I Sự hồi sinh của nghi ỉễ Then.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 95 - 99)

III. Kết luậ np

96 I Sự hồi sinh của nghi ỉễ Then.

trên sân khấu cấp quốc gia cùng với các nghệ sĩ khác. Như được thông báo rộ n g rã i, lễ hội là m ộ t h oạt đ ộ n g văn h óa được cấp p h é p bởi ủ y ban văn hóa dân tộc của Quốc hội và dự kiến sẽ tổ chức hai nảm m ột lần. Tính đến thời điểm 2011, ba chương trình liên hoan hát Then đã được tổ chức. Quy mô và đối tượng tham gia của các chương trình vê' sau càng phong phú hơn so với trước.

Nhiều người làm Then ở các địa phương (tỉnh/thành phố) trong cả nước đã được mời tham gia. Tại mỗi một chương trình liên hoan hát Then và đàn tính, các tiết mục biểu diễn của những người làm Then được giới thiệu là các tiết mục hát Then cổ để phân biệt với Then mới tức các bài hát Then được sáng tác

bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Một người làm Then của Văn Quan - người đã có mặt tham dự Chương trình liên hoan lấn thứ I tại Thái Nguyên, đã chia sẻ rằng đi cùng với cơ hội xuất hiện trên sân khấu lớn sẽ là những thách thức trải nghiệm mới bắt buộc những người làm Then tham gia phải vượt qua. Người làm Then này đã kể về khó khăn của mình như sau: “Cơ đã tham gia lễ hội hát Then đẩu tiên đó... Sân khấu biểu diễn rất rộng và đông khán giả... Cơ thấy lo khơng biết liệu hát ở đó có nên thỉnh mời ma Then nhập xuống hay không...

Cháu biết đấy, nếu cô thỉnh ma xuống mà khơng có lễ gì để cúng là khơng được”. Cuối cùng để giải quyết khó khăn, người làm Then đó đã quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người làm Then khác trong đồn, những nguời có kinh nghiệm hơn, từng tham gia biểu diễn Then trên sân khấu như bà Then Mộ Thị Kịt - người đã tham gia sân chơi Hành trình văn hóa. Họ cùng bàn bạc và thống nhất không thỉnh mời ma Then nhập.

Chương trình liên hoan hát Then và đàn tính, ngồi hoạt động chủ đạo là trình diễn trên sân khấu cịn có nhiểu hoạt động bên lể khác. Ví dụ ở Chương trình liên hoan hát Then và đàn tính lẩn I tổ chức tại Thái Nguyên, nhiều đạo cụ của nghi lễ Then, bao gồm trang phục, đàn tính, quạt giấy, hay ấn tín Then đã được trưng bày tại phịng triển lãm của tỉnh. Ngồi ra, một cuộc tọa đàm cũng được thực hiện để trao đổi về việc bảo tổn và phát huy giá trị Then và các đạo cụ liên quan. Buổi tọa đàm đã ca ngợi Then là m ột loại hình biểu diễn văn hóa truyền thống độc đáo và phức hợp giữ m ột vị trí vai trị quan trọng trong di sản văn hóa nghệ thuật của người Tày. Buổi tọa đàm còn tiến tới khẳng định rằng Then cẩn được bảo vệ và cụ thể là những người làm Then nên được khuyến khích nhiều hơn trong hoạt động của mình. Trong các phát biểu tại buổi tọa đàm, một đại biểu đến từ địa phương đã bày tỏ rằng ông thấy Then

sc người làm Then đã bị giảm đi về số lượng và hiện nay những người trẻ tuồi thường khơng hứng thú hoặc có rất ít hiểu biết về thực hành Then.

Ngoài các chương trinh liên hoan hát Then, hội thảo khoa học vể Then cũng di dược tổ chức và thu hút sự tham gia của nhiếu đối tượng. Tại Lạng Sơn, Sở VHTT&DL đã nhiều lẩn tổ chức hội thảo có quy mơ về Then. Tại cuộc hội thảo vào năm 2011, hai vấn để lớn đã được các nhà khoa học và nhà quản ỉý vằn hóa tổng kết. Thứ nhất, Then, một dạng nghệ thuật phức hợp chứa đựng

nhiều khía cạnh về văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng và đang cẩn được bảo tổn. C3 ý kiến bày tị lo ngại rằng: có rất ít người hiện nay cịn có thể biểu diễn hát

Then cổ và cịn ít người hơn thế nữa có thể làm nhạc cụ cho Then. Hẫu hết

những người biết làm đàn tính đểu khơng có học sinh theo học. Thế hệ trẻ nfày nay ít hứng ihú với cơng việc làm đàn. Thứ hai, hội thảo cho rằng trong tuơng lai, để Then có điều kiện tổn tại tốt nhất và các bài hát của Then được biết đến rộng rãi hơn, chính quyền cẩn có những hoạt động cụ thể để thúc đẩy. Ông Nguyễn Văn Cương, Phó Giám đốc Sờ VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn lú: bấy giờ đã gợi ý rằng: “Tương lai, bên cạnh các lễ hội hát Then, để nuôi dưỡng động viên các phong trào hát Then, chúng ta cẩn mở lớp dạy hát Then trong làng, chọn những học sinh tốt nhất để đi học hát với những nghệ nhân Tken giỏi nhất trong vùng”. Tuy nhiên, ông Vi Hổng Nhân, người đứng đẩu ủ? ban Văn hóa dân tộc của Bộ VHTT, thì cho rằng các cán bộ nên thận trọng vổ các hành động can thiệp cụ thể và theo ông ngành văn hóa nên dành nhiều ưu ái đối với Then cổ tức Then nghi lễ. Ông cũng cảnh báo các cán bộ Sở rằng

viìc mời các nghệ sĩ chuyên nghiệp sáng tác các bài hát Then và âm nhạc trong TI en như từng làm có thể sẽ phá hỏng tính nguyên bản của hát Then. Theo ô ig , cách tốt nhất để bảo tồn hát Then là bảo tồn các n gh i lễ T hen và những npiời đang thực hành nghi lễ đó trong đời sống.

Gin đây, ngày 18 tháng 1 năm 2013, m ột hội thảo chuyên đề có tên: Then Cao Bing ~ cội nguồn và giá trị đã được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng. Hội thảo là sự

plối hợp tổ chức giữa Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng và Hội Văn nghệ dái gian Việt Nam. Tới tham dự'hội thảo có rất nhiều các nhà nghiên cứu cỉa các viện nghiên cứu tại Hà Nội, lãnh đạo cấp tỉnh, cán bộ nghiên cứu địa plương, các nghệ nhân Then và một số cán bộ của ban ngành liên quan như Sc' VHTT&DL, Đài Truyền hình và Báo Cao Bằng. Trong hai ngày làm việc, hd thảo đã đi vào phân tích, giới thiệu các nét đặc sắc của Then nói chung và Tlen ở Cao Bằng nói riêng. Đổng thời, tương tự như các hội thảo trước đó, hội thìo lần này một lẩn nữa khẳng định nghi lẻ Then là m ột di sản văn hóa quý

báu cẩn được bảo vệ và phát huy. Có phát biểu đã khẳng định, các nhà quản lý văn hóa nên cùng nhân dân xây dựng hổ sơ về Then trình UNESCO để xin cơng nhận di sản văn hóa thế giới. Cũng trong hội thảo, những nghệ nhân Then được mời đã thẳng thắn chia sẻ về cơng việc của mình. Ý kiến phát biểu của các nghệ nhân nhận được sự đồng tình ủng hộ của các đại biểu, nhà khoa học và lãnh đạo có m ặt tham dự hội thảo.

Mối quan hệ hợp tác giữa những người làm Then và nhà nghiên cứu hay với các cán bộ thuộc cơ quan quản lý ván hóa thể thao và du lịch ờ địa phương thường diễn ra tốt đẹp trên tinh thần hợp tác chẽ. Người làm Then, mỗi khi được mời, sẵn sàng tham gia vào các sự kiện văn hóa quốc gia và khu vực. Việc được tham gia này được nhìn nhận như là những cơ hội quan trọng và đáng tự hào cho mỗi cá nhân. N hư vẫn thường thấy, sau mỗi m ột dịp tham gia sự kiện, các hình ảnh và bằng khen, giấy khen đều được các Then cất giữ cẩn thận hoặc treo ở vi trí trang trọng trong phịng khách. Những người làm Then cũng

ln sẵn sàng mở rộng cửa tiếp đón các nhà nghiên cứu và cán bộ chính quyển tới thăm. Với lịng hiếu khách vốn có, họ nhiệt tình, cởi mở và dành tình cảm ưu ái cho những vị khách quý - những người chia sẻ với họ mối quan tâm đỗi với thực hành Then. Trên thực tế, quan hệ giữa những người làm Then và nhà nghiên cứu hay cán bộ văn hóa thường được duy trì m ột thời gian dài sau mỗi buổi lễ hoặc sự kiện. Có Then sau đó đã chủ động gọi điện thơng báo cho nhà nghiên cứu vê' lịch tổ chức lẩu Then của m ình và mời họ đến dự. Trong trường hợp đặc biệt, khi được yêu cẩu, người làm Then còn phối hợp với nhà nghiên cứu và giúp nhà nghiên cứu tiếp đón các nhà nghiên cứu/giáo sư đại học khác- những người mong m uốn tìm hiểu vê' Then. Người làm Then thậm chí có thể tổ chức m ột nghi lễ nhỏ tại nhà của m ình cho những vị khách đặc biệt xem, Tất cả những điều này là m ộ t thực tế cho thấy những người làm Then đang ngày càng tham gia nhiểu hơn với bên ngồi, và thơng qua những hoạt động giao lưu bên ngồi đó, nghi lễ Then vì thế trở nên được biết tới nhiểu hơn.

4. Kết luận

Trong m ột khảo sát do tôi thực hiện 2007 dành cho cán bộ phụ trách văn xã thuộc 23 xã và 1 thị trấn cùa Vản Quan, một kết quả ngạc nhiên đã được chỉ ra đó là: chỉ 10% trong số những người được hỏi khẳng định chắc chắn Then nên được xếp vào mục mê tín dị đoan trong khi đa phẩn những người còn lại khẳng định nó có thể được xem như là một dạng thức của văn hóa truyền thống mặc dù những người này cũng nói thêm rằng các nghi lễ Then còn chứa 98 I S ự h ổ ỉ sinh của nghi lễ Then...

đựng nhiều yếu tố lạc hậu và phi lý, chưa được khoa học chứng minh. Nhận xét vê' Then như vừa nêu tương đối phổ biến trong tình hình hiện nay.

So với trước đây, việc một cá nhân có liên quan với Then hay khơng khơng cịn là chủ đề được bàn cãi nhiều trong xã hội. Thực tế, một cán bộ có mẹ là người làm Then vẫn có thể được thăng chức ở cơ quan. Một bí thư Đảng ủy

thơn đương nhiệm có vợ trở thành Then cũng khơng vì vậy mà bị bãi nhiệm. Một chủ tịch xã cũng có thể tham dự một buổi lễ làm Then ở nhà người thân và bạn bè mà không bị các đảng viên khác để ý hay phê bình, nhắc nhở trong cuộc họp. Và, sau cùng, một đảng viên cũng có thể trở thành Then nếu người đó thực sự tin rằng họ buộc phải làm việc đó. Một người làm Then tơi gặp lẩn đẩu cách đây 12 năm đã chia sẻ rằng nỗi lo bị khai trừ ra khỏi Đảng mà bà đã thổ lộ với tôi trước đây đã không xảy ra. Bà hiện tại vẫn làm Then trong khi vẫn là đảng viên. Bà đã thu xếp ổn thỏa giữa công việc đi làm lễ cho mọi người và trách nhiệm của một đảng viên bẳng việc tham gia đẩy đủ những buổi sinh hoạt của chi bộ đảng tại địa phương.

Có lẩn, trong dịp trờ lại thăm gia đình một bà Then, người đã từng cho tôi đi cùng tới các buổi lễ của bà ở nhà khách hàng, tôi đã thấy tấm bằng cơng nhận gia đình văn hóa được treo ngay ngắn trong phịng khách, ở một nơi dễ nhận biết từ cửa chính. Bà Then chủ nhà thấy tơi dừng lại trước tấm bằng khá lâu nên đã giải thích rằng: “chính quyển xã hiện nay khơng quan tâm nhiểu tới việc cơ có làm Then hay khơng nữa.” Việc được chứng nhận gia đình ván hóa là do gia đình bà đã ln hồn thành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn và sống lành mạnh, gia đình khơng có người nghiện hút hay buôn bán heroin, và cũng chưa từng gây mất trật tự an ninh trong xóm. Bà Then khẳng định mọi thứ vể cơ bản đã khác nhiều so với thời điểm khi bà mới ra làm Then, chính quyển đã nới lỏng hơn với những gì liên quan đến Then, mặc dù chưa từng có tuyên bố nào về điểu này.

Sự trở lại thành công của Then như ngày hôm nay là kết quả của những nỗ lực bảo tổn và phát huy giá trị giá trị thực hành Then diễn ra trong và ngoài cộng đổng. Như đã trình bày ở trên, các nỗ lực bảo tổn và phát huy giá trị Then được diễn ra trong một bối cảnh chính trị - xã hội tương đối thuận lợi. Việc thực hiện chính sách đổi mới và mở cừa ra thế giới đã tạo cơ hội cho sự lên

ngơi của văn hóa dân tộc/vãn hóa tộc người, trong đó có thực hành Then. Nếu như trước đảy quá trình hội nhập văn hóa của các dân tộc thiểu số là để giống với các “tiêu chuẩn” của tộc người đa số (người Kinh); thì từ sau đổi mới, bản

sắc văn hóa của mỗi dân tộc lại được đặt ở một vị thế hoàn toàn khác, gắn với nhiệm vụ làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)