I Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 171 - 175)

- Thượng hương (lễ dâng hương) Nghinh thẩn (đón thẩn về hưởng)

174 I Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lề.

Ảnh 6: Người dân trong trang phục truyền thống vào làm lẻ sau khi các nghi thức chính kết thúc ở Viên đàn trong lễ tế Giao ngày

17/4/2014

Ảnh 7: Người dân làm lẻ ở Phương đàn trong lẻ tế Giao ngày 17/4/2014

Có thể thấy nghi lễ tế Giao ngày nay cho dù chưa hội tụ đủ những ý nghĩa biểu tượng vể hình dáng, m àu sắc, V .V ., cũng khơng có m úa và Thài, trình tự nghi thức đã được đơn giản hóa tối đa nhưng ờ một chừng mực nào đó khỏng vì thế mà làm giảm tác động tâm lý đối với công chúng. Điểu quan trọng hơn cả là việc tồ chức lễ tế Giao khơng cịn là hình thức quảng diễn nhằm phục vụ

du lịch mà với sự tham gia trực tiếp cùa lãnh đạo tỉnh, với trình tự nghi thức

tập trung vào phẩn lẻ, hoạt động này đã trở thành m ột sinh hoạt văn hóa dưới hình thức nghi lễ tâm linh thuấn túy với lẻ rước bài vị từ Trai cung sang đàn tế và thực hành các nghi thức lễ tế tại đàn Nam Giao.

Lễ tể giao ở Huế: Phục dựng nghi lễ... I 175

Kết luận

Mặc dù Nho giáo xuất hiện ở Việt Nam từ cuối th ế kỷ II, đầu thế kỷ III với vai trò quan trọng của Sĩ Nhiếp, người được sử thẩn Ngô Sĩ Liên đánh giá: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm m ột nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau...” (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 1: 164) và hai chữ “mệnh trờ i” đã được nhắc đến trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ từ năm 1010

(sđd, trang đã dẫn) nhưng những nghi lễ N ho giáo ra đời sau đó rất lâu. Nếu như các nhà Nho thời quân chủ cho rằng việc làm lễ tế Giao thành công là m ột m inh chứng cho sự đống thuận của Trời đối với người được nhận “mệnh Trời” để cai trị thiên hạ và lễ tế Giao thành công cũng có nghĩa là Trời sẽ thuận theo lịng người để ban mưa thuận gió hịa, quốc thái dân an, thì cũng khơng có nghĩa là những triều vua không chú trọng tế Giao sẽ không thành cơng

trong vai trị cai trị đất nước. Năm 1048, vua Lý Thánh Tông mới lập đàn Xã

Tắc1, hơn 100 năm sau vua Lý A nh Tông m ới lập đàn Viên Khâu (năm 1153)2.

Các vua triểu Lý, đặc biệt các vị vua đẩu triều, đã gắn vương quyển với nghi

lễ của thân linh, nhưng là nghi lể Phật giáo, khi đích thân nhà vua “Độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo” (năm 1016), mở hội La H án ở Long Trì, đại xá thiên hạ..." (năm 1840) (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 1: 84, 97). Mặc dù vua Lý Thánh Tông cho lập đàn Xã Tắc (năm 1048) nhưng ngay năm sau cũng dựng thêm m ộ t chùa thờ Phật (chùa Diên

Hựu/Một Cột). Như vậy, mặc dù đâ có đàn Viên Khâu, đàn Xã Tắc, có tơng

miếu... nhưng thời gian này Phật giáo còn th ịn h h àn h như m ột “quốc giáo” ở Việt Nam cho đến cuối thời T rần vào cuối th ế kỷ XIV và các vương triều Lý, Trần đã sử dụng nghi thức Phật giáo như những hình thức nghi lễ của

1 Về thời điểm lập đàn Xã Tắc đẩu tiên ở Việt Nam, các tài liệu có thơng tin chưa thống

nhất. Tác giả (khuyết danh) của Việt sử lược chép: "Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai bảo (năm Mậu Thìn- 968- ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rối dựng cung điện, chế triéu nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc" (Khuyết danh, Đại

Việt sử lược 1993:26), nhưng các tác giả của Đợi Việt sử ký tồn thưchì ghi: "Năm 968, vua

Đinh lên ngơi, đặt quốc hiệu là Đại có V iệ t "dời kỉnh ấp vé động Hoa Lư, bắt đẩu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triểu nghi... tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế].." (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1993, tập 2:59).

