tháp Bà chưa đáp ứng được với q trình đơ thị hóa nhanh chóng hiện nay. Trong thực tế, những cơng trình xây dựng gần đây xung quanh tháp Bà như cẩu, đường, nhà cao tầng đã ảnh hường không nhỏ đến không gian của tháp. Mặc dù tháp Bà nằm trên đổi cao nhưng vì khơng có quy hoạch cho tồn khu vực, mà chỉ tập trung vào đổi Cù Lao, theo ông Bích, cán bộ TTQL, khu dân cư xung quanh với các tòa nhà cao tầng đã khiến cho khu di tích tháp Bà hiện nay khơng thề nhìn thấy được khi đi từ thành phố Nha Trang đến như trước đây. Thêm vào đó, quy hoạch xây dựng xung quanh khu vực tháp Bà khơng hài hịa với kiến trúc tháp Chăm, như đánh giá của ơng Bích thì các cơng trình kiến trúc mới xây dựng như cầu, nhà cao tầng khơng sâu sắc, hài hịa lắm với đúng ý nghĩa cùa di sản văn hóa Chăm vể cả về màu sắc và kiến trúc.1

Ở phạm vi rộng hơn, quy hoạch đô thị ở Nha Trang mới chỉ chú trọng tới phát triển hạ tầng dịch vụ, mà chưa quan tâm đến bảo ton di sản văn hóa. Di sản văn hóa chỉ có giá trị bảo tổn khi đem lại lợi ích kinh tế, phục vụ du lịch. Nếu không đáp ứng được các tiêu chí này sẽ bị giải toả để nhường chỗ cho khách sạn, siêu thị. Bằng chứng của tư duy này là sự biến mất của nhà Yersin, thư viện, và sắp tới là bảo tàng tỉnh trên đường Trần Phú, Nha Trang. Trong khi đó, một cán bộ Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà cho biết: “Ỷ kiến của các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa trong q trình quy hoạch hẩu như khơng có trọng lượng”.2

Đối với hội Gióng ở Phù Đồng, việc xây dựng cầu Phù Đồng và đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn không chỉ tạo điển kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong khu vực mà còn khiến cho việc đi đến đển Phù Đổng và tham dự lễ

Bảo tổn và phát huy di sản vãn hỏa... I 49

1 Phỏng vấn ngày 11/7/2011 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)