Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 144 - 152)

- Luận văn cao học của Đỗ Thu Hà, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Hà Nội Luặn văn cao học của Phan Thuận Thảo, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Những vấn đề đặt ra

Cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Nhã nhạc khơng “nhất thành bất biến” mà thay đổi theo sự tác động của chủ thể, đối tượng, môi trường, thời gian... dung dưỡng nó (Đặng Văn Bài 2007). Sự biến đồi là tất yếu

Nhã nhạc tro n ẹb ố i cảnh mới... I 147

trong m ột chức năng mới, bối cảnh mới, tuy nhiên chúng ta cũng phải chú trọng bảo tồn những đặc trưng riêng có của một loại hình âm nhạc di sản đã được quốc gia và cộng đổng quốc tế công nhận và tôn vinh.

Ngày nay, khi Nhã nhạc đa phán được trinh diễn trong môi trường thế tục với tư cách là một loại hình di sản văn hóa, chúng ta cân giới thiệu những nét đặc trưng của nó đến với người xem. Khơng nên xem Nhã nhạc là một sản phẩm để câu khách, nghĩa là không thể chiều theo thị hiếu của khán giả. Nhà nước vốn xem Nhã nhạc là một di sản văn hóa hơn là một sản phẩm du lịch nên đã và đang đẩu tư nhiều công sức, tiền cùa để bảo tổn nó, vì vậy, sự tổn tại của Nhã nhạc không tùy thuộc vào thị hiếu và túi tiền của các “thượng đế”. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý và những người thực hành di sản hoạt động m ột cách hiệu quả trong công tác bảo tổn. Nhã nhạc cẩn có cách giới thiệu phù hợp vừa thể hiện được nét đặc trưng của nó, vừa đáp ứng được nhu cẩu tìm hiểu văn hóa của người xem. Khơng như các buổi diễn hịa nhạc khác, với m ột loại hình âm nhạc di sản, chúng ta cẩn làm thế nào để người xem “hiểu” bằng lý trí thì mới “cảm” được bằng trái tim 1.

Xem bảng thống kê (bảng 2), có thể thấy Nhã nhạc nói riêng và nghệ thuật biểu diễn cung đình H uế nói chung nhận được đấu tư của nhà nước ngày càng lớn, nhưng số lượng suất diẻn và doanh thu có xu hướng giảm. Điểu này đặt ra câu hỏi cho những nhà quản lý: Phải chăng sự quan tâm của du khách đối với Nhã nhạc đã suy giảm?

Trong q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy bên cạnh nguyên nhân suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến ngành du lịch vẫn cịn có điểu bất cập trong công tác quản lý, tồ chức biểu diễn. Nhiễu người được phỏng vấn, nhất là du khách nước

■I Lâu naỵ vẫn tồn tại một quan niệm thơng thường rằng nghệ thuật nói chung và âm

nhạc nói riêng đến với người thưởng thức thơng qua con đường cảm nhận bằng trái tim. Nhưng theo tôi, với các loại hình âm nhạc mà người xem mới lẩn đẩu tiếp cặn, khán giả không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nó nếu khơng có những kiến thức cơ bản về nó. Đã cỏ người phương Tây đưa ra những nhận xét đẩy mỉa mai, khinh rẻ với nghệ thuật Tuồng Việt Nam (Juỉes Lem aitre/leThéâtre annamite", trích từTuẩn lý Huỳnh Khắc Dụng 1970, Hát Bội, Théâtre Traditionnel du Viet-Nom, Saigon: Kim lai Ấn quán, 243 - 245); ngược lại, đa số người dân phương Đông không đủ kiên nhẵn để nghe hết một bản nhạc giao hưởng mà người phương Tây cho là đỉnh cao của nghệ thuật. Vì thế, phải cung cấp cho khán giả các thơng tin cần thiết thì họ mới cảm nhận được cái hay của nghệ thuật. Phỏng vấn ông Gilbert VVarant, du khách Pháp, ngày 28/8/2012.

