CÁC THAO TÁC CỦA TƢ DUY

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 69 - 74)

Thao tác của tƣ duy là những hành động tƣ duy đƣợc thực hiện bằng những hành động trí tuệ nhất định để giải quyết những vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra.

Các nhà tâm lý học gọi các thao tác tƣ duy là những quy luật hoạt động bên trong của não, bao gồm các thao tác cơ bản sau:

1. Phân tích – tổng hợp

-Phân tích:là quá trình chia cái tồn thể ra các bộ phận, là tách

bạch từng thuộc tính hay từng khía cạnh của sự vật, hiện tượng. Ví dụ, khi phân tích về cái cây ta cĩ thể tìm hiểu riêng về lá, hoa, quả, rễ của cây …

-Tổng hợp: là quá trình dùng trí ĩc để liên hợp những bộ phận

hay những dấu hiệu thành một nhĩm hay bộ phận hồn chỉnh, tức tạo thành một hình ảnh. Ví dụ, sau khi phân tích về cái cây, chúng ta cĩ thể biết nĩ thuộc loại cây họ gì…

Phân tích và tổng hợp là hai thao tác hồn tồn trái ngƣợc nhau, song luơn đi kèm và cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân tích chỉ đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, cịn sự tổng hợp đƣợc tiến hành trên kết quả của quá trình phân tích.

Vì vậy, phải rèn luyện cả hai thao tác. Phân tích phải hết sức sâu

sắc, tổng hợp hết sứcthận trọng; nếu khơng, cĩ thể dẫn đến kết luận vội

vàng, hàm hồ.

2. So sánh

Là dùng trí ĩc để đối chiếu các đối tượng với nhau, xem chúng giống nhau hay khác nhau, thống nhất hay đối lập.

Ví dụ, so sánh về màu sắc (màu trắng với màu khơng trắng), về hình thù của các vật, về cơng dụng …

So sánh là thao tác quan trọng trong hoạt động trí tuệ, Xê-chê-nốp,

nhà sinh lý học ngƣời Nga, coi: So sánh là kho tàng trí tuệ quý báu nhất

của con người..

3. Trừu tƣợng hĩa và cụ thể hĩa

- Trừu tượng hĩalà quá trình con người dùng trí ĩc để gạt bỏ những

mặt, những thuộc tính khơng quan trọng, chỉ giữ lại những mặt, những thuộc tính quan trọng trong một tình huống cĩ vấn đề cụ thể để tư duy.

Ví dụ, muốn phân loại học sinh theo lực học, điều duy nhất giữ lại là kết quả điểm số học tập.

Ví dụ, khái niệm kim loại: là những nguyên tố mang tính nĩng chảy và dẫn điện, bao gồm các nguyên tố: đồng (Cu), vàng (Au), bạc (Ag), nhơm (Al), sắt (Fe)…

Sự cụ thể hĩa làm cho ta hiểu sâu sắc hơn các đối tƣợng cùng loại, hiểu đƣợc cái chung của chúng.

4. Khái quát hĩa và hệ thống hĩa

- Khái quát hĩa: là quá trình con người dùng trí ĩc để hợp nhất

nhiều đối tượng khác nhau nhưng cĩ chung những thuộc tính liên hệ, quan hệ thành một nhĩm, một loại.

Ví dụ, các nhà động vật học quy các con vật về lồi bị sát, gặm nhấm, động vật cĩ xƣơng sống, động vật khơng xƣơng sống, động vật đẻ con và nuơi con bằng sữa, động vật đẻ trứng …

Nhƣ vậy, khái quát hĩa là quá trình đem lại một cái chung nào đĩ, cái chung trong cái khái quát hĩa đối với những đối tƣợng khác nhau cĩ hai thuộc tính:

+ Những thuộc tính chung là những thuộc tính giống nhau. Ví dụ, động vật khác với thực vật là cĩ ăn uống, di chuyển, sinh sản. Nhƣ vậy, tất cả những sinh vật nào mang ba đặc điểm này đƣợc gọi là động vật, trong đĩ cĩ chim, cua, cá, ốc và cả con ngƣời nữa.

+ Những thuộc tính chung là thuộc tính bản chất mà mất nĩ đi thì khơng cịn là sự vật, hiện tượng đĩ nữa. Ví dụ, cá voi là động vật cĩ vú, đẻ con và nuơi con bằng sữa, thở bằng phổi và cĩ não bộ phát triển.

- Hệ thống hĩa: là sắp xếp những đối tượng, những khái niệm

theo những tiêu chuẩn nhất định, theo những logíc nhất định thành những hệ thống khác nhau.

Ví dụ, dựa theo những tiêu chuẩn, ngƣời ta chia ra hệ thống các nƣớc phát triển, các nƣớc đang phát triển, các nƣớc chậm phát triển, khối các nƣớc EU, khối các nƣớc ASEAN…

Tĩm lại: Khi gặp một tình huống cĩ vấn đề mang tính vừa sức, tƣ duy đƣợc diễn ra theo bốn thao tác trên. Các thao tác khơng tách rời nhau mà quan hệ với nhau chặt chẽ để giải quyết tình huống cĩ vấn đề. Tuy nhiên, tùy theo từng tình huống mà thứ tự diễn ra và vai trị của các thao tác khơng giống nhau.

B. TƢỞNG TƢỢNG

Mục tiêu: Sau bài học này, người học cĩ khả năng:

Trình bày và minh họađược khái niệm tưởng tượng.

Phân biệt được tư duy với tưởng tượng và mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng.

Phân tích được vai trị của tưởng tượng trong hoạt động và trong dạy học

Nêuđược các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng.

Quá trình nhận thức của con ngƣời khơng chỉ phản ánh sự vật, hiện tƣợng đang trực tiếp tác động nhƣ cảm giác, tri giác, cũng khơng phải chỉ phản ánh những cái trong quá khứ nhƣ trí nhớ, mà cịn phản ánh cả những cái con ngƣời chƣa trải qua, nĩ cĩ thể:

- Hình dung những cái trƣớc kia mình chƣa tri giác.

- Cĩ thể sáng tạo những vật thể con ngƣời chƣa từng gặp.

Quá trình hình dung ra, sáng tạo ra trong tâm lý học gọi là quá

trình tƣởng tƣợng.

Bạn hiểu thế nào về câu sau:

“Tưởng tượng dù cĩ bay bổng đơi cánh lãng mạn, song vẫn phải đứng vững trên đơi chân hiện thực.”

Từ hiểu biết về quan niệm trên, bạn phải làm gì khi xây dựng ước mơ trong cuộc sống?

I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý, phản ánh những cái chưa từng cĩ trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã cĩ.

Ví dụ, hình ảnh con rồng: đầu giống đầu con sƣ tử, mình giống thân con rắn, vẩy giống lớp vẩy cá, mĩng giống mĩng của chim dữ (cú mèo, đại bàng, diều hâu).

Qua định nghĩa về tƣởng tƣợng, ta thấy giữa tƣ duy và tƣởng tƣợng cĩ những điểm giống và khác nhau sau đây:

-Giống nhau: Cả tƣ duy và tƣởng tƣợng đều phản ánh cái mới chƣa hề cĩ trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Những cái mới đĩ (khái niệm hoặc biểu tƣợng) đều đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của những cái đã cĩ, đều nảy sinh khi gặp một tình huống cĩ vấn đề, đều phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính khái quát qua lăng kính chủ quan của mỗi cá nhân. Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, tƣ duy và tƣởng tƣợng đều sử dụng ngơn ngữ và lấy tài liệu nhận thức cảm tính làm cơ sở, chất liệu để giải quyết vấn đề đặt ra và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý.

- Khác nhau: Khi đứng trƣớc một tình huống cĩ vấn đề:

+ Nếu tình huống cĩ vấn đề đƣa ra tính bất định của hồn cảnh

khơng quá lớn, tức với những dữ kiện, tài liệu rõ ràng, sáng tỏ, điều kiện của hồn cảnh cĩ vấn đề đƣợc xác định cụ thể, khơng quá xa lạ với hiểu biết của con ngƣời, khi đĩ con ngƣời giải quyết vấn đề theo quy luật của tƣ duy; tƣ duy dùng khái niệm để giải quyết vấn đề một cách hợp lý, logíc.

Ví dụ: yêu cầu chứng minh tƣ duy cao hơn nhận thức cảm tính về định nghĩa, vai trị, đặc điểm, đối với sinh viên đang học mơn tâm lý học khơng phải là vấn đề quá khĩ.

+ Nếu tình huống cĩ vấn đề đƣa ra mang tính bất định của hồn cảnh quá lớn, tài liệu khơng rõ ràng, thiếu sáng tỏ, thì việc giải quyết vấn đề diễn ra theo cơ chế tƣởng tƣợng.

Nhƣ vậy, so với tƣ duy, tƣởng tƣợng cĩ mức độ phản ánh cao hơn. Tƣởng tƣợng cho phép ta tìm ra lối thốt trong hồn cảnh vấn đề khơng đủ dữ kiện, cho phép con ngƣời đốt cháy giai đoạn nào đĩ của tƣ duy mà vẫn hình dung đƣợc kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, nếu chỉ giải quyết tình huống cĩ vấn đề bằng con đƣờng tƣởng tƣợng thì kết quả thƣờng khơng chính xác, khơng chặt chẽ, khơng logíc một cách đầy đủ. Bởi vậy, khi cĩ một tình huống cĩ vấn đề đƣợc đặt ra, để giải quyết chặt chẽ vấn đề, tƣ duy và tƣởng tƣợng liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ cĩ tƣ duy mà tƣởng tƣợng của con ngƣời mang tính khách quan, hiện thực hơn, giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ, vốn là điểm yếu của quá trình tƣởng tƣợng.

2. Nguyên nhân phát sinh tƣởng tƣợng a. Về mặt sinh lý a. Về mặt sinh lý

-Do hoạt động bất thƣờng của hệ thần kinh (thƣờng hay gặp nơi

các thiên tài, nhƣ Bethoven, Van Gogh)…

b. Về mặt xã hội

- Do địi hỏi của cuộc sống, con ngƣời phải nỗ lực tích cực trong

hoạt động, chính trong hoạt động ấy mà những sáng kiến, phát minh, sáng chế đã ra đời.

- Phụ thuộc vào trình độphát triển của nền văn hĩa – xã hội, khoa

học… của dân tộc, của nhân loại.

- Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đầu tƣ thích đáng, sớm

phát hiện ra năng khiếu để bồi dƣỡng kịp thời, cho phép con ngƣời biến những ƣớc mơ thành hiện thực.

c. Về mặt tâm lý

- Phải cĩ ý chí kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích.

- Phải cĩ yếu tố xúc cảm - tình cảm nhạy bén.

- Làm việc cần cù, cĩ khát vọng và luơn cĩ cảm hứng.

Bạn hiểu thế nào về câu nĩi sau của nhà văn Victor Hugo: Con người khơng biết hài hước, khơng biết tưởng tượng chỉ là một phần hai con người”?

3. Vai trị của tƣởng tƣợng

Tƣởng tƣợng cĩ vai trị to lớn trong lao động và trong đời sống của con ngƣời.

Tƣởng tƣợng cần thiết cho bất cứ hoạt động nào của con ngƣời. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con ngƣời với hoạt động

bản năng ở con vật chính là ở biểu tƣợng và kết quả mong đợi do tƣởng

tƣợng tạo nên.

Ý nghĩa quan trọng nhất của tƣởng tƣợng là cho phép con ngƣời hình dung đƣợc kết quả trung gian và cuối cùng của lao động, giúp con ngƣời định hƣớng trong hoạt động.

Ví dụ, nhà văn trƣớc khi dùng ngịi bút thể hiện tác phẩm văn học của mình thì đã xây dựng trong đầu hình ảnh, tính cách của các nhân vật. Họa sĩ thấy trƣớc bức tranh mình định vẽ trong đầu. Ngƣời thầy trƣớc khi

lên lớp hình dung đƣợc tiến trình của giờ giảng…

- Tƣởng tƣợng tạo nên những hình mẫu tƣơi sáng, rực rỡ, hồn hảo

mà con ngƣời mong đợi và vƣơn tới (lý tƣởng). Nĩ nâng con ngƣời lên trên hiện thực, làm giảm bớt những khĩ khăn, nặng nề của cuộc sống; hƣớng con ngƣời về phía tƣơng lai, kích thích con ngƣời hoạt động để đạt

đƣợc kết quả lớn lao; xây dựng đƣợc vốn quí nhất cho con ngƣời là sống

lạc quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)