HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ CỦA

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 132 - 137)

ĐỘNG DẠY

1. Hoạt động dạy a. Hoạt động dạy là gì? a. Hoạt động dạy là gì?

Đây là hoạt động của giáo viên bao gồm việc tổ chức và điều khiển hoạt động học của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội nền văn hĩa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý và hồn thiện nhân cách của họ.

b. Mục đích của hoạt động dạy

Nhằm giúp học sinh lĩnh hội nền văn hĩa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý và hồn thiện nhân cách.

c. Bằng cách nào để đạt mục đích?

Trƣớc hết, cần phân biệt dạy trong đời sống và dạy trong nhà truờng. Dạy trong đời sống do cha mẹ, ngƣời lớn xung quanh tiến hành. Việc dạy này cĩ đem lại cho trẻ một số hiểu biết, song những hiểu biết này mang tính chất kinh nghiệm, chƣa đủ để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống xã hội ngày càng phát triển. Cịn dạy theo phƣơng thức nhà trƣờng do giáo viên thực hiện (gọi là hoạt động dạy) giúp trẻ lĩnh hội những tri thức khoa học, những năng lực ngƣời ở trình độ cao, để trẻ cĩ thể thích nghi và đáp ứng với xã hội ngày càng phát triển.

Để đạt đƣợc mục đích trên, phải thơng qua hoạt động dạy. Trong hoạt động này, giáo viên là chủ thể của hoạt động. Chức năng của giáo viên trong hoạt động dạy khơng nhằm sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại, cũng khơng tái tạo tri thức cũ cho bản thân, mà chủ yếu là tổ chức

động dạy là phải tạo ra đƣợc tính tích cực trong hoạt động học của học sinh, nghĩa là làm cho học sinh vừa ý thức đƣợc đối tƣợng cần lĩnh hội, vừa biết cách lĩnh hội đối tƣợng đĩ. Chính tính tích cực của học sinh trong hoạt động học quyết định chất lƣợng học tập. Do vậy, trong lý luận dạy học, ngƣời ta khẳng định chất lƣợng học tập phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học của ngƣời thầy.

Nhƣ thế, hai hoạt động dạy và học đƣợc tiến hành do hai chủ thể khác nhau (thầy và trị) thực hiện hai chức năng khác nhau (tổ chức và lĩnh hội), nhƣng gắn bĩ chặt chẽ với nhau. Hoạt động dạy diễn ra là để tổ chức và điều khiển hoạt động học, cịn hoạt động học là cơ sở để hoạt động dạy đƣợc diễn ra đúng mục đích ban đầu.

Cĩ quan niệm cho rằng: một trong những điểm quan trọng nhất của hoạt động dạy là tạo ra được tính tích cực học tập của người học để chiếm lĩnh đối tượng học tập.

Quan niệm trên đúng hay sai? Bạn hãy lấy dẫn chứng minh họa cho sự lý giải của mình.

2. Các yếu tố tâm lý của hoạt động dạy

Hoạt động dạy, xét riêng bản thân nĩ, là một cấu trúc trọn vẹn bao gồm ba thành tố: thiết kế - tổ chức - giao lƣu.

a. Thành tố thiết kế (giai đoạn chuẩn bị)

Hoạt động dạy của giáo viên đƣợc bắt đầu từ việc thiết kế những giờ học trong và ngồi lớp (phịng thí nghiệm, xƣởng thực tập, ngồi

vƣờn trƣờng…), bao gồm những việc nhƣ lựa chọn tài liệu học tập, chế

biến tài liệu và xây dựng phƣơng pháp dạy cho phù hợp với nội dung,

chƣơng trình và đặc điểm đối tƣợng học sinh.

Việc lựa chọn tài liệu phải đáp ứng đƣợc mục đích yêu cầu của

mơn học, bài học hoặc từng phần của chƣơng trình. Sau khi lựa chọn, cần phải chế biến tài liệu. Đây là sự gia cơng sƣ phạm của ngƣời thầy đối với tài liệu học tập, sao cho vấn đề lý thuyết dù khĩ và phức tạp cũng trở thành vừa sức đối với học sinh. Việc gia cơng sƣ phạm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sƣ phạm của từng giáo viên. Sau cùng là lựa chọn phƣơng pháp dạy. Việc chọn và sử dụng phƣơng pháp nào cịn tùy thuộc vào nội dung tri thức, đặc điểm đối tƣợng học sinh, vào chiến lƣợc dạy, cũng nhƣ ƣu thế của ngƣời thầy đối với mỗi phƣơng pháp.

Tất cả những cơng việc trên, cuối cùng, đƣợc thể hiện ở giáo án chi tiết gồm cĩ nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hệ thống hoạt động cĩ tính nhất quán của giáo viên và học sinh.

Nhƣ vậy, thiết kế một giờ học (trong và ngồi lớp) là giai đoạn chuẩn bị của hoạt động dạy. Nếu chuẩn bị tích cực và chu đáo, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành cơng của hoạt động dạy nĩi riêng, và của quá trình dạy học nĩi chung.

Những quan niệm dưới đây đúng hay sai ? Tại sao ?

1. Trong hoạt động dạy, chức năng chủ yếu của người thầy giáo là sáng tạo ra tri thức mới.

2. Trong hoạt động dạy, chức năng chủ yếu của người thầy giáo là sáng tạo sư phạm, tức là tổ chức tái tạo nền văn hĩa xã hội ở chính mình một cách khoa học.

b. Thành tố tổ chức

Thành tố tổ chức là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của hoạt

động dạy. Yếu tố nàykhơng tách rời thành tố thiết kế ở giai đoạn chuẩn

bị. Chúng tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Những gì giáo viên chuẩn bị để tiến hành trong quá trình dạy học, cần phải gắn bĩ chặt chẽ với kỹ năng tổ chức tồn bộ quá trình đĩ. Nếu thiếu sự gắn bĩ này, khơng thể truyền thụ tri thức cho học sinh đƣợc.

Thực tiễn dạy học đã chứng minh, cĩ những giáo viên mới đứng lớp, soạn giáo án và chuẩn bị bài rất tốt, chu đáo, nhƣng giờ học khơng thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, vì bản thân giáo viên khơng cĩ kỹ năng thực hiện giờ dạy trên lớp.

Để tổ chức tốt một giờ học trên lớp, giáo viên cần cĩ các kỹ năng cơ bản sau:

-Kỹ năng trình bày tài liệu: Để cĩ kỹ năng này, giáo viên phải luyện tập ngơn ngữ nĩi, ngơn ngữ viết, tập sử dụng các phƣơng tiện dạy học nhƣ tranh ảnh, mơ hình, vật thật,… Biểu hiện cụ thể của kỹ năng này là sự nĩi năng lƣu lốt, ngắn gọn, rõ ràng; trình bày bảng khoa học; tranh ảnh, mơ hình, vật thật…đƣợc sử dụng, khai thác để tổ chức hoạt động học cho học sinh một cách tích cực và hiệu quả.

-Kỹ năng làm chủ hành vi của bản thân: Đây cũng là một kỹ năng quan trọng của giáo viên để tổ chức tốt một giờ lên lớp. Những lúng túng trong ngơn ngữ và cử chỉ, dáng điệu, đi đứng, nét mặt…của giáo viên, việc khơng biết kiềm chế những trạng thái tâm lý bất lợi nhƣ nổi nĩng, bực dọc…đều gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến học sinh và cĩ thể là nguyên nhân làm cho giờ học khơng đạt đƣợc kết quả mong muốn.

sinh đạt đến sự lĩnh hội sâu sắc, giáo viên phải cĩ kỹ năng điều khiển hoạt động nhận thức của họ trong quá trình dạy học. Kỹ năng này thể hiện ở khả năng định hƣớng và điều khiển các hoạt động nhƣ quan sát, gợi nhớ, suy nghĩ; khả năng tổ chức, hƣớng dẫn học sinh thu thập các thơng tin cần thiết cho việc hình thành các khái niệm, lĩnh hội tri thức.

-Kỹ năng kiểm tra và đánh giá tiến trình dạy học: thể hiện ở khả năng kiểm sốt và đánh giá từng giai đoạn của quá trình lên lớp; đánh giá hành vi và ngơn ngữ của mình; các phản ứng (tích cực và tiêu cực) ở học sinh cũng nhƣ kết quả học tập của họ. Việc đánh giá này giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, làm cho giờ học đi đúng hƣớng và nhờ đĩ mà cĩ thể điều khiển tồn bộ quá trình dạy học đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra.

Các kỹ năng cụ thể trên cĩ liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và tổng hợp chúng lại sẽ gĩp phần tạo nên chất lƣợng trọn vẹn của giờ lên lớp. Do đĩ, để cĩ thể tổ chức tốt giờ lên lớp, giáo viên cần phải cĩ đầy đủ các kỹ năng trên.

Ví dụ, nếu chỉ thành thạo trong việc trình bày tài liệu (biết sử dụng tranh ảnh, mơ hình, nĩi năng lƣu lốt, diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu...) nhƣng khơng cĩ kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (khơng biết hƣớng dẫn quan sát, thu thập thơng tin cần thiết, kích thích tƣ duy tích cực...) thì giờ học cũng chỉ mang tính hấp dẫn thuần túy, khơng đạt đến sự lĩnh hội sâu sắc những tri thức đƣợc truyền thụ.

Ngƣợc lại, nếu giáo viên cĩ kỹ năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức (hƣớng dẫn học sinh quan sát, khơi gợi trí nhớ khi cần thiết, định hƣớng và kích thích tƣ duy tích cực...), hồn tồn làm chủ đƣợc hành vi của mình, nhƣng khi trình bày tài liệu, giáo viên lại khơng diễn đạt đƣợc nhiệm vụ rõ ràng trƣớc học sinh, ngơn ngữ khĩ hiểu, thiếu chính xác, thì giờ học cũng khơng đạt đƣợc hiệu quả, đồng thời tri thức mà học sinh lĩnh hội sẽ thiếu chính xác, thiếu sâu sắc.

Bạn hãy tìm những dẫn chứng minh họa cho quan điểm được nêu ra dưới đây:

Trong dạy học, hoạt động dạy cĩ chức năng định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hành động của học sinh bằng hệ thống các hành động sư phạm của người giáo viên.

c. Thành tố giao lƣu

Đây là mối quan hệ giao lƣu giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Các quan hệ giao lƣu này là yếu tố quan trọng của hoạt động dạy và cĩ ảnh hƣởng đến hai yếu tố trên.

-Giao lưu giữa giáo viên và học sinh

Thực tiễn cho thấy, nếu quan hệ giao lƣu thầy trị tốt đẹp (thầy yêu mến trị, trị kính trọng thầy) thì điều đĩ sẽ động viên ngƣời thầy tồn tâm tồn ý trong việc chuẩn bị và tạo sự hứng thú khi đứng lớp. Đồng thời điều đĩ cũng tạo những xúc cảm tích cực cho học sinh trong quá trình lĩnh hội. Đơi khi chỉ vì quan hệ thầy - trị chƣa tốt (lỗi là ở thầy) mà học sinh trở nên bất kính, bất phục và bất tuân. Việc làm này khiến cho học sinh uể oải, chán nản trong giờ học, gây trở ngại rất lớn cho sự lĩnh hội.

Trong mối quan hệ giao lƣu này, ngồi việc giáo viên cần cĩ thái độ đối xử tích cực với tập thể lớp, cịn phải lƣu ý đến việc đối xử với từng học sinh. Nhận biết và tính đến những đặc điểm tâm sinh lý, hồn cảnh…của từng em, biết đƣợc những khĩ khăn và thuận lợi trong học tập của từng học sinh để cĩ những biện pháp giúp đỡ và đối xử thích hợp.

-Giao lưu giữa học sinh với học sinh

Trong quá trình dạy học, ngƣời thầy khơng chỉ tác động đến một hay vài học sinh mà đến cả một tập thể học sinh. Do vậy, chất lƣợng của quá trình dạy học cịn phụ thuộc vào mối quan hệ giao lƣu giữa các cá nhân học sinh trong tập thể đĩ với nhau.

Ngồi ra, ngay cả tác phong của giáo viên đối với học sinh trong rất nhiều trƣờng hợp cũng ảnh hƣởng đến quan hệ giao lƣu giữa học sinh với học sinh. Ví dụ, nếu giáo viên cĩ thái độ tích cực đối với học sinh (thể hiện thiện chí của mình, thấy rõ những ƣu điểm và những khĩ khăn của học sinh, động viên học sinh giúp đỡ lẫn nhau...) thì học sinh sẽ thân thiện với nhau hơn, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau và tạo nên bầu khơng khí tâm lý thuận lợi cho hoạt động dạy nĩi riêng và giáo dục nĩi chung.

Nhƣ vậy, các quan hệ giao lƣu nĩi trên phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của giáo viên đối với học sinh. Đây là thành tố quan trọng và cĩ quan hệ mật thiết với các thành tố khác để tạo nên cấu trúc trọn vẹn của hoạt động dạy.

Quan niệm cho rằng “ học thầy khơng tầy học bạn” cĩ ý nghĩa gì đối với việc tổ chức quá trình dạy học của người giáo viên? Cho ví dụ minh họa.

Kết luận: Hoạt động dạy là một hoạt động chuyên biệt, do giáo viên

đảm nhiệm, nhằm giúp học sinh lĩnh hội nền văn hĩa xã hội, phát triển tâm lý và hồn thiện nhân cách. Quá trình lĩnh hội này phải dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của học sinh. Để tiến hành hoạt động dạy cĩ hiệu quả, ta phải lƣu ý đến tất cả các vấn đề trên, từ mục đích, các yếu tố tâm lý của

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)