ngồi, có rất ít hoặc khơng có thơng tin gì về Nhã nhạc và các buổi biểu diễn định kỳ của nó. Một du khách nước ngồi nói ơng hồn tồn khơng có thơng tin gì và đến xem diễn chỉ do tình cờ ghé ngang qua vào đúng giờ diễn mà thôi. Một du khách trong nước thì cho biết họ có được thơng tin vể buổi diễn thơng qua hướng dẫn viên1. Do thiếu thông tin nên số lượng khách đến xem các buổi biểu diễn thường rất ít (Khi tơi đến nhà hát Duyệt Thị Đường xem suất diễn sáng ngày 28/8/2012 chỉ có 4 khách xem, người bán vé ở đây cho biết đây là tình trạng thường xuyên). Điều này không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý của người biểu diễn và chất lượng nghệ thuật. Trình diễn trước lượng khán giả ít ỏi, ngơ ngác trước m ột nền nghệ thuật xa lạ mà sự dẫn giải sơ sài của người giới thiệu chương trình khó rút ngắn được khoảng cách giữa người biểu diễn và người thưởng thức, nhạc công không tránh khỏi tâm lý làm việc theo kiểu chiếu lệ, qua qt, chất lượng nghệ thuật củng vì thế mà ít nhiểu bị ảnh hưởng. Cũng vi thế mà mọi nỗ lực đẩy mạnh công tác biểu diễn, tăng nguổn thu đã không hiệu quả: việc tăng thêm suất diễn ở nhà hát Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức) đã phải dừng lại sau một thời gian triển khai, các suất diễn ở địa điểm chính là nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội) cũng đã bị cắt giảm từ 4 suất/ngày còn 2 suất/ ngày kể từ tháng 8/2012. Nhìn chung, tổ chức lại cơng tác biểu diễn cho hiệu quả hơn là việc làm cẩn thiết trước mắt nhằm quảng bá giá trị đặc trưng của Nhã nhạc, đổng thời tăng nguổn thu để tái đẩu tư cho công tác bảo tốn.

Một điều cấn lưu ý là phải đảm bảo tính bền vững cho hoạt động bảo tổn và phát huy di sản. Có thể nhận thấy trong thời gian thực hiện dự án, việc bảo tổn và phát huy Nhã nhạc được thực hiện m ột cách khá toàn diện trên các lãnh vực nghiên cứu, lưu trữ, phục hổi, truyển dạy, quảng bá... Nhưng sau đó, thành quả của các dự án đã khơng được kế thừa m ột cách bền vững, m ột số mảng công việc không được tiếp tục hoặc tiếp tục không hiệu quả. N hìn chung, N hã nhạc cẩn có những con người tận tâm, tận lực, m ột chiến lược lâu dài, bền vững, có tổ chức tốt và mang tính khả thi cao để được bảo tổn và phát huy hiệu quả lâu dài trong tương lai.

Trong bối cảnh mối, khi Nhã nhạc được quốc gia và quốc tế tôn vinh, bảo tồn và phát huy một cách toàn diện, sự chuyển đổi từ chức năng nghi lễ sang thế tục đã làm biến đổi phẩn nào tính chất, đặc điểm cùa Nhã nhạc. Điểu đó mang đến cho người xem một hình ảnh ít nhiều thay đổi của Nhã nhạc trong bối cảnh mới. Những thay đổi này cẩn được nghiêm túc nhận diện một cách cụ thể để có thể 148 I Nhã nhạc trong bối cảnh mới...

Nhã nhạc trony bối cành mới... I 149

được kiểm soát, điểu chỉnh khi cần thiết, tránh sự biến tướng của một loại hình âm nhạc di sản. Sự mâu thuẫn trong hai chiểu hướng bảo tổn và phát triển ván hóa truyển thống (dù từ sự vận động của các yếu tố nội sinh hay sự tác động của các yếu tố ngoại sinh) vẫn có thể được giải quyết một cách tổt đẹp nếu chúng ta có được nhận thức đúng đắn, thái độ tôn trọng cần thiết và hành động rõ ràng, hiệu quả trong ứng xử với các dạng thức văn hóa truyền thống như Nhã nhạc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh Sơn, “Lẻ tế Giao sẽ khơng cịn vua giả”, http://danviet.vn, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2012.

Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tỗn văn hóa phi vật thể từ góc nhìn tồn cấu hóa”, http:// www.dch.gov.vn, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.

Lê Đình Phúc (2010), "Nhã nhạc cung đình Huế với việc phát triển du lịch”, Huế Xưa

& Nay, số 101, Huế, tr. 66 - 72.

Nguvễn Đình Sáng (1999), Khảo sát nhạc lễ cung đình Huế, Luận văn đại học, Đại học Nghệ thuật Huế.