2 Trong hai nãm liên tiếp (1137,1138), nhà Lý sai quan đến Vu Đàn để làm lẻ cầu mưa (Ngơ Sĩ Liên, Đợi Việt sử ký tồn thư, Bản kỷ (chế bản điện tử), quyển 3:133,142). Sĩ Liên, Đợi Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ (chế bản điện tử), quyển 3:133,142).

quyền lực nhiếu hơn là các nghi lễ đại tự của Nho giáo để làm công cụ chủ đạo trong việc cai trị về mặt tinh thần. Các triều đại này và dân chúng của họ

vẫn giữ được uy danh của đấng quân vương và vận m ệnh của triểu đại mà

không quá phụ thuộc hay trông chờ vào sự thông linh với Trời thông qua hình thức tế Giao, chưa nói đến việc trải qua thời gian, hình thức của lễ tế Giao thời Lý không giống với lễ tế Giao thời Lê hoặc thời Nguyễn. Sự tổn tại của các vương triều này cũng khơng phải vì sao nhãng việc tế Trời mà ngắn

hơn sự tổn tại của triều Nguyễn (1802-1945). Triếu Lý kéo dài 216 năm tính

từ thời Lý Thái Tổ (1009-1028) đến Lý Chiêu Hoàng (1224-1225). Triểu Trẩn kéo dài 175 năm tính từ thời Trần Thái Tông (1225-1232) đến Trần Thiếu

Đế (1398-1400). Mãi cho đến đời Lê, việc tế Giao m ới trở nên quy củ và đến

thời Nguyễn (đặc biệt là dưới triểu vua Minh Mạng) việc tế Giao được điển

chế hóa đến mức cao nhất. Vai trị chủ tể của vua - người được N ho giáo coi

là “thiên tử” thay trời trị dần cũng có lúc chỉ là “bù nhìn”, như m ột học giả đã nhận xét: “Mặc dù được coi là “Thiên tử” nhưng vua Việt Nam khơng có

vị trí tương đương. Các vua V iệt N am là cẩn thiết đối với sự tổn tại của đất

nước, nhưng họ không phải là đất nước. Điểm này có thể được làm rõ hơn khi ta lưu ý rằng người Việt Nam có thể chấp nhận một tình trạng mà hơn 100 năm trong suốt thế kỷ 17 và 18 vua của họ khơng hơn gì một kẻ bù nhìn, một con rối nghe theo cái vẫy tay và tín hiệu của một trong những dịng họ

lớn” (Osborne 1997: 41-42). Như vậy, lễ tế Giao và tính đại diện của nghi lễ này đối với quyển lực chỉ là một cách để chính thống hóa vai trị của một cá

nhân hay một triều đại trong lịch sử dưới lăng kính của Nho giáo và trong

một giai đoạn nhất định. Điểu này có thể bị thay đổi tùy theo những bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau. Tính đại diện này có thể mất đi nếu N ho giáo khơng cịn là hệ tư tưởng chi phối, nhưng ý nghĩa tâm linh của một hoạt động tín ngưỡng thì vẫn cịn.

Như trên đã nói, “tính thiêng” của một nghi lễ trước hết được tạo ra bởi chính niểm tin của con người. Chính những tác động vể mặt tâm lý xã hội của nghi

lễ đã đem lại cho con người niểm tin vào “tính thiêng”, như GS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: “cơ sở của mọi tôn giáo, túi ngưỡng là niêm tin của con người

vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niểm tin, sự ngxíỡng vọng vào “cái thiêng” (Ngô Đức Thịnh 2012: 9).

