I Khối phục và phát huy truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 113 - 120)

III. Kết luậ np

114 I Khối phục và phát huy truyền thống

củng có nhiều trường hợp bị phạt rối, nhưng m ột số người vẫn không rút kinh nghiệm.

Điểu dễ nhận thấy, tại lễ hội đển Bà Chúa Kho, sự tồn tại và phát triển của tổ chức Hội Người cao tuổi đã tính đến lợi ích của từng cá nhân trong cộng đồng làng. Điểu này đã được bổ sung điểu chỉnh so với phương thức tự quản truyền thống. Trước đây, người ta cố kết chù yếu với tư cách là một thành viên cộng đồng. Điều này thể hiện trong việc lễ, trong việc tham gia các hội rước, tham gia việc hầu hạ, tham gia cấu kết trong các tổ chức nhóm. Nhưng hiện nay, tại làng Cổ Mễ, ngoài những yếu tố trên, cộng đổng làng còn kết hợp với nhau trong việc dịch vụ như nhóm trơng xe, nhóm bn bán, nhóm an ninh trật tự... Họ phân công nhau trông giữ xe để thu tiền, nhằm đảm bảo cho khách yên tâm vé lễ đền, bảo ban nhau làm dịch vụ tại đền và cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự. Lễ hội đển Bà Chúa Kho kéo dài ba tháng (tháng 12, tháng giêng, tháng hai). Để giải quyết cơng bằng các lợi ích trong nội bộ cộng đổng, lịch trực được các cụ quy định rất cụ thể:

Mỗi thành viên phải trực 52 ngày công (ỉấy ngày công làm cán cân công bằng), mỗi ngày công là 50.000đ. Cụ thế, tháng 12 và tháng 2 mỗi tháng 15 ngày công, tháng giêng mỗi thành viên trực 22 ngày cơng. Đối vơi các tháng ngồi lễ hội bình qn chung cho tồn hội mỗi cụ 6 ngày công trực. Vẽ trực đèm: tháng 12 và tháng 2 mỗi cụ trực 5 công làm đêm, tháng giêng mỗi cụ trực 8 công làm đêm. Chế độ bổi dưỡng cho các cụ được chỉnh ỉý phù hợp theo mùa lễ hội từng năm. Trong ba tháng lễ hội nếu được ban chỉ đạo lễ hội nhất trí, thì sẽ tính cơng làm thêm giờ cho các ban: Nhà xe, An ninhy Di tích.

Có thể thấy rằng, việc quy đinh lịch trực ở đển Bà Chúa Kho không khác nào lịch trực của một phân xưởng trong nhà máy. Bởi từ lịch trực này sẽ được tính ra số ngày công và quy đổi thành tiền. Đây là một trong những nguổn thu nhập cơ bản của từng thành viên cộng đổng. Sự phân chia cụ thể này hẳn nhiên là tính đến quyền lợi cho mỗi cá nhân.

Quy định của Ban Chấp hành là tất cả các cụ trực ở vị trí nào cũng khơng được nhận q biếu của khách, nếu có thì tập hợp vào quỹ thu ngày đó. Chính nhờ quy định vê' tiền cơng đức, ngày công, phân chia bồi dưỡng công bằng... nên mọi thứ đều m inh bạch, rõ ràng, khơng có tiêu cực. Việc chi được gắn liền với quyển hạn của các ban ngành. Việc thu chi tại đền Bà Chúa Kho cũng được quy định rất chặt chẽ, có phiếu thu phiếu chi.

Ơng Nguyễn Tấn, cho biết quy định thu chi tại đến như sau: “Người trong Ban Chấp hành chỉ được chi không quá 2,000.000đ, nếu trên 2.000.000đphải thông qua tập thể. Mỗi tháng, Ban Tài chính phải thơng qua tài chính về thu chi. Các tổ chức trong làng xin hỗ trợ đều phải thông qua hết. Nhà nước về kiểm tra phải cộng nhận ở đây thu chi tài chính rất rõ ràngy minh bạch và cơng bằng. Vì thế phong trào ở đảy vững, khơng bao giờ bị chao đảo”

Để bảo vệ và giữ gìn di tích dển, Ban Quản lý di tích đã thực hiện việc quản lý dựa trên cơ sở luật bảo vệ di sản văn hóa của Nhà nước và các hướng dẫn của sở ban ngành văn hóa thơng tin các cấp. Trong bản nội quy Hội Người cao tuổi, ở chương 2, phẩn Kỷ cương ghi rõ: “Di tích làng Cổ Mễ gổm đình,

