I Bảo tổn và phát huy di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 70 - 71)

III. Kết luậ np

70 I Bảo tổn và phát huy di sản văn hóa.

Q trình hình thành các khu cơng nghiệp khiến cho một bộ phận lớn dân cư trở thành công nhân đã tác động đến quỹ thời gian và thái độ tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội, đổng thời gây khó khăn cho việc huy động lực lượng tham gia vào lễ hội. Mặt khác việc thay đổi cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp cũng tạo ra điều kiện vật chất để người dân có khả năng tham gia lễ hội và đóng góp cơng đức cho lễ hội, trùng tu tơn tạo di sản. Trong khi đó, việc chuyển đồi cầy trổng từ trồng lúa sang trồng cà phê và rau đã làm mất đi các nghi lễ nông nghiệp cùa cộng đổng, làm cho môi trường diễn xướng thực hành văn hóa cồng chiêng bị suy giảm mạnh.

Đơ thị hóa và quy hoạch cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra nhiểu thách thức đối với việc bảo tổn di sản. Vấn đê' quy hoạch tổng thể di tích chưa đáp ứng được với quá trình đơ thị hóa hiện nay. Những cơng trình xây dựng xung quanh khu vực di tích đã ảnh hưởng khơng nhị đến khơng gian của di tích, xây dựng cẩu đường, nhà cửa khơng hài hịa với kiến trúc của di sản. Hơn nữa, việc m ở rộng quy hoạch đô thị đôi khi chưa quan tâm đến bảo tổn di sản nếu nó khơng đem lại lợi ích kinh tế. Việc quy hoạch mở rộng xây dựng mới điện thờ, m ở đường, làm bãi đỗ xe cũng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan thiên nhiên, sinh thái của khu vực di tích. Q trình đơ thị hóa với nhà xây bằng gạch xi măng hiện đại đã làm mất đi những ngôi nhà dài, một khơng gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của dịng tộc, gia đình, khiến cho khơng gian thực hành nghi lễ và văn hóa truyền thống bị thu hẹp.

Ngay sau khi giành được độc lập, quá trình thế tục hóa được đây m ạnh bằng các cuộc vận động xây dựng nển văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Q trình này thúc đẩy các hoạt động vãn nghệ quần chúng, thể thao, vui chơi, giải trí thay thế m ột phẩn những diễn xướng truyền thống. Điểu này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của người dân địa phương vào quá trình thực hành di sản truyền thống. Thế tục hóa làm giảm vị thế xã hội và sự linh thiêng của những người tham gia thực hành di sản, tác động tới sự tham gia tích cực của người dân. Thế tục hóa cịn thể hiện trong việc trình diễn cổng chiêng phục vụ khách du lịch, tác động đến việc làm giảm giá trị cùa âm nhạc cồng chiêng cả về tâm linh lẫn nghệ thuật. Âm nhạc cổng chiêng biểu diễn trong nghi lễ nhà thờ Công giáo cũng làm cho chức năng của nó thay đổi.

Phát triển du lịch cũng đưa ra nhiều thách thức đổi với vấn để bảo tổn di sản, đặc biệt khi có nguồn lợi kinh tế từ việc bán các sản phẩm văn hóa cho kh ách du lịch trở th ành chất xú c tác cho người dân SƯU tẩm và tái tạo các thực

Bảo tổn và phát huy di sản vàn hóa... I 71

hành và giá trị văn hóa truyển thống của họ. Sự phát triển du lịch đã tạo ra môi trường mới cho sự hổi sinh và phát triển cùa nhiêu thực hành văn hóa cổ truyén, đổng thời lại làm mất đi những giá trị vãn hóa, xã hội và tâm linh cùa các DSVHPVT. Du lịch đôi khi cũng biến một số loại hình văn hóa thành hàng hóa vì mục đích kinh tế. Ngơn thuyết phố biến của các nhà quản lý vản hóa và người dân là di sản phải gắn với phát triển du lịch, và phát triển du lịch thi phải được nâng cấp, có quy mơ hồnh tráng, có cơ sở hạ tẩng, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí, cửa hàng, đổ lưu niệm. Điểu này ảnh hưởng đến không gian thiêng thờ cúng, không gian sinh tồn cùa cộng đổng địa phương và môi trường sinh thái xung quanh khu vực di sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam trong xã hội đương đại: Phần 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)