Sự phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 57 - 63)

. Đống Đàm và Soi Bia

52 I Bảo tổn và phát huy di sản vãn hóa.

2.3. Sự phát triển du lịch

Từ giữa những năm 1990, một sự thay đổi quan trọng liên quan đến công tác bào tổn di sản văn hóa ờ Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế du lịch. Sự phát triển cùa du lịch đã tạo ra một môi trường mới cho sự hồi sinh của nhiều thực hành văn hóa cổ truyền sau nhiểu năm bị lãng quên và mai một. Nguổn lợi kinh tế từ việc bán các sản phẩm văn hóa cho khách du lịch đã tĩở thành chất xúc tác cho người dân tự S Ư U tẩm và tái tạo các thực hành và

58 I Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa..

giá trị văn hóa truyền thống của họ. Các ngn lợi kinh tế thu được từ du lịch củng đóng góp một phần kinh phí đáng kể để các cơ quan quản lý vàn hóa ở địa phương tơn tạo và bảo tổn các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch cũng đem lại nhiều thách thức cho việc bảo tổn di sản văn hóa, đặc biệt là xu hướng “sáng tạo truyền thống”, bảo tồn có lựa chọn, vấn đế tính thiêng, sự biến đổi của giá trị ván hóa và xã hội của di sản, sự gia tăng của quan điểm và phương thức ‘duy vật chất’ trong khi giá trị văn hóa cùa di sản bị suy giảm...

Từ khi Đổi mới, thành phố Đà Lạt, một điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng từ thời thuộc địa, sau nhiều năm bị lãng qn do chính sách đóng cừa, do chiến tranh và do điểu kiện kinh tế khó khăn thời bao cấp, đã trờ thành một điểm tham quan của nhiểu khách du lịch nước ngoài cũng như người dân từ khắp mọi miền đất nước. Các bon của người Lạch, toạ lạc ngay chân núi Lang Biang, một địa điểm có điểu kiện tự nhiên khá đẹp và chỉ cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km cũng trở thành m ột điểm du lịch hấp dẫn trong nhiểu điểm du lịch ở Đà Lạt.

Nhu Cẩu thưởng thức âm nhạc dân tộc của khách du lịch đã tạo điểu kiện cho sự phục hổi và phát triển mạnh mẽ của văn hóa cồng chiêng, sau nhiểu nàm bị lãng quên do môi trường diễn xướng bị mai một. Theo anh Bin, một trong những người đẩu tiên của Bon Đơng tổ chức trình diễn cổng chiêng cho khách du lịch, ban đẩu, khoảng giữa những năm 1990, khi có nhu cẩu của khách (thường là do các tour du lịch đặt vấn để), những anh em trung niên trong làng biết m ột vài bài chiêng tập hợp lại với nhau để trình diễn cho khách xem theo hình thức giải trí, khơng thu tiền. Sau đó, khi nhu cẩu thưởng thức cổng chiêng của khách du lịch tăng lên, những người này tập hợp lại thành lập các CLB cồng chiêng để trình diễn có thu tiền. Khi trình diễn cồng chiêng và múa hát trở thành thực hành văn hóa có thể đem lại thu nhập, nhiểu thanh niên, trung niên trong làng học thêm các bài chiêng từ các cụ nghệ nhân cao tuồi và tự SƯU tẩm thêm nhiều bài hát, điệu múa cùa chính tộc người Lạch để phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Từ đẩu những nảm 2000, khi lượng khách du lịch đến Lạc Dương ngày càng đỏng và việc biểu diễn cổng chiêng và múa hát đem lại cho người dân một khoản thu nhập lớn, một số thành viên sinh hoạt trong các CLB đẩu tiên đã tách ra thành các CLB riêng của mình. Ở thời điểm chúng tơi khảo sát, Bon Đơng I và Bon Đơng II có tổng cộng 11 CLB cổng chiêng. Mỗi CLB có khoảng