đền, chùa đã được khoanh vùng theo bản đổ có mốc giới”, nên tại Điểu 10

quy đ ịn h:“không được ai lấn chiếm đất đai, làm hư hại đến sắc phong, thẩn phả, bia đá và các cơ sở vật chất khác ờ các di tích. Những người được phân cơng trực ở vị trí nào phải có trách nhiệm trơng coi bảo vệ dì sản...”. Chương III, phần công tác an ninh, của bản nội quy quy định: “Tất cả mọi người dân trong khu Cổ Mễ đều phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ khu di tích”. Ban Quản lý đển cũng nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, cấm bán hàng dẫn khách làm ảnh hưởng đến di tích. Hết ca trực phải bàn giao có sổ trực cho ca sau. Việc quy định vi phạm kinh tế rất kỷ cương, nghiêm ngặt này nhằm giúp cho các thành viên trong cộng đổng có ý thức và trách nhiệm hơn đối với di sản, đề rồi di sản là phương tiện đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Theo lời giới thiệu của ông Nguyễn Văn Đại, thành viên Ban Quản lý đền:

Ngày nay, người ta đi lễ đền rất đông, nhất là những ngày như đẩu năm đây. Để chuẩn bị cho ba tháng đón khách vể lễ đền (tức tháng 12 của năm củ là tháng “trả lễ”, lễ tạ Bà Chúa Kho; tháng giêng, tháng hai của năm mới là tháng xin lộc, câu an), gân 600 cụ trên địa bàn đều tham gia với tư cách là thành viên Ban Chấp hành. Chúng tơi ở đây rất đồn kết, tổ chức chặt chẽ và đứng ra tự quản.

Tinh thẩn cố kết cộng đổng và tính tự quản cao được duy trì nhiểu năm nay bời nó liên quan đến quyển lợi của người dân nơi đây. Tính chất tự quản cao cùa cộng đồng làng c ổ Mễ được thể hiện trong tất cả các hoạt động của việc tổ chức và quản lý lễ hội, đó là: trong việc thành lập Ban Chấp hành hai giới (hay còn gọi là Hội Người cao tuổi), thành lập các ban phụ trách trực tiếp, họp đại hội hàng năm để tổng kết, bình bẩu và xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm tới; trong việc thực hành lễ hội; trong việc quản lý các nguồn thu, chi; trong

116 I Khối phục và p h á t huy truyền thống..

việc trùng tu, tơn tạo di tích; trong việc bảo vệ cảnh quan mơi trường, giữ gìn an ninh xã hội... Mọi việc ảnh hưởng đến quyển lợi của người dân trên địa bàn đéu nhận lại thái độ phản ứng gay gắt. Hệ thống này duy trì nhiều năm, rất chặt chẽ và khơng có sự can thiệp của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, từ khi lễ hội Bà Chúa Kho “bùng phát” đến nay, vai trị của chính quyển rất mờ nhạt. Chính quyền chủ yếu hỗ trợ vể m ặt tinh thân, hỗ trợ an ninh, giao thông... Lý do đứng đằng sau của mơ hình này là do xuất phát từ truyén thống của làng, và từ bối cảnh chính sách văn hóa, kinh té, chính trị của Nhà nước trong thời kỳ Đổi mới. Khi để cập đến vai trò của Nhà nước, một thành viên trong Ban Quản lý di tích cho biết: “Từ khi xâỵ dựng đến nay xã không ủng hộ, nhưng về chủ trương thì ủng hộ, bởi chúng tơi ln báo cáo. Khi xảy dựng, khánh thành các ơng ấy đều có m ặt, là đứng ra đại diện cho. Cịn chúng tơi phải lo tất cả các mặt. Về còng tác nhiệm vụ các ơng ấy phải đứng ra thơi. Ví dụ, chúng tôi yêu cấu về an ninh thì các ống ấy phải giúp thôi”.

Ổng Trân, Trưởng ban Xây dựng năm 2013 cho biết thêm: Sở và Phịng Vãn hóa củng rất tốt. Nếu có đồn từ Trung ương vẽ thì Sở và Phịng Vãn hóa củng rất nhiệt tình. Phường thường hỗ trổ về giao thông. Do lễ hội đông, dẫn đễn giao thông bị ách tắc. Vì vậy an ninh họ quyết tâm, họ cử cơng an tỉnh, công an phường, cơng an phịng chảy chữa cháy về giám sát hoạt động lễ hội.

Vê kinh phí, Nhà nước cũng khơng phải hổ trợ gì cho đển. Còn những vấn để

liên quan đến kinh tế, thu chi tại đền hoàn toàn là do cộng đổng quản lý... Dân làng Cổ Mễ đã đóng cửa» đóng kín, để thu, để vun vén cho Cổ Mễ. H ọ tự quản, tự thu chi, không nhận đến hổ trợ của Nhà nước.