Tùy theo hồn cảnh chính trị, kinh tế và xã hội, nghi lễ có thể ít nhiểu mang ý nghĩa biểu tượng vể mặt triết lý thể hiện thông qua ngôn ngữ riêng của nghi lễ vê' hình thức, màu sắc, sắp xếp phương hướng, v.v. Đặc biệt, nghi lễ tế Giao

thời quân chủ với những điển chế nghiêm ngặt đã sử dụng ngôn ngữ cùa ý nghĩa biểu tượng để thể hiện sự cách biệt mang tính phân biệt đẳng cấp giữa cung đình và dân gian cũng như thể hiện tính quyền lực thơng qua việc chú trọng vai trò của người chủ tế. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là chỉ có tính biểu tượng mới đem lại ý nghĩa tâm linh cho nghi lễ. Việc một nghi ]ễ mang tính truyền thổng của Nho giáo như lẻ tế Giao được duy trì và phục dựng trong bối cảnh hiện nay tuy khơng có vua làm chủ tế theo quan điểm “thiên m ệnh”, khơng có những vật đựng và lễ phẩm đặc biệt với hình dáng hoặc m àu sắc đặc trưng mang ý nghĩa biểu tượng như dưới thời quân chù nhưng vẫn nhận được sự quan tâm và niềm tin của cộng đổng, cho dù chỉ là một bộ phận, đã cho thây: bằng sự tác động vê' mặt tâm lý trước nhu cầu về một cuộc sống bình yên, no ấm, m ột nghi lễ được phục dựng để quảng diễn đã dẩn dần có được ý nghĩa vể mặt tâm linh, tác động đến tâm lý xã hội của cộng đổng, như Kertzer đã nhận xét: “quyển lực của nghi lễ, xuất phát không chỉ từ ma trận xã hội mà còn từ nển tảng tâm lý. Thực ra, đây là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau khơng thể tách rời. Sự tham gia vào nghi lễ liên quan đến sự kích thích về m ặt sinh lý, khuấy động cảm xúc; nghi lễ tác động thông qua các giác quan để hình thành nên cảm giác của chúng ta vể thực tại và hiểu biết vê' thế giới xung quanh chúng ta” (Kertzer, 1988: 10).

Trong số các hoạt động văn hóa gắn với các triều đại quân chủ Việt Nam còn tổn tại và được bảo lưu cho đến ngày nay, ngoài nghi lễ tế Miếu hiện nay đang được Nguyễn Phúc tộc tiếp tục duy trì và thực hành tại các tơn miếu hồng gia ở Huế, nghi lễ tế Giao (và cả lễ tế Xã Tắc) là những hình thức có nhiều diêu kiện nhất để phục dựng trong không gian nghi lễ còn nguyên vẹn ở Huế. Thơng qua q trình phục dựng với xuất phát điểm tù mục tiêu quảng diễn phục vụ du lịch và giới thiệu nét đặc sắc của văn hóa cung đình Huế, trải qua lám kỷ Festival, nghi lễ tế Giao ở H uế đang dẩn chuyển hướng về mặt bản chất. Mặc dù thiếu vắng những yếu tố m ang tính biểu tượng gắn với các ý nghĩa triết lý và khơng cịn m ang tính đại diện cho quyền lực hay sự hổi tưởng ánh hào quang của vương quyền, sự tham gia thực hành nghi lễ dựa trên nển :ảng tâm lý hướng thiện của người dân đã góp phẩn tái tạo niềm tin vào nghi ễ tế Giao, khiến nghi lễ này dẩn dẩn khơng cịn là nghi lễ phục dựng, mà là u ộ t hình thức tái tạo và thích ứng văn hóa trong bối cảnh mới./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)