Nhã nhạc cung đình Huế, đĩa CD, hãng phim Phương Nam, Tp. Hổ Chí Minh.

Nhiểu tác giả (2002), Ám nhạc cung đình Huế, Kỷ yếu hội thảo, Trung tâm Bảo tổn di tích cố đơ Huế, ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Huế. Nội các triểu Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

Nội các triều Nguyễn (1868), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 99, bản chữ Hán. Phan Thuận An (2002), “Lẻ hội cung đình triéu Nguyễn nhìn từ góc độ văn hóa và du lịch ngày nay”, Thông tin Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế, tháng 5/2002, Huế,

tr. 4 -7 .

Phan Thuận Thảo (1999), “Nhạc lẻ cung đình Việt Nam ở Huế”, Huế Xưa & Nay> số 33/1999, Huế, tr. 65-67

Phan Thuận Thảo (2007), “Nhạc chương triều Nguyễn”, Thông báo khoa học, Viện

Âm nhạc, só 22, Hà Nội, tr. 35 - 42.

Phan Thuận Thảo (2008), “Trang phục nhạc công Nhã nhạc”, Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (68)/2008, Huế, tr. 28 - 35.

Phan Thuận Thảo (2010), “Té Giao xưa và nay”, Vân hóa Nghệ thuật, số 318, Hà Nội, tr. M - 19.

Phan ì huân Thào (2011), Xác định lại hệ thống dàn nhạc và nhạc mục Nhả nhạc Huế, luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Phùng Phu (2008), “Một số hoạt động và kết quả cùa dự án thực hiện kế hoạch hành

động quổc gia bảo tổn N hã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam giai đoạn 2005 -

2008”, Thông tin Trung tâm Bảo tỗn di tích cố đơ Huế, Huế, tr. 4 - 22.

Tơ Ngọc Thanh (1999), Tư liệu Ảm nhạc cung đình Việt Nam, Nxb. Ảm nhạc và Viện Âm nhạc xb, Hà Nội.

Trương Ngọc Thắng, Trần Kích, Trần Thảo (1998), Tài liệu giảng dạy và học tập dành

cho lớp Đại học Nhã nhạc, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Huế.

Văn Minh Hương (2003), Gagaku và Nhã nhạc, Nxb. Thanh niên, Tp. Hổ Chí Minh. Vĩnh Phúc (2010), Nhã nhạc triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

Website của Nhà hát Nghệ thuật truyển thống cung đình Huế, http://www.nhanhac. com.vn/dault.asp, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.

Yamaguti Osamu (1997), “Transcontextualisation and stylistic changes of the East Asian court music” [Sự chuyển cảnh và những thay đồi vê' phong cách của âm nhạc cung đình Đơng Á], Kỷ yếu Hội thảo âm nhạc quốc tế lần thứ 2 vể Âm nhạc châu Á:

Aak - Yayue - Gagaku - Nha Nhac, Trung tâm Quốc gia vể nghệ thuật biểu diễn Truyền

thống Hàn Quốc tổ chức tại Seoul, ngày 15 -16 tháng 5 năm 1997, tr. 143 - 156. 150 I Nhà nhạc trong bối cành mới...

X Ỉ Ĩ I Ì n h ụ c t n u i g bơi ũ ì n í i ììiỏị. . ị ỉ 5> ỉ

Ảnh 2: Dàn Tiều nhạc biểu diễn tại nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đường, Huế (Ảnh: Phan Thuận Thào, 2010)

Ảnh 3: Diễn tấu Nhã nhạc với cơ cấu dàn nhạc theo lối tổ, bộ - ảnh hưởng của dàn nhạc giao hưởng phương Tây (Ảnh: Đồn Cơng Phước, 2012)

Nhả I i l h i i Ịroni* bơi ũìiỉh moi.

Ảnh 4: Áo lính - hiện vật gốc tại Bảo tàng cổ vật Huế (Ảnh: Phan Thuận Thảo, 2008)

Anh 5: Dàn Đại nhạc trong Ngự đạo lẻ tế Giao trước năm 1945 (Ảnh: Internet)

Nhã lìlhìi trong bơi cảnh mời... I 153

Ảnh 7: Múa Bát dật (Võ) tại đàn Nam Giao, Huế (Ảnh: B.A.V.H., 1915)

Ânh 8: Biểu diễn Đại nhạc tại nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đường, Huế (Ảnh: Phan Thuận Thảo, 2010)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 144 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)