từ 30 đến 50 người, cả nam và nữ (độ tuổi từ 13 đến 40 tuồi) chuyên phục vụ biểu diễn cổng chiêng, múa hát và chơi các loại nhạc cụ khác. Lúc đẩu sân khấu biểu diễn chì thu hẹp trong khn viên cùa ngôi nhà sàn truyền thống, có sức chứa chỉ từ khoảng 30 đến 50 khách. Hiện nay, mỗi CLB có một sấn khấu riêng, được xây dựng ngay bên cạnh nhà ở, trong khn viên của gia đình, để biểu diễn phục vụ khách. Trung bình một sân khấu có thể chứa được khoảng từ 150 đến 200 khách. Cá biệt, có sân khấu như sản khấu của gia đình anh Be, có thể chứa được đến 500 khách.1 Trong những năm gẩn đây, phần lớn khách du lịch đến Lạc Dương để tham gia lừa trại cổng chiêng là người Việt Nam. Khách du lịch muốn đến Lạc Dương để xem biểu diễn phải gọi điện đặt trước vài tiếng, vài ngày hay vài tuẩn. Đa số khách du lịch đến đây đểu đi theo đoàn, do các tour du lịch từ Sài Gòn hoặc Đà Lạt giới thiệu. Ở thời điểm hiện tại, tuỳ theo lượng khách ít hay nhiều, vé vào xem một buổi trinh diễn có thể là 30 hoặc 35.000 đổng/người. Trung bình, thu nhập của mổi thành viên CLB là 50.000 đổng/m ột show. Hiện nay, có ba CLB có khách xem biểu diễn hàng ngày, một show mỗi tối. Vào mùa du lịch, có tối, có CLB phải diễn từ hai đến ba show.

Vấn để bảo tổn di sản văn hóa ở Lạc Dương trong bối cảnh của sự phát triển du lịch ở một khía cạnh khác, là vấn để sân khấu hóa và ‘bảo tổn có chọn lọc. Theo quy định của Phịng Văn hóa huyện Lạc Dương, một show biểu diễn ờ các CLB ít nhất phải có 50% nội dung mang tính ‘dân tộc. Phần nội dung còn lại dành cho việc giao lưu với khán giả và trinh diễn các bài hát, điệu múa ‘hiện đại’ Tuy nhiên, khi được hòi về sự khác biệt giữa các tiết mục biểu diễn ‘mang tính dân tộc trong các đêm lửa trại với cách biểu diễn và nội dung các bài hát, điệu múa cổ truyễn của người Lạch, chị Lally, vợ của một ơng chủ CLB cồng chiêng bộc bạch;

“Thì đó nó cũng vậy đó, tức là hồi xưa thì hát, hát chỉ có cái nhạc thơi, mà giai điệu với tốc độ như thế nào đấy nó khơng quan trọng, hổi ơng bà đó. Cịn bây giờ thì lại ép vơ cái khn khổ, lời thì cũng có chỉnh đốn lại, rổi cái giai điệu nó cũng có thay đổi một chút cho nó phù hợp với nhạc bây giờ đấy, chứ khơng co thể hát như ngày xưa được, vì hát hổi xưa là hát, hát tự do, nó cũng có cái tẻn để gọi, là tên gọi của cái giai điệu hoặc tên gọi của bài hát đó nhưng mà hát đa số là hát tự do khơng theo nhạc, cịn bây giờ thì phải gắn vơ cái ảm nhạc đó

Bảo tổn và ph át huy di sản vàn hỏa... I 59

1 Ngoài sân khấu này, gia đình anh Be đang xây thêm một sân khấu khác với sức chứa

đâm ra là hát nó có thay đổi... Múa thì bây giờ thêm động tác mới, rồi động tác múa cùa ông bà ngày xưa chỉ có làm chân, làm tay một vài động tác thơi, bây giờ tồn là động tác mới để ráp vô thôi, ráp vô nhưng mà động tác củng là Tây Nguyên chứ không có ráp động tác mà đụng đến nhạc trẻ.”1

Khơng chỉ riêng ở CLB này, hầu hết các tiết mục ‘mang tính cổ truyền hay ‘dân tộc ở các CLB mà nhóm nghiên cứu phỏng vấn hoặc tham gia quan sál trực tiếp đểu được “sáng tạo” giống như những gì mà chị Lally miêu tả. Một trong những lý do dẫn đến sự “sáng tạo” này, theo chị Lally, là đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc trình diễn theo đúng nội dung và bài bản cổ truyển, sau một thời gian dài bị lãng quên, là m ột việc làm không hề dễ dàng.