Nhận xét thêm về vai trò, và sự hỗ trợ của chính quyển, m ột thành viên khác trong Ban Quản lý di tích cho biết: Chính quyển chủ yếu là hỗ trợ vé’ tinh thăn, đến nay vễ kinh phí vẫn khơng hỗ trợ đổng nào. Tất cả làm đường xá đều do các cụ bỏ ra, mà danh nghĩa vẫn là Nhà nước làm, trong khi đó phường đứng lên làm trưởng ban. Đường điện của làng này là toàn bộ do các cụ bỏ tiền.

Có thể thấy, với cơ chế điểu hành rõ ràng, quản lý về nhân sự chặt chẽ, quyển lợi thỏa đáng được quy định trong bản nội quy của Hội Người cao tuồi đã khuyến khích cộng đồng làng tích cực trong cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội, đem lại nguổn thu ổn định cho họ. ít nhất họ cũng cân đổi được khoản kinh phí mà họ chi cho tổ chức hội (từ các nguổn: thu từ tiền công đức, tiền giọt

Khôi phục và phát huy truyền thống... I 117

dẩu, thu phí xe máy, xe ơ tơ, các dịch vụ kinh doanh...). Qua đó ý thức bảo tồn di tích và tham gia lễ hội của cộng đổng được nâng cao hơn. Có thể nói, cộng đổng Cồ Mễ là những người quyết định việc bảo tổn và phát huy các giá trị của di sản lễ hội Bà Chúa Kho.

Khôi phục, mở rộng khơng gian tín ngưỡng

Nhận thức được tẩm quan trọng của việc khôi phục, trùng tu và mở rộng khơng gian tín ngưỡng chính là hoạt động nhằm góp phần bảo tổn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, nên sau khi được Nhà nước ra quyết định công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa, với sự hảo tâm cơng đức cùa những người đi lễ, nhân dân làng Cổ Mễ đã tiến hành việc tu bổ, phục dựng lại các cơng trình của đền Bà Chúa Kho trên khu nền xưa theo quyết định số 86-QĐ- VH ngày 12/11/1991 của Sở VHTT Hà Bắc. Do khơng có tài liệu nào ghi chép về điện thờ, cách bài trí và hệ thống tượng, nên việc dựng lại lớp văn hóa tín ngưỡng gốc xưa ở ngơi đển này gặp rất nhiêu khó khăn. Năm 1992, căn cứ vào dấu tích và sự chỉ dẫn cùa các cụ trong làng, nhân dân Cổ Mễ đã tiến hành tu bổ xây dựng được các cơng trình hậu cung, cung đệ nhị, cung đệ nhất, nghi mơn và một số cơng trình khác theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn Bảo tàng Hà Bắc. Việc tu dựng này tuy không theo nguyên mẫu của kiến trúc xưa, nhưng kiểu thức và kết cấu vẫn theo truyền thống dân tộc. Ngồi việc tơn tạo lại ba cơng trình chính, mua sắm các đổ thờ tự, đúc lại tượng Bà Chúa vào tháng 9 năm 1993, nhân dân cịn xây dựng thêm một số cơng trình như: nhà ban cô, nhà ban cậu, tòa cửu trùng thiên, nhà sơn trang, nhà thủ nhang, sân, nhà làm việc của ban quản lý, nhà bếp... Về quan điểm trùng tu, ông Trân, Trưởng ban Xây dựng năm 2013 cho rằng;

Trước khi trùng tu tôn tạo, chúng tôi đã nhờ đến kiến trúc sư vẽ các cơng trình tâm linh văn hóa về quy hoạch tổng thể, vẽ bản thiết kẽ\ cố gắng làm sao không làm m ất đi những giá trị gốc của di tích.

Thời điểm năm 1994 đền Bà Chúa Kho thu hút nhiều khách đến lễ bái cẩu cúng và tham quan. Phạm vi khu vực đển khi đó rất chật hẹp, nhất là khu vực sân đển, phía trước nghi môn và xung quanh đển bị giới hạn bởi nhà ở của dân và các cơ sở sản xuất của xí nghiệp Cơ khí Đáp Cẩu, xí nghiệp Mộc

xẻ... Do đó đền không thể đáp ứng nổi các nhu cẩu hành lễ và tham quan của người đi lễ, nhất là trong những dịp lễ hội, tuần tiết. Vì vậy Ban Quản lý di tích và ƯBND xã Vũ Ninh đã để nghị UBND tỉnh Hà Bắc cho phép mở rộng đất đai và mặt bằng khu vực đển, cụ thể là đã xin Sở Xây dựng Hà Bắc chuyển

