Phỏng vấn ngày 3/7/20 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 63 - 66)

. Đống Đàm và Soi Bia

1 Phỏng vấn ngày 3/7/20 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

64 I Bảo tồn và ph át huy di sản văn hóa.

Đền Sóc được đặt trong quy hoạch khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuẩn do UBND Tp. Hà Nội phê duyệt năm 2001. Theo đó, “khu vực bảo tơn (65 ha) là khu vực cây xanh với các di tích lịch sử như đển Sóc, chùa Non, khu hổ Đến và núi Đền gắn liền với sự tích Thánh Gióng” sẽ nằm trong khu du lịch được xây dựng trên diện tích hơn 247 ha. Đển Phù Đổng cũng nằm trong một dự án mang tên “Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm” vói phương châm “lấy di tích ni di tích” cùa huyện Gia Lâm phối hợp với Liên hiệp khoa học Bảo tổn phát triển văn hóa Việt Nam - Đơng Nam Á thực hiện. Phương án lấy di tích ni di tích đang được các ngành chức năng khuyến khích nhưng khai thác sao cho hợp ]ý, hiệu quả mà vẫn giữ được không gian và bản sắc văn hóa tâm linh cùa di tích phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của những người đẩu tư, khai thác (Hiền Dung 2011).

N hư vậy, ngôn thuyết phổ biến của các nhà quản lý văn hóa là di sản thì phải gắn với du lịch, để phát triển du lịch thì di sản phải được nâng cấp, có quy mơ hồnh tráng, có cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí, cừa hàng, đồ lưu niệm, quảng bá cho khách du lịch. Ngôn thuyết này cũng đang tác động đến quan điểm bảo tồn di sản hội Gióng đển Phù Đổng sau khi được UNESCO cơng nhận. Trong cụm di tích đền Phù Đổng, để phát triển du lịch, lãnh đạo BQL nghĩ đến một quy hoạch hoành tráng, to lớn, m ở rộng khu di tích, đường sá, nâng cấp cơ sờ hạ tẩng, có thêm các dịch vụ phục vụ khách tham quan, du lịch. Ông Bỉnh cho biết:

“Ý kiến riêng của tơi thì là hội đã được công nhận là di sản thế giới thì phải quảng bá cho cái di sản này. Muốn quảng bá thì khi người ta vê đây phải có cái gì chứ ạ, chứ người ta về đây mà trông đơn sơ thế này thì làm sao? Phải xây dựng tu bổ thành khu du lịch thì mới quảng bá được chứ? Quảng bá lễ hội Gióng này, di tích lịch sử làng Phù Đổng, mà chẳng có gì thì ai người ta về? Chúng tôi mong muốn trung ương hay thành phố phải xây dựng quy hoạch ở đây... Trước hết phải có cái quy mơ xây dựng cho nó hồnh tráng, cho nó lớn lao để khách thập phương người ta về vừa du lịch vừa nghỉ ngơi, lễ thánh hoặc là chiêm nghiệm, v.v. Thứ nhất, mở nút giao thơng để có đường cho người ta vào, chứ giờ đi lại cịn khó khăn lắm. Thứ hai là đường sá phải rộng, chứ đường đê hẹp vanh vanh. Quy hoạch chỗ này vui chơi giải trí, chỗ kia cái gì nó phải đẹp, rồi phải có khách sạn để khách ngủ lại.”1

Bảo tồn và phát huy di sản vàn hóa... ị 65

Theo ông Bường, để phát triển du lịch tại hội Gióng thì phải có phịng trưng bày, có chiếu phim giới thiệu cho khách tham quan,... Không chi nghĩ đến việc xây bảo tàng, các cụ ở Phù Đồng còn liên tưởng đến mơ hình cùa Sóc Sơn là phải có tượng đài to và đẹp để cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng hình tượng ơng Gióng. Một người dân Phù Đổng nói: “...Đề nghị bên Văn hóa cho xin một bức tượng Đức Thánh Gióng ở ngay chỗ xóm Ban Tự, ngay ngã ba, cho bức tượng Thánh Gióng ở đấy là quá đẹp!”1

Tuy nhiên, một số người dân địa phương lại chưa thấy du lịch sẽ đem lại lợi ích gì cho cộng đồng cũng như di sản. Ơng Bính, chủ một quán thịt chó tại Phù Đổng cho biết ngoài m ột sỗ hàng quán chuyên nghiệp vẫn kinh doanh Lrong hội, người làng không đắu tư bán hàng vì hội chỉ có ba ngày, thêm vào đó họ cịn bận tiếp khách tại gia đình, khơng thể có thời gian để tham gia buôn bán. Làng Phù Đổng cũng khơng có nghể thủ cơng hay những sản phẩm địa phương đặc biệt, bởi vậy người tham gia buôn bán trong hội hẩu hết là người từ các địa phương khác. Thu lợi duy nhất là cơ quan xã thông qua việc cho thuê đất mở qn bán hàng. Ơng Bính cho biết thêm rằng khách đi lễ chỉ mua nước uống, khơng ăn thịt chó, bởi vậy du lịch có phát triển hay khơng chẳng ảnh hưởng gì tới thu nhập của ơng cả. Một số cửa hàng cạnh đó hẩu hết kinh doanh vật liệu xây dựng thì lại càng không liên quan. “Khách du lịch chỉ đến xem đển, khách nước ngồi cịn khơng biết đóng cơng đức. Vì vậy chỉ có các cơng ty du lịch hưởng lợi”.2

Đối với du khách người Việt, sự linh thiêng của di sản là quan trọng nhất bởi tâm linh mới là mục đích chính của các cuộc hành hương; mức độ 'hồnh tráng’ bể ngồi cùa di tích chì là vấn đề thứ yếu. Việc dựng tượng Thánh Gióng

ờ khu vực đển Sóc đã tạo thêm một địa điểm cho khách tham quan trong quần

thể đền Sóc, chùa Non Nước, Học viện Phật giáo. Đại đức trụ trì chùa Non Nước cho biết: “Sau khi tượng Thánh Gióng được dựng lên thì sự háo hức bà con mới đi... Tâm niệm mọi người vẫn cứ thích những cơng trình tâm linh”.3 Từ khi có thêm chùa, Học viện Phật giáo, tượng Thánh Gióng, khách du lịch đến cụm di tích tăng đáng kể, có thể nói tăng gấp đôi so với nảm 2000.4 Tuy

1 Phỏng vấn ngày 13/9/2011 tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.

1 Phỏng vấn ngày 18/8/2011 tại Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.

; Phỏng vấn ngày 24/8/2011 tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)