Hầu hết chủ của các CLB đểu cho rằng, một trong những lý do quan trọng khiến họ phải cải biên các tiết mục cổ truyền là để tạo sự hấp dẫn và chiểu khán giả, những vị khách du lịch bỏ tiền ra chỉ với mục đích có được khoảng 1-2 tiếng buổi tối thư giãn sau một ngày tham quan ở các địa điểm du lịch khác. Những tiết m ục ‘thuần dân tộc* theo anh Bút, “không phù hợp cho mục đích thư giãn mà chỉ phù hợp với các đối tượng khán giả là các nhà nghiên cứu, ví dụ như nhóm nghiên cứu đến từ Hà Nội như các anh và khách nước ngồi”. Vì vậy, khi nhóm nghiên cứu hỏi cảm nhận của chị Lally về bài báo có nội dung cảnh báo “cái chết văn hóa”2 của các tiết mục sinh hoạt lửa trại ở Bon Dơng, chị Lally phân trần:

“Cũng hiểu được ý người ta nói nhưng mà mình làm theo cách của người ta thì mình làm khơng có khách, nó khổ vậy, cũng hiểu, cũng biết được, biết được làm như vậy là chết, làm như vậy là mẫt gổc, nhưng mà chị không làm như vậy là khách du lịch không bao giờ tới, người ta khơng thích.”

Như vậy, sự phát triển của du lịch ở Lạc Dương đã tạo ra một môi trường mới cho sự hổi sinh của nhiều thực hành văn hóa cổ truyển của người Lạch sau nhiều năm bị lãng quên và dần mai một. Nguổn lợi kinh tế từ việc 'bán các sản phẩm văn hóa cho khách du lịch đã trở thành một động lực đối với người dân trong việc tự SƯU tẩm và b ảo tổn các thực hành văn hóa truyền th ốn g cùa họ. Giờ đây, thanh thiếu niên trong các bon, những thế hệ đóng vai trị quan trọng trong việc bảo tổn các thực hành văn hóa cổ truyền của tộc người, đã tìm được mơi trường mới để học và trình diễn cổng chiêng, múa hát. Tuy nhiên, giống 60 I Bảo tổn và phát huy di sản vân hóa...

1 Phỏng vấn ngày 8/9/2011 tại thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng.

Rào tổn và ph át huy di sản văn hóa... I 61

như quan sát của Malita (2006) vể vấn đế bảo tổn di sản văn hóa ở làng du lịch c ộng đổng người Thái Mai Châu, tỉnh Hồ Bình, việc bảo tổn và phát huy di sản t rong cộng đỗng người Lạch Lạc Dương củng diễn ra theo mơ hình “có chọn lọc”. Điểm khác biệt ở đây là nhà nước không phải là chủ thể đặt ra các tiêu chí đ ể chọn lọc bảo tổn hoặc xố bỏ các thực hành văn hóa cồ truyền, trái lại chính rigười dân là chủ thể thực hiện sự chọn lọc ở Lạc Dương. Như chị Lally và một số ông chù của các CLB khác bộc bạch, các ông chủ đổng thời cũng là những đạo diễn của các chương trình liên hoan lửa trại’ chỉ chọn lọc bảo tồn và “sáng tạo” các yếu tổ Văn hóa cổ truyển’ theo thực đơn cùa khách du lịch trong khi loại bò những thực hành và yếu tố văn hóa bị cho là ‘nhàm chán và ‘khơng hợp tỉhời! Ngồi việc loại bỏ một số thực hành văn hóa, “sáng tạo truyền thống” và sân khấu hóa, các thực hành vản hóa để phục vụ du lịch đã làm mất đi các giá trị văn hóa, xã hội và tâm linh của các DSVHPVT. Thêm vào đó, sự phát triển cùa du lịch cũng làm gia tảng ‘tư duy vật chất’ trong hoạt động văn hóa.

Tại Nha Trang, giống như trường hợp của người Lạch ở Lạc Dương, sự phát triển cùa du lịch đã có nhiều tác động tích cực đến cơng tác bảo tổn di sản. Qua nghiên cứu trường hợp tháp Bà, chúng tôi thấy rằng, sự phát triển cùa du lịch đã đóng góp một phần rất lớn vào việc phục hồi và phát triển cùa di sản vản hóa này. Để phục vụ cho du lịch, phục vụ cho mục tiêu trở thành thành phố sự kiện, tháp Bà đã liên tục được tơn tạo, giới thiệu, quảng bá hình ảnh. Ơng Biển, m ột cán bộ Sở VHTT&DL Khánh Hoà cho biết trong tất cả các chương trinh pestival biển, trong chương trình khai mạc cũng như bế mạc không bao giờ thiếu vắng hình ảnh của người Chăm, của tháp Bà xuyên suốt trong 5 đêm và trên các kênh truyền hình V T V i, VTV2, VTV3 và cả HTV1, HTV7.1 Điểu này, theo ông Biển, phù hợp với tính thực dụng cùa ngành du lịch hiện nay, tức là một mặt cẩn thiết phải giữ gìn di sản vản hóa, mặt khác phải khai thác, phát huy để phát triển du lịch. Do gắn chặt với phát triển du lịch, tháp Bà ở một vị thế của di sản đang sống, đang hoạt động, tổn tại ngay trong đời sống đương đại. Phát triển du lịch ở tháp Bà còn là động lực thúc đây sự trao truyền và phát huy truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm. Một nhóm người Chăm ờ Ninh Thuận đã được đào tạo để biểu diễn múa và nhạc cụ Chăm cho khách du lịch xem. Các cừa hàng bán đổ dệt thồ cẩm đem lại một nguồn thu đáng kể cho cộng đổng địa phương tham gia phục vụ du lịch bằng cách sản xuất và bán một số mặt hàng truyền thống.