118 I Khôi phục và p h á t huy truyền thống..

quyển sử dụng đất từ Nhà máy cơ khí Đáp Cẩu, Xí nghiệp Mộc xẻ cho đến. Đển được mở rộng hai bên sang hai nhà máy là xí nghiệp Cơ khí Đáp Cầu, xí nghiệp Mộc xẻ là 4000m2 đất. Việc m ở rộng này cũng gặp nhiều khó khăn bởi chỉ được UBND tỉnh Hà Bắc phê duyệt trên cơ sở thỏa thuận và đồng ý của các cơ sở sản xuất như xí nghiệp M ộc xẻ, xí nghiệp Cơ khí Đáp Cẩu, của các hộ gia đình đang sử dụng đất di tích. Thời kỳ này, các cụ đã cố gắng và nỗ lực rất nhiểu trong việc thương thảo với các hộ dân. Tuy nhiên, việc mở rộng khu vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách vào đền, tránh ùn tắc, đông thời xây dựng thêm một số cơng trình dịch vụ đáp ứng nhu cẩu của khách tới tham quan du lịch. Thời kỳ này, Ban Quản lý đền cũng liên hệ với Bộ Quốc phòng xin mua lại gần 6000m2 đất của Trường Sĩ quan công binh, bây giờ tôn tạo thành bãi để xe.

Trên cở sở việc mở rộng diện tích đất đai, Ban Quản lý di tích đã quy hoạch mặt bằng di tích đền Bà Chúa Kho và tiếp tục tiến hành tu bồ, tôn tạo lại những cơng trình như: đền trình, nghi m ơn ngồi, lát gạch đường từ cổng vào các cơng trình kế tiếp, nghi m ơn trong, gác chuông, nhà bia ghi tiểu sử và công đức Bà Chúa Kho; hệ thống tường bảo vệ, tường hoa, bể cảnh; hai nhà khách, nhà bảo vệ và làm việc của Ban Quản lý di tích; nhà bếp, nhà vệ sinh và các cơng trình phục vụ việc dừng nghi, sửa soạn đổ lễ của du khách.

Đền Bà Chúa Kho xây dựng trên sườn phía nam núi Kho. Xưa kia, núi Kho có nhiều cây xanh bao phủ. N hưng cùng với việc di tích đển bị phá hủy, cảnh quan bên ngoài và bên trong đển cũng bị xâm phạm và tàn phá. Năm 1993, UBND xã Vũ Ninh giao cho đển 2,1 ha đất trổng đổi cây, và xây nhà tưởng niệm Bác Hô trên núi Kho. N ăm 1995, Ban Quản lý di tích đã phát động nhân dân địa phương tiến hành trổng cây lấy gỗ trên núi Kho. Tổng diện tích tồn bộ khu vực đền hiện nay là 40.000m2, trong đó khn viên di tích là: S.OOOm2, bãi đỗ xe là 15.000m2, đổi cây là 20.000m2.

Về việc trùng tu và mở rộng, ông Tấn cho biết: Năm 2014 chúng tôi sẽ làm tiếp

nhà trên đỗi, bia chiến thắng gắn lịch sử củ và lịch sử mới trong đó có chiến cơng của 12 cơ gái Hà Bắc bắn rơi m áy bay Mỹ. Dự định quy mô vài tràm triệu, xảy dựng phù điêu, tượng đài, pháo 37. Chính tại địa điểm đền là nơi bắn rời máy bay, cộng với lịch sử mới là giáo dục thế hệ sau. Tiếp tục xảy và mờ rộng nhà p h á t lộc, bởi trước đây vẫn phải đưa ra nhà văn hóa. Nếu k ế hoạch mở rộng khu du lịch của Nhà nước mà lấy bãi đỗ xe của chúng tơi nữa thì phải xem xét và tính tốn lại. Chúng tơi đang dự tính, các dãy ki ốt phải đưa hết ra phía ngồiy ki ốt mái tơn phải bị đi. Nhà phát lộc mái brôximảng phải bỏ đi, cung Bà Chúa

Khôi phục và p h á t huy truyền thống... I 119

Kho căn phải năng cao. Vấn đề xày dựng phải lăỵ điểm chuẩn nóc cung Bà Chúa làm chiều cao để đổng bộ.

Các cơng trình ở đển đã từng bước được phục dựng lại, tu bồ, hoặc xây dựng thêm. Việc tu bổ và phục hổi di tích này đã được Sở VHTT Hà Bắc phê duyệt (theo QĐ số 86-QĐ-VH ngày 12/11/1991) và đã bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Điểu này hồn tồn phù hợp với Điều 34 trong Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2001/QH10 về di sản văn hóa. Cho đến nay đển Bà Chúa Kho đã trờ thành m ột khu vực khá rộng lớn và m ột quẩn thể cơng trình tín ngưỡng khá quy mơ. Việc tu sửa khơng gian tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ vào năm 1991 hoàn toàn bắt nguồn từ ý nguyện và nỗ lực của cộng đổng làng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)