Những biến đổi về phong cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 136 - 141)

Dưới thời quân chủ, chủ thể của Nhâ nhạc là triều đình, đứng đẩu là vua, giúp việc cho vua để quản lý Nhã nhạc là các nhạc quan, và người thực hiện là các “lính nhạc”. Nhã nhạc được nuôi dưỡng như m ột biểu tượng cho quyền lực chính trị cùa triều đình và hưng vong cùng với số phận của triều đại dã sản sinh và ni dưỡng nó. Nhã nhạc hướng đến các đối tượng trực tiếp là các vị thẩn linh, tồ tiên, vua chúa, đổng thời, khi là m ột biểu tượng cho uy quyền của nhà vua, nó cịn gây áp lực về tinh thần đến cả triều thần và bàn dân thiên hạ. Do vậy, có thể thấy sự uy nghiêm, tính biểu tượng là những đặc điểm cơ bản cùa Nhã nhạc trong môi trường nghi lễ.

Ngày nay, N hã nhạc chịu sự quản lý của N hà nước, cụ thể là Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế, cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và bảo tôn, phát huy các di sản thế giới là Quẩn thể Di tích H uế và N hã nhạc Huế. Trực thuộc Trung tâm này có Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình H uế là đơn vị giữ chức năng bảo tổn và phát huy âm nhạc cung đình Huế, trong đó có Nhã nhạc1. Bên cạnh đó cịn có sự tham gia của những tổ chức khác như các trường nghệ thuật, câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Huế ở các lãnh vực đào tạo, biểu diễn. Môi trường diễn xướng của Nhã nhạc giờ đây khơng cịn giới hạn trong các nghi lễ ở chốn triều đình mà đã được mở rộng ra mọi nơi: trên các sân khấu trong và ngoài nước, ở trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khơng những thế, nó cịn xuất hiện trên internet, trong các xuất bản phẩm như các băng đĩa hình và tiếng. Nhã nhạc có cơng chúng thưởng thức vơ cùng rộng rãi, họ tiếp cận với nó khơng với áp lực tinh thẩn như trước đây mà là với tâm lý nhẹ nhàng, tinh thấn cấu thị khi tìm vể với bản sắc vản hóa của dân tộc. N hững thay đổi về chủ thể và đối tượng thường thức như vừa nêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến những biến đổi vể phong cách của Nhã nhạc.

1. N hững thay đ ổi về nhạc khí và cơ cấu dàn nhạc

Khi được đưa lên sân khấu trình diễn, sự đẹp m ắt về hình thức được chú trọng bởi đó là yếu tố đẩu tiên đập vào m ắt và gây ấn tượng đối với khán 138 I N hã nhạc trong bối cảnh mới...

1 Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 nảm 2010 của UBND tinh Thừa Thiên -

Huế về việc quỵ định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tó chức của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế.

Nhã nhạc trong bối cảnh mới... I 139

giả. Do đó, một số yếu tố vế hình thức trình tấu N hã nhạc đã được thay đổi. C hẳng hạn trước đây, dàn Tiểu nhạc' vốn có 2 địch (sáo) để đỡ hơi cho nhau khi diễn tấu những đoạn nhạc dài trong các tiết lễ (xem ảnh 1). T rong các buồi diễn gần đây, dàn Tiểu nhạc trình tấu thường xuyên ờ nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đường chỉ dùng 1 cây sáo để tạo sự cân đối vé đội h ình khi trình diễn trên sân khấu (xem ảnh 2), vả lại ở đây, sáo cũng không phải diễn tấu những đoạn nhạc dài như trong môi trường nghi lễ nên khơng cẩn thiết phải có 2 cây để hỗ trợ nhau. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cơ cấu dàn nhạc cũng thay đồi theo hướng gia tăng nhạc cụ theo lối tổ bộ của âm nhạc giao hưởng phương Tây (1 loại nhạc cụ có nhiều cây) để tạo sự hùng hậu vể số lượng, sự hồnh tráng vể h ình thức cho sân khấu biểu diễn (xem ảnh 3).

Cũng do khơng cịn được dùng để biểu thị quyển uy của vương triều trong môi trường nghi lễ, dàn Đại nhạc2 củng có lúc bị cắt giảm m ột số nhạc cụ có âm thanh lớn, hùng tráng, trang trọng, tính thị uy cao như trống đại, chiêng (chuông), xập xõa, chiếc trống trung cũng có kích cỡ nhỏ hơn, tiếng ít vang hơn. Thay vào đó là một số nhạc cụ có âm lượng nhỏ, mang tính tiết tấu như trống bổng, phách tiền, lục lạc để nhấn mạnh kỹ năng trình diễn tiết tấu cùa dàn nhạc. Nhờ có hệ thống tăng âm, các nhạc cụ vẫn được nghe rõ nếu được gắn micro, nhưng không thay thế được âm thanh hùng tráng, trang trọng của các nhạc cụ bản thân chúng có âm lượng lớn như trước đây. N hư vậy, đã có sự thay đổi về cơ cấu dàn nhạc khi Nhã nhạc được trình tấu trong mơi trường thế tục và điểu đó khơng tránh khỏi làm nên những thay đổi về đặc điểm âm nhạc của N hã nhạc.

Bên cạnh đó, trang phục nhạc công cũng đã thay đổi theo hướng sân khấu hóa. Một nghiên cứu đã công bố của bản thản tôi cho thấy loại áo bằng vải bóng màu đỏ tươi viển vàng hiện nay (xem ảnh 2) là biến thể của thường phục

1 Còn gọi là bộ Nhã nhạc Đầu thời Nguyễn, dàn Nhã nhạc có 8 nhạc cụ với cơ cấu ti trúc 1

trống bản, 1 đàn tỳ bà, 1 đàn nguyệt 1 đàn nhị, 2 địch, 1 đàn tam, 1 phách tiền (Nội các triều Nguyễn 1868, quyển 99, tờ 34a). Cuối thời Nguyễn, dàn nhạc này có 10 nhạc cụ như trong ảnh 1. Xem thêm Phan Thuận Thảo 2011: 28,31,33).

2 Còn gọi ià c ồ xuy Đọi nhọc, là dàn nhạc gồm các nhạc cụ gõ và hơi có âm lượng lớn. Đầu thời Nguyễn, dàn Đại nhạc gồm có 20 trống, 8 kèn, 4 tù và bằng sừng, 4 thanh la nhỏ, 4 thời Nguyễn, dàn Đại nhạc gồm có 20 trống, 8 kèn, 4 tù và bằng sừng, 4 thanh la nhỏ, 4 thanh ỉa lớn, 2 tù và ốc biển (Nội các triều Nguyễn 1993, tập 7:115). Cuối thời Nguyễn, Đại nhạc có cơ cấu như ảnh số 2).

140 I Nhã nhạc tronọ; bổi cành mới..

nhạc công (khác với lễ phục của họ) (Phan Thuận Thảo 2008: 28 - 34). Đây chính là loại áo lính thường dùng hàng ngày mà hiện nay còn lưu lại phiên bản gốc ờ Bảo tàng Cổ vật H uế (xem ảnh 4). So sánh hai hình ảnh với nhau, có thể thấy người đời nay dùng loại áo có màu sắc sặc sờ và bóng bẩy hơn để “bắt m ắt” dưới ánh đèn sân khấu.

2. N hững thay đổi vê nhạc mục

Khi chuyển đổi chức năng từ âm nhạc nghi lễ sang âm nhạc thế tục, tính nghi lễ cũng chuyển sang tính trình diễn và vì thế, nhạc m ục của Nhã nhạc cũng được kết cấu lại. Các bài bản nặng tính nghi lẻ, nghèo nàn vê' giai điệu, vũ điệu như các nhạc chương, múa Bát dật không được đưa vào chương trình biểu diễn vì thường tạo hiệu quả sân khấu kém, dễ gây nhàm chán với khán giả. Từ khi được phục hồi vào năm 2006 đến nay, những bài bản này rất hiếm khi được trình diễn, chúng chỉ dành cho các khán giả đặc biệt là các nhà nghiên cứu mà không được đưa vào chương trình biểu diễn cho đối tượng là khán giả đại trà 1. Mặt khác, m ột số bài bản có tính trình diễn thuộc các thể loại âm nhạc có liên quan gần gũi với Nhã nhạc đã được du nhập để làm phong phú cho nhạc mục trình diễn của nó. Đó là các bài bản của nhạc m úa cung đình như Phụng Vũ, Bơng, Mã Vũ, Mang2; của nhạc lễ dân gian như Kèn Bóp, Cung Ai... Dẩn dà, những bài bản ấy mặc nhiên được xem là Nhã nhạc, được đưa vào chương trình giảng dạy (Trương Ngọc Thắng 2007), chương trình biểu diễn và được liệt kê trong danh mục các bài bản của Nhã nhạc ở các cơng trình nghiên cứu gẩn đây (Nguyễn Đình Sáng 1999: 80; Bùi Trọng Hiển 1999: 41; đĩa CD Nhã nhạc Cung đình Huế). Ở đây, cịn có thể xét đến một nguyên nhân khác là sự giao hòa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa N hã nhạc và nhạc lễ dân gian dẫn đến sự du nhập của bài bản nhạc lễ dân gian vào nhạc lễ cung đình và ngược lại.

Khi bài bản mới được du nhập, chúng đã được kết cấu lại theo kiểu liên khúc, tức là sự nối tiếp nhiều bài lại với nhau, một hình thức âm nhạc thường gặp trong Nhã nhạc khi phải diễn tấu ở những đoạn nghi lễ dài (như trường hợp

1 Xem chương trình biểu diễn trên vvebsite cùa Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung

đình Huế, http://www.nhanhac.com.vn/default.asp.

2 Trong luận văn Nhọc lễ cung đình Huế, tác giả Nguyễn Đình Sáng gọi đây là những bài có

chức năng kép, tức là vừa dùng trong nhạc lễ, vừa dùng trong nhạc múa (Nguyễn Đình Sáng 1999:106).

Nhã nhạc trong bối cảnh mới... I 141

Mười bài ngự, Năm bài Ngũ đối, Năm bài kèn). Liên khúc Bông - Mã Vũ - Mang là sự liên kết của ba bài nhạc múa cung đình có tính biểu hiện cao, lại vừa có sự thay đổi về tốc độ tạo sự hấp dẫn cho người nghe. Liên khúc có tên gọi Du xuân được liên kết bởi ba bài Mã Vũ - Kèn Bóp - Tẩu Mã, xuất hiện trên sân khấu từ sau nảm 1975 Liên khúc này vừa có sự thay đồi vể hơi nhạc, vừa có sự thay đổi vể tốc độ nên tạo được hiệu quả sân khấu cao. Vì thế, nó được trình diễn thường xuyên trong các chương trình biểu diễn Nhã nhạc hiện nay. Sự thay đổi về nhạc mục đã kéo theo sự thay đổi về phương thức hịa nhạc. Hình thức hịa tấu đặc trưng của Nhã nhạc dẩn dẩn được chuyển sang hình thức độc tấu có phẩn đệm để làm nồi bật kỹ năng diễn tấu của cá nhân nhạc công, tạo sự hấp dẫn sân khấu (Phan Thuận Thảo 2011: 63). Nếu như trong mơi trường nghi lễ, sự tổng hịa của cả dàn nhạc để tương thông với thẩn linh thông qua nghi lễ là quan trọng thì ở mơi trường thế tục, việc thu hút sự chú ý cua khán giả, tạo hiệu quả sân khấu tốt là điểu kiện tiên quyết để làm nên thành cơng cho một buổi biểu diễn. Chính vì thế, kỹ năng độc tấu điêu luyện của nhạc công được khai thác tối đa để tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn cho buổi diễn.

Cũng từ những thay đổi trong nhạc mục của Nhã nhạc, vai trò quan trọng của thanh nhạc được chuyển giao cho khí nhạc (Phan Thuận Thảo 2011: 60). Trong môi trường nghi lễ trước đây, các bài bản thanh nhạc (các nhạc chương) bao trùm hầu như từ đầu đến cuối các cuộc lễ (Xem chú thích 3), những bài bản này do đơn điệu, nặng tính nghi lễ nên được thay thế bằng các bài bản khí nhạc “ăn” sân kháu hơn. Việc “khí nhạc hóa” Nhã nhạc là một đặc điểm cẩn lưuý khi chuyển đổi sang môi trường thế tục2.

3. Một số thay đổi về tính chất âm nhạc

Đối với m ột thể loại âm nhạc bất kỳ, tính chất âm nhạc là yếu tố quan trọng mà nhạc cơng phải thể hiện bởi nó chứa đựng phân hổn (hay còn gọi là cái ‘“thắn”) của ảm nhạc. Có thể nhận thấy trong trình tấu Nhã nhạc hiện nay, nhá' là trong môi trường du lịch, tính chất âm nhạc có phẩn chưa được chú trọ rg đúng mức.

T ro ig môi trường nghi lễ với đối tượng là thẩn linh, vua chúa, nhạc công phải

1 Fhỏng vấn nghệ nhân Trần Thảo ngày 18/11/2012.

142 I Nhã nhạc trong bối cảnh mới.

giữ thái độ trang nghiêm, thành kính khi diễn tấu. Khi bước sang môi trường thế tục, trong các buổi biểu diễn bất thường kỳ, chúng tôi vẫn nhận thấy sự trang trọng được thể hiện; nhưng trong môi trường du lịch là nơi Nhã nhạc được trình diễn thường xuyên như hiện nay, có thể thấy các buổi diễn nhìn chung đáp ủng được nhu cẩu cùa khán giả1, song nếu quan sát kỹ sẽ thấy còn một số vấn để cẩn điểu chỉnh. Nghệ nhân Trẩn Thảo đã phát biểu: “Trong nghi lễ, nhạc cơng đánh nhạc với tấm lịng thành thật, vì họ cho rằng có thẩn linh chứng giám, không thể khơng nghiêm túc. Cịn trong du lịch, người ta đánh nhạc một cách vô hồn, như cái máy”2. Có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan trực tiếp dẫn đến hiện tượng này. Khách du lịch vi khơng có nhiểu thời gian nên thường m uốn xem những gì trực tiếp tác động vào giác quan, họ không đủ điểu kiện, thời gian để thắm thấu về chiểu sâu, sự tinh tế của nghệ thuật. Vì thế, nhạc cơng thường có xu hướng làm việc m ột cách khá dễ dãi mà ít để ý trau chuốt về nghệ thuật; thêm vào đó lại thiếu sự đốc thúc, chỉnh sửa m ột cách hiệu quả về chuyên m ôn nên tình trạng này đã trở nên phổ biến. Trong các cuộc biểu diễn này, tốc độ diễn tấu được đẩy quá nhanh, làm mất đi tính trang trọng của m ột loại hình âm nhạc nghi lễ. Ngoài ra, những kỹ thuật nhấn nhá tinh tế không được tập trung làm rõ3 nên không thể hiện được rõ hơi nhạc, m ột yếu tổ quan trọng làm nên tính chất âm nhạc đặc

trưng của bài bản. M ột điểu nữa rất “chối tai” với các nhà chuyên m ôn là một số bài bản bị diễn tấu sai hơi nhạc: chẳng hạn ở bài Mã Vũ, hơi Bắc có tính

chất trang trọng, vui tươi, tao nhã được chuyển thành hơi Nam ai ốn, buồn thương, âm điệu của bài bản vì thế thay đổi hẳn. Thực ra, đây là sự ảnh hưởng của âm nhạc dân gian trong q trình nhạc cơng diễn tấu ở môi trường dân gian. Sự ảnh hưởng ấy vẫn được duy trì m ột cách vô thức trong mơi trường “cung đ ình” và làm thay đổi tính chất đặc trưng của N hã nhạc là hùng tráng, trang trọng, uy nghiêm.

Như vậy, khi chuyển sang m ôi trường mới với đối tượng, chủ thể, chức năng đã đổi khác, cùng với sự tác động của các yếu tố ngoại sinh, N hã nhạc đã có một số thay đổi về nhạc khí, cơ cấu dàn nhạc, nhạc mục và tính chất, điểu đó dẫn tới những thay đồi nhất định về bản chất, phong cách của chính nó. Những thay đồi này cẩn được nhận diện và xem xét để giúp cho công tác bào

1 Qua phỏng vấn một số du khách.

2 Phỏng vấn nghệ nhân Trần Thảo ngày 18/11/2012.

Nhã nhạc trong bổi cảnh mới... I 143

tổn, phát huy m ột loại hình vàn hóa phi vật thể của nhân loại đạt được những thành quả tốt hơn.

II. Nhã nhạc trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện nayI . N h ữ n g tác đ ộn g của xã h ộ i đ ố i v ó i N h ã nhạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)