62 I Bảo tồn và p h á t h u y di sản văn hóa.

Năm 2005, Sở VHTT&DL đã tồ chức một sổ triển lãm giới thiệu các sản phẩm cùa người Chăm được du khách quan tâm. Sau đó, Sờ có k ế hoạch mời người Chăm đến trực tiếp làm sản phẩm, biểu diễn, bán hàng nhằm tạo sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch hơn. Đây là m ột trong những giải pháp vừa phát triển được kinh tế du lịch, vừa bảo tổn và phát huy được các giá trị văn hóa tộc người bằng chính sản phẩm của họ. Ơng Bồng, trưởng đồn nghệ thuật của người Chăm ở xã Mỹ Nghiệp, huyện N inh Phước, tỉnh Ninh Thuận, từng dẫn đoàn phục vụ lễ hội. Sau đó, được sự đổng ý cùa Sở VHTT&DL và cùa TTQL, ông Bổng được mời đưa sản phẩm của người Chăm ra phục vụ du lịch tại tháp Bà. Ông chịu trách nhiệm là người quản lý đội biểu diễn nghệ thuật, những người tham gia biểu diễn nghệ thuật Chăm ở tháp Bà hiện tại được trả 1 triệu đồng/tháng kể cả tiên ăn. Họ được bố trí chỗ nghỉ ở nhà khách dưới chân đổi do TTQL xây dựng. Thành viên đội biểu diễn, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chỉ xác định đi làm m ột vài năm rồi về quê lập gia đình, làm việc khác. Bởi vậy việc truyền dạy kỹ năng biểu diễn nghệ thuật

3 địa phương cũng được tiến hành liên tục để thay thế cho những người sẽ

nghỉ việc.

Do đối tượng phục vụ là khách du lịch, nên nghệ thuật m úa của người Chăm ở tháp Bà cũng được pha trộn m ột cách linh động để phù hợp với “kiểu bây giờ”. Bài gổc của người Chăm thì khơng nhiều như các tiết mục của đội biểu diễn. Theo ông Bổng, người dân đi lễ chủ yếu xem tháp, lễ Bà hơn là hưởng thụ văn hóa của người Chăm. Múa Chăm, trống Chăm chủ yếu là bổ sung thêm cho phong phú. Với đối tượng khán giả như vậy nên biểu diễn chỉ để “người ta có khái niệm vê cái gọi là ăn mặc của người Chăm, với khái niệm âm nhạc của người Chăm thế thôi”.1

Hợp đồng giữa Trung tâm quản lý di tích và danh lam thắng cảnh Khánh Hồ với đội biểu diễn nghệ thuật và cơ sở dệt thồ cẩm của ông Bổng đã phẩn nào thúc đẩy việc bảo tổn nghề dệt thổ cẩm và m ột số loại hình diễn xướng của người Chăm ở huyện N inh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Q uan trọng hơn, các hoạt động diễn xướng đã mang lại sức sống mới cho di tích tháp Bà, đổng thời đem lại thu nhập cho m ột bộ phận người Chăm tham gia sản xuất trong các xưởng dệt và bán hàng thổ cẩm.2

1 Phỏng vấn ngày 10/7/2011 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch cũng làm nảy sinh nhiểu thách thức trong ò n g tác bảo tốn di sản văn hóa. Một trong những thách thức lớn nhất ở Nha Trang là sự hình thành tư duy coi di sản văn hóa chỉ đơn thuắn là hàng hóa piục vụ kinh tế du lịch. Nhìn từ góc độ quản ]ý, do quá quan tâm đến quy hjạch phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ờ Tp. Nha 7'ang, nên tỉnh Khánh Hòa mới chỉ chú trọng tới phát triền hạ tầng dịch vụ, rrà chưa quan tâm đến bảo tổn di sản văn hóa một cách tồn diện. Sự biến mất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)