Những vấn đề cơ bản của hoạt động học

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 139 - 144)

III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA

2. Những vấn đề cơ bản của hoạt động học

Đề cập đến các vấn đề cơ bản của hoạt động học là đề cập đến đối tƣợng, nhiệm vụ, phƣơng tiện và điều kiện của hoạt động học.

a. Đối tƣợng của hoạt động học là tri thức - kỹ năng - kỹ xảo

Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh học trong nhà trƣờng đƣợc lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo logic nhận thức và lơgíc sƣ phạm, cĩ nghĩa là, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và phục vụ cho mục tiêu đào tạo, làm thành những mơn học khác nhau.

Nhƣ vậy, đối tƣợng của hoạt động học đƣợc thể hiện ở chƣơng trình các mơn học mà, cụ thể là hệ thống các khái niệm - kỹ năng - kỹ xảo. Do đĩ, đối tƣợng của hoạt động học cĩ liên quan chặt chẽ với đối tƣợng của khoa học.

Ta thấy giữa hoạt động học (lĩnh hội) của học sinh và hoạt động nghiên cứu (phát hiện) của nhà khoa học vừa cĩ sự giống nhau, lại vừa khác nhau. Giống nhau, vì đều là hoạt động nhận thức, khác nhau, vì hoạt động nhận thức của học sinh cĩ tính độc đáo so với hoạt động nhận thức của nhà khoa học. Học sinh nhận thức trong những điều kiện sƣ phạm nhất định.

- Nếu quá trình nghiên cứu của nhà khoa học diễn ra theo con

đƣờng tự tìm tịi, theo nguyên tắc thử và sai, thì hoạt động học của học sinh diễn ra theo con đƣờng đã đƣợc khám phá. Do vậy, trong một thời gian ngắn, học sinh cĩ thể lĩnh hội một hệ thống tri thức mà các nhà khoa học đã mất nhiều thời gian mới khám phá đƣợc.

- Nếu nhà khoa học phải đảm đƣơng nhiệm vụ khĩ khăn là độc

lập, đi vào những bí ẩn của thế giới, để phát hiện và chứng minh những cái mà lồi ngƣời chƣa hề biết trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy để tìm ra những chân lý mới cho nhân loại, thì hoạt động học của học sinh là để tái tạo những tri thức đĩ cho bản thân.

- Tính độc đáo của hoạt động học của học sinh cịn thể hiện ở chỗ

đƣợc củng cố, kiểm tra và đánh giá.

b. Nhiệm vụ của hoạt động học

Trong học tập, mục đích bao trùm là chiếm lĩnh đối tƣợng của hoạt động học, đĩ là hệ thống tri thức - kỹ năng - kỹ xảo trong chƣơng trình đào tạo.

Trong thực tế, học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thức này bằng cách thực hiện các nhiệm vụ học tập tƣơng ứng, do giáo viên giao cho. Vậy làm cách nào để thiết lập hệ thống các nhiệm vụ học tập đĩ?

Vì đối tƣợng của học tập đƣợc cụ thể hĩa ở hệ thống các khái niệm - kỹ năng - kỹ xảo, nên việc thiết lập hệ thống các nhiệm vụ học tập khơng thể tùy tiện. Nĩ phải tuân theo logic chặt chẽ của đối tƣợng học

tập. Cĩ nghĩa là, các nhiệm vụ học tập phải đƣợc làm thành một hệ thống đúng theo logic của hệ thống khái niệm - kỹ năng - kỹ xảo cĩ trong chƣơng trình. Hay nĩi khác đi, đối tƣợng tiến triển tới đâu, thì nhiệm vụ giao cho tới đĩ.

Trong thực tế, hệ thống các nhiệm vụ học tập thƣờng đƣợc đƣa đến cho học sinh dƣới nhiều hình thức, nhƣ hệ thống các câu hỏi, các yêu cầu, các bài tập, bài tốn hoặc các thao tác,...

c. Phƣơng tiện của hoạt động học

Với mọi hoạt động, để tác động vào đối tƣợng thì chủ thể cần cĩ phƣơng tiện, cơng cụ nhất định. Nếu phƣơng tiện hoạt động tốt, thích hợp, thì việc tác động đến đối tƣợng sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao.

Vậy để hoạt động học đạt hiệu quả, cần cĩ các phƣơng tiện gì?

-Thứ nhất: Các hành động học tập

Các hành động học tập nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hĩa, cụ thể hĩa... là cơng cụ của hoạt động học, đồng thời lại đƣợc củng cố và phát triển trong quá trình diễn ra hoạt động học. Để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, học sinh phải sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát… Vì vậy, khi thiết kế hoạt động học, giáo viên cần phải định hƣớng đƣợc các hành động nào học sinh phải thực hiện, để thiết kế và tổ chức cho học sinh thực hiện các hành động đĩ, nhằm lĩnh hội tri thức.

Loại hành động học tập nào cần tiến hành, tính chất và sự phát triển của hành động đĩ nhƣ thế nào, tùy thuộc rất nhiều vào khả năng của giáo viên, trong việc định hƣớng và tổ chức các hành động đĩ. Đây chính là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến sự lĩnh hội tri thức, phát triển tâm lý của học sinh.

-Thứ hai: Các khái niệm khoa học

Trong học tập, các khái niệm khoa học vừa là đối tƣợng cần tác động, vừa là mục đích mà học sinh cần đạt đƣợc. Khái niệm sau khi đã lĩnh hội lại trở thành cơng cụ, phƣơng tiện để lĩnh hội khái niệm tiếp theo. Nhƣ vậy, trong quá trình học tập, luơn luơn cĩ sự chuyển hĩa giữa đối tƣợng, mục đích với phƣơng tiện, cơng cụ. Ban đầu các khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo là đối tƣợng cần tác động, là mục đích cần đạt đƣợc trong học tập. Nhƣng khi đã đạt đƣợc, thì nĩ trở thành cơng cụ, phƣơng tiện để tác động đến đối tƣợng tiếp theo.

Do vậy, để giúp học sinh cĩ đƣợc phƣơng tiện hữu hiệu cho hoạt động học tập, cần phải quan tâm đến việc củng cố các kiến thức nền tảng trƣớc đĩ, hoặc các kiến thức liên quan.

-Thứ ba: Tư duy

Với tƣ cách là sản phẩm của tƣ duy, khái niệm chính là kết quả của quá trình tƣ duy của học sinh. Vì vậy, quá trình hình thành khái niệm thực chất cũng chính là quá trình học sinh tiến hành tƣ duy để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ này tùy thuộc trực tiếp vào quá trình tƣ duy của học sinh, nhằm phân tích và xử lý các dữ liệu đã cĩ, để đi đến các kết luận, phán đốn. Nhƣ thế, để cho tƣ duy thực sự trở thành phƣơng tiện, cơng cụ của hoạt động học, giáo viên cần quan tâm đến việc định hƣớng và tổ chức hoạt động tƣ duy của học sinh trong suốt quá trình diễn ra hoạt động học.

d. Điều kiện của hoạt động học

Dạy theo phương thức cuộc sống chỉ giúp cho người học cĩ kinh nghiệm sống, cịn muốn hình thành tri thức khoa học cho học sinh phải dạy theo phương thức nhà trường.

Bạn hiểu như thế nào về quan niệm trên? Cho ví dụ minh họa.

Hoạt động học bao giờ cũng diễn ra trong những điều kiện sƣ phạm của hoạt động dạy. Do đĩ, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động học chủ yếu phụ thuộc vào nội dung và tính chất của hoạt động dạy.

Ngày nay, mọi mặt của đời sống xã hội đang biến đổi mau chĩng và sâu sắc, địi hỏi nhà trƣờng phải cung cấp cho xã hội những con ngƣời năng động, sáng tạo. Để đáp ứng các yêu cầu đĩ, cần phải đổi mới cả nội dung lẫn phƣơng pháp dạy và học, do đĩ cũng kéo theo sự biến đổi quan hệ giáo viên - học sinh trong quá trình đĩ.

Nhƣ chúng ta đã biết, học là một loại hoạt động chuyên biệt nhằm tái tạo nền văn hĩa xã hội, tạo ra sự phát triển những phẩm chất, những năng lực mới ở học sinh. Để đạt đƣợc mục đích đĩ, giáo viên khơng thể trao cho học sinh những tri thức cĩ sẵn, mà cần tổ chức và điều khiển học sinh thực hiện các hành động học tập để tự họ làm ra các tri thức đĩ. Đây chính là cách tốt nhất để giúp học sinh hình thành các năng lực mới, phát triển và hồn thiện tâm lý.

Với quan điểm đĩ, các nhà tâm lý học cho rằng, cĩ thể coi quá trình học sinh lĩnh hội khái niệm mới giống nhƣ quá trình khám phá của nhà

khoa học. Sự khác biệt chỉ là, “quá trình khám phá” của học sinh diễn ra

trong các điều kiện sƣ phạm hiệu nghiệm, dƣới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên. Cách dạy học đĩ sẽ mang lại một quan hệ mới: giáo viên là ngƣời tổ chức, điều khiển; học sinh hành động theo sự tổ chức và điều

1. Phân tích các quy luật tâm lý của quá trình dạy học.

2. Vì sợ giáo viên nghiêm khắc mà học sinh luơn cố gắng để hồn thành tốt các nhiệm vụ học tập do thầy đề ra. Quy luật tâm lý nào của quá trình dạy học đã được thể hiện? Hãy phân tích quy luật đĩ.

3. Để giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách vững chắc nhằm gĩp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động ở họ, giáo viên đã khơng ngừng tự học hỏi để nâng cao về chuyên mơn lẫn kỹ năng sư phạm. Sự kiện trên thể hiện giáo viên đã tuân theo quy luật tâm lý nào của quá trình dạy học?

4. Định nghĩa hoạt động dạy. Phân tích các thành tố tâm lý của hoạt động dạy.

5. Các cơng việc sau đây của người thầy thuộc vào thành tố tâm lý nào của hoạt động dạy: Hướng dẫn học sinh quan sát mơ hình để thu thập thơng tin cần thiết; Bình tĩnh xử lý tình huống sư phạm trong giờ học; Biết cách đặt câu hỏi để cả lớp suy nghĩ; Biết khai thác phương tiện một cách hiệu quả; Biết điều chỉnh nhịp độ dạy học phù hợp.

6. Định nghĩa hoạt động học. Phân tích bản chất của hoạt động học. 7. Trình bày các vấn đề cơ bản của hoạt động học và ý nghĩa của các vấn đề đĩ đối với giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động học của học sinh.

Bài 2

TÂM LÝ HỌC VỀ SỰ LĨNH HỘI KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG – KỸ XẢO

Mục tiêu: Sau bài học này, người học cĩ khả năng:

Phát biểu được khái niệm về sự lĩnh hội và trình bày các mức độ chất lượng của sự lĩnh hội.

Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện khách quan và chủ quan đến chất lượng của sự lĩnh hội của học sinh.

Phát biểu khái niệm kỹ năng và trình bày được các giai đoạn hình thành kỹ năng.

Phát biểu khái niệm kỹ xảo và phân tích được các đặc điểm của kỹ xảo.

Phân tích được các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo và ý nghĩa của nĩ đối với việc huấn luyện kỹ năng nghề cho học sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)