CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI TRONG TƢỞNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 74)

giác; khơng cĩ cơ sở đi vào bản chất sự vật, hiện tƣợng; khơng thể nhìn phía trƣớc; khơng cĩ bất cứ sự cải tạo nào. Vì thế, khơng cĩ tƣởng tƣợng, con ngƣời khơng thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân.

Tĩm lại: Tƣởng tƣợng đĩng vai trị quan trọng trong bất cứ hoạt

động nào của con ngƣời. Enstein đã nhận định: Trí tưởng tượng của con

người cịn quan trọng hơn kiến thức của họ nhiều.

II. CÁC CÁCH SÁNG TẠO HÌNH ẢNH MỚI TRONG TƢỞNG TƢỢNG TƢỢNG

Để sáng tạo hình ảnh mới trong tƣởng tƣợng, cĩ một số cách sau:

1. Thay đổi

Sáng tạo hình ảnh mới bằng cách thay đổi thành phần, kích thƣớc, số lƣợng của sự vật, hay thành phần của sự vật.

Ví dụ, hình ảnh Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay; hình ảnh ngƣời khổng lồ, chú bé tý hon trong những câu chuyện cổ tích.

2. Nhấn mạnh

Sáng tạo hình mới bằng cách nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật.

Ví dụ, nhấn mạnh ơng quan liêu với cái đầu rất bự, ơng quan tham nhũng cĩ cái bụng rất to.

Một biến dạng của phƣơng pháp này là cƣờng điệu hay đƣợc thể hiện trong các giai điệu của quảng cáo, trong tranh biếm hoạ.

3. Chắp ghép

Là phƣơng pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tƣợng khác nhau lại để tạo thành hình ảnh mới (khơng bị chế biến mà chỉ ghép nối, kết dính đơn giản).

Ví dụ, hình ảnh con rồng (đầu sƣ tử, thân con rắn, vẩy con cá, mĩng lồi chim dữ), nàng tiên cá (đầu ngƣời, mình cá, lồi lƣỡng cƣ).

4. Liên hợp

Là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau.

Ví dụ, xe điện bánh hơi (liên hợp ơtơ + tàu điện), thủy phi cơ (liên hợp tàu bay + tàu thủy). Cách liên hợp này là sự tổng hợp sáng tạo thật sự.

5. Điển hình hĩa

Là cách tạo hình ảnh mới cao hơn. Những thành phần mới, hình ảnh mới tạo thành do sự biểu hiện tập trung nhất những phẩm chất của nhiều sự vật, hiện tƣợng khác nhau.

Ví dụ, tạo những nhân vật điển hình, hình tƣợng điển hình nhƣ anh hùng lao động, ngƣời chiến sĩ giải phĩng quân… trong tác phẩm văn học nghệ thuật trên sân khấu.

6. Loại suy

Dựa trên những hành động, những sự vật, hiện tƣợng cĩ thật, tạo ra những cái mới, những máy mĩc mới tƣơng tự.

Ví dụ, chế tạo ra cái kìm dựa vào hành động cầm nắm của ngĩn tay cái. Chế tạo ra cái cào, cái bát dựa trên thao tác của đơi bàn tay, …

Hiện tƣợng loại suy cĩ từ buổi bình minh của lịch sử lồi ngƣời. Hiện nay, ngành phỏng sinh học ra đời là một bƣớc phát triển cao của loại suy trong sáng chế, phát minh của khoa học kĩ thuật.

Khi đề cập đến tưởng tượng sáng tạo của con người, khơng thể khơng nhắc tới những sáng tạo mà con người học được từ thiên nhiên như: ngành hàng khơng nhờ học tập con chuồn chuồn bay mà chế ra được bộ phận chống rung, nhờ đĩ mà tránh được hiện tượng gãy cánh máy bay khi bay nhanh mà trước đây đã gây ra nhiều tai nạn. Con ruồi và con muỗi đã giúp các nhà chế tạo máy bay nghĩ ra bộ phận máy ghirơtrơn giúp cho máy bay trở nặng khi bay chúi xuống vẫn giữ được thăng bằng. Người ta cũng dựa theo phương pháp phản lực ánh sáng của lồi ong trong trường hợp khơng cĩ mặt trời để trang bị hệ thống dị đường cho máy bay khi bay qua bắc cực. Do nghiên cứu con bọ dừa khi nĩ phản ứng với những ký hiệu ánh sáng mà người ta chế ra được máy đo vận tốc của máy bay so với mặt đất…

Hãy phân tích cách thức sáng tạo của tưởng tượng trong các trường hợp nĩi trên.

1. Tư duy là gì? Nảy sinh khi nào? Phân tích các đặc điểm của tư duy. Từ đĩ rút ra các kết luận cần thiết.

2. Phân tích mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng. Rút ra kết luận sư phạm cần thiết.

3. Phân tích bản chất và vai trị của tưởng tượng trong đời sống con người.

4. Trình bày các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. 5. Cho ví dụ tình huống cĩ vấn đề và vận dụng các thao tác tư duy để giải quyết tình huống đĩ.

6. Lấy ví dụ minh họa cho các hình thức của tư duy.

7. Câu hỏi thảo luận: Cĩ lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng quan sát bản đồ thế giới, nhưng ít cĩ ai nhận thấy sự giống nhau giữa hai đường bờ biển giữa Đại Tây Dương với một bên là Châu Mỹ và một bên là Châu Âu và Châu Phi. Vậy mà năm 1912 Alfret Veghen, khi quan sát bản đồ thế giới, đã phát hiện ra sự giống nhau đĩ, từ đĩ ơng đề ra “Thuyết trơi dạt lục địa” để lý giải sự tạo thành các lục địa của chúng ta ngày nay. Khi đĩ, học thuyết này đã rơi vào bão tố dư luận của giới khoa học và khơng được chấp nhận. Phải hơn nửa thế kỷ sau, từ những năm 1970 trở lại đây, với sự phát triển của khoa học nĩi chung và Cổ từ học, Cổ khí hậu, Đại dương học…nĩi riêng, người ta đã thừa nhận sự đúng đắn của học thuyết này và phát triển thêm một bước thành “Thuyết kiến tạo mảng”. Và nhờ cĩ học thuyết này, người ta đã lý giải được phần lớn những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất, lập lại được diện mạo của trái đất qua từng thời kỳ địa chất khác nhau, cịn dự đốn được bản đồ địa lý của trái đất trong tương lai.

Hãy phân tích hiện tượng trên để thấy rõ mối quan hệ của tư duy với các quá trình tâm lý khác. Qua đĩ rút ra được kết luận gì để phát triển quá trình tư duy?

Bài 4

ĐỜI SỐNG XÚC CẢM – TÌNH CẢM

Mục tiêu: Sau bài học này, người học cĩ khả năng:

Trình bày và minh họa được các khái niệm: xúc cảm, tình cảm.

Phân biệt được xúc cảm và tình cảm.

Đánh giá được vai trị của xúc cảm, tình cảm trong cơng tác giáo dục và đời sống.

Phân tích được các quy luật của tình cảm.

Vận dụng được các quy luật của tình cảm trong cơng tác giáo dục và đời sống.

Trình bày và minh họa được các lọai tình cảm.

So với nhận thức, đời sống xúc cảm - tình cảm là một lĩnh vực tâm

lý đặc biệt, phức tạp và tế nhị.

Từ xƣa tới nay, tình cảm con ngƣời đã đƣợc nĩi đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhƣng trong các cơng trình nghiên cứu khoa học thì cịn rất khiêm tốn. Do đĩ, lĩnh vực tình cảm vẫn nhƣ một mảnh đất hoang xơ mới đƣợc khai phá, cịn nhiều điều bí ẩn chƣa đƣợc làm sáng tỏ. Trong khi đĩ lĩnh vực tình cảm lại giữ một vai trị cực kỳ quan trọng đối với hoạt động và giao lƣu của con ngƣời.

Cùng với nhận thức, tình cảm là một trong những bộ phận cấu thành, khơng thể thiếu đƣợc trong việc tạo nên bộ mặt nhân cách của con ngƣời.

Vậy xúc cảm - tình cảm là gì, đĩng vai trị ra sao trong cơng tác giáo dục, đƣợc diễn ra với các quy luật nào, làm sao để cĩ đƣợc đời sống tinh thần, tình cảm tốt?

I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa

Trong cuộc sống, để tồn tại, con ngƣời cĩ rất nhiều nhu cầu khác

nhau. Đĩi cĩ nhu cầu đƣợc ăn no; rét cĩ nhu cầu đƣợc mặc ấm; mệt mỏi

cĩ nhu cầu đƣợc nghỉ ngơi; bị áp bức cĩ nhu cầu đƣợc tự do... Tất cả

những cái làm thỏa mãn nhu cầu sẽ khiến con ngƣời cảm thấy hài lịng,

sung sướng, dễ chịu. Ngƣợc lại, những cái khơng làm thỏa mãn nhu cầu

Nhữngsự hài lịng, sung sướng, buồn phiền, thất vọng …gọi là xúc cảm - tình cảm. Vậy,

Xúc cảm - tình cảmlà những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng cĩ liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

Giống nhƣ nhận thức, xúc cảm - tình cảm cũngphản ánh hiện thực

khách quan, nhƣng sự phản ánh của xúc cảm - tình cảm cĩ những điểm khác biệt so với nhận thức.

Về nội dung phản ánh:Trong khi nhận thức phản ánh bản thânsự

vật, hiện tƣợng, chủ yếu phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ của

chúng, thì xúc cảm - tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện

tƣợng với nhu cầu, động cơ của con ngƣời.

Về phạm vi phản ánh:Đối với nhận thức, cứ sự vật, hiện tƣợng tác

động trực tiếp hay gián tiếp là con ngƣời nhận thức phản ánh nĩ. Vì thế, phạm vi phản ánh của nhận thức rộng hơn. Và ở chừng mực nào đĩ, nhận thức cĩ thể phản ánh mọi hiện thực ở mức độ sáng tỏ khác nhau. Cịn ở tình cảm, phạm vi phản ánh hẹp hơn, mang tính lựa chọn. Chỉ cái gì liên quan đến sự thỏa mãn hay khơng thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con ngƣời mới gây nên cảm xúc.

Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh thế giới khách

quan bằng hình tượng - biểu tượng - khái niệm (đơn giản hơn rất nhiều).

Trong khi đĩ, xúc cảm - tình cảm phản ánh bằng cách biểu thị thái độ

dƣới hình thức rung cảm (phức tạp hơn): sự yêu thích, hài lịng, buồn

phiền, thất vọng...

Về con đường hình thành:Nhận thức đơn giản hơn, từ cảm giác, tri

giác qua trí nhớ đến tƣ duy, tƣởng tƣợng. Trong khi xúc cảm, tình cảm diễn ra lâu dài, phức tạp hơn rất nhiều. Từ những xúc cảm đồng loại qua quá trