Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 30 - 33)

I. SƠ LƢỢC VỀ CẤU TẠO HỆ THẦN KINH TRUNG ƢƠNG

2. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh

Tồn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng là hoạt động của phản xạ. Cơ thể tồn tại và phát triển đƣợc chính là nhờ hoạt động của phản xạ.

Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh trung ƣơng đƣợc chia ra làm phản xạ cĩ điều kiện và phản xạ khơng điều kiện.

a. Phản xạ khơng điều kiện

Là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nĩ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của lồi.

Phản xạ khơng điều kiện đảm bảo mối liên hệ thƣờng xuyên giữa cơ thể với mơi trƣờng, nghĩa là, trong bất cứ hồn cảnh nào, thời gian nào, cứ cĩ tác động kích thích là cĩ phản xạ khơng điều kiện tƣơng ứng xảy ra.

Ví dụ: Đĩi thì hoa mắt, ù tai; mèo giấu phân ngay trên nền gạch bơng; gà bới mồi ngay trên núi thĩc…

Phản xạ khơng điều kiện chỉ giúp cho cơ thể thích ứng với mơi

trƣờng khơng thay đổi. Nĩ cĩ trung khu thần kinh ở trong các phần dƣới

vỏ não và cĩ đại diện ở trên vỏ não.

Hoạt động phản xạ khơng điều kiện là cơ sở sinh lý bản năng của cả ngƣời và vật. Mỗi bản năng đều dựa vào một số phản xạ khơng điều kiện: là bản năng dinh dƣỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục, bản năng định hƣớng...Tuy nhiên, phản xạ khơng điều kiện ở con ngƣời ít nhiều khác với phản xạ khơng điều kiện ở động vật. Bởi vì, con ngƣời đã chịu ảnh hƣởng của sự phát triển xã hội - lịch sử, nên phản xạ ít nhiều

mang tính chất lịch sử - xã hội, nĩ đã đƣợc“xã hội hĩa”.

Phản xạ khơng điều kiện là phản xạ bẩm sinh, nhƣng ta vẫn cĩ thể phát huy tác dụng của nĩ bằng cách tăng cƣờng tính chất xã hội cho các phản xạ khơng điều kiện thơng qua việc thành lập hệ thống các phản xạ cĩ điều kiện.

b. Phản xạ cĩ điều kiện

Là phản xạ tự tạo của cơ thể đối với tác động của ngoại giới. Nĩ được hình thành cùng với sự thành lập những đường dây liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Phản xạ cĩ điều kiện giúp cho cơ thể thích nghi với sự biến đổi của mơi trƣờng. Ví dụ: tri thức, kinh nghiệm, xúc cảm, tình cảm, thĩi quen, kỹ xảo …

- Cơ chế thành lập phản xạ cĩ điều kiện: Xét thí nghiệm cổ điển

Hình 2: Quá trình thành lập phản xạ cĩ điều kiện (Sự tiết nước bọt của chĩ với kích thích ánh đèn)

Trƣớc khi cho con chĩ ăn từ 5  7 giây, Pavlop bật đèn, cứ nhƣ vậy

nhiều lần, đến lúc chỉ cần bật đèn khơng cho con chĩ ăn, chĩ cũng tiết nƣớc bọt.

Quá trình đĩ diễn ra nhƣ sau:

+ Khi đƣa thức ăn vào miệng con chĩ, trung khu tuyến nƣớc bọt ở

hành tủy tiếp nhận tác nhân kích thích, biến nguồn năng lƣợng của tác nhân kích thích thành luồng xung động thần kinh, theo dây thần kinh hƣớng tâm truyền về điểm đại diện trung khu tuyến nƣớc bọt hành tủy (A). Ở đây, hƣng phấn truyền về đại diện trung khu tuyến nƣớc bọt ở vỏ não (A’), hƣng phấn lan tỏa và truyền đi các tế bào khác.

+ Khi bật đèn, ánh đèn tác động vào thị giác. Kích thích chuyển

thành xung động thần kinh, truyền về trung khu thị giác (B), trung khu thị giác hƣng phấn. Hƣng phấn này lan sang các vùng khác thuộc vỏ não.

+ Luồng xung động thần kinh từ trung khu thị giác (B) đi lên, gặp luồng xung động thần kinh trung khu nƣớc bọt ở vỏ não đi xuống. Nối

hai điểm cùng hƣng phấn ở trên vỏ não ta đƣợc đường dây liên hệ thần

kinh tạm thời.

Nhƣ vậy, đường dây liên hệ thần kinh tạm thời là đường nối hai

điểm cùng hưng phấn ở trên vỏ não được tạo bởi kích thích khơng điều kiện (thức ăn) và kích thích cĩ điều kiện (ánh đèn). Nhờ cĩ đƣờng dây liên hệ thần kinh tạm thời đƣợc thành lập mà, sau này, chỉ cần bật đèn, khơng cho con chĩ ăn, chĩ vẫn tiết nƣớc bọt.

Pavlop coi phản xạ cĩ điều kiện vừa là hiện tượng sinh lý, vừa là

hiện tượng tâm lý.

Các nhà tâm lý gọi đƣờng dây liên hệ thần kinh tạm thời là hiện tƣợng tâm lý, đĩ chính là hiện tƣợng liên tƣởng trong trí nhớ.

-Điều kiện thành lập phản xạ cĩ điều kiện:

+ Phải cĩ phản xạ khơng điều kiện làm cơ sở (ở ví dụ trên, muốn

chĩ tiết nƣớc bọt với ánh đèn phải cĩ thức ăn tác động trƣớc).

+ Kích thích cĩ điều kiện phải tác động trƣớc hoặc đồng thời với

kích thích khơng điều kiện (khơng trƣớc lâu quá, cũng khơng sau lâu quá).

+ Cƣờng độ kích thích cĩ điều kiện khơng đƣợc quá mạnh, cũng

khơng quá yếu - nhƣ vậy phải đạt tới một ngƣỡng giới hạn nhất định cho phép (trong thực tế nhiều khi mắng gay gắt quá khơng cĩ tác dụng giáo dục, mà ơn tồn khuyên nhủ lại cĩ tác dụng hơn).

+ Vỏ não phải hoạt động tƣơng đối tự do, khỏe khoắn (não tự do

tức là não khơng cĩ nhiều hoạt động, hoặc tốt nhất não chỉ cĩ hoạt động quan hệ với phản xạ cĩ điều kiện đang đƣợc thành lập).

+ Phải chú ý đến tuổi của não bộ. Bởi não cịn non quá thì chƣa

thành lập đƣợc phản xạ, cịn già quá thì khĩ thành lập. Do đĩ, khi thành lập phản xạ cĩ điều kiện phải chú ý đến khả năng não bộ của từng lứa tuổi mà xây dựng chƣơng trình, nội dung cho phù hợp.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ở miền Nam cĩ anh hùng Nguyễn Văn Tư đã dùng ong để đánh giặc. Biết được lồi ong Vị vẽ là lồi ong rất dữ, nĩ thường tấn cơng những kẻ phá tổ nĩ, anh đã làm như sau: anh mặc bộ quần áo thật dày để nĩ khơng đốt xuyên qua được, che mặt lại, đeo găng, cầm sào. Bên ngồi anh khốc bộ quần áo rằn ri của

lính Mỹ, hút loại thuốc lá thơm lính Mỹ hút, xịt loại dầu thơm lính Mỹ xài…rồi đến chọc phá tổ ong. Lần đầu chọc phá, ong túa ra đuổi đốt, anh bỏ chạy, ong đuổi theo một đoạn rồi quay trở về. Lần sau anh lại chọc phá tổ nĩ, nĩ lại đuổi xa hơn rồi quay về. Cứ như vậy, anh luyện cho nĩ đuổi xa vài km mới thơi. Dần dần cái bộ quần áo rằn ri, mùi thuốc lá thơm, mùi dầu thơm trở thành tín hiệu báo cho con ong biết đĩ là kẻ chọc phá tổ ghê gớm nhất, dai dẳng nhất, phải đuổi theo vài km mới được. Sau đĩ, khi nhận được tin lính Mỹ chuẩn bị hành quân qua đoạn đường này, anh đem tổ ong ra treo sẵn, hoặc đem treo ngay gần đồn Mỹ đĩng quân. Trong đàn ong Vị vẽ, cĩ ong trinh sát, thấy Mỹ đến gần, thấy Mỹ trong đồn, nĩ báo cho đàn kéo ra đốt. Sau những trận đánh, anh Tư thu về khơng thiếu một con.

Việc luyện ong để đánh giặc của anh hùng Nguyễn Văn Tư cĩ cơ sở là quá trình nào?

Hãy trình bày sự hình thành quá trình đĩ. Rút ra kết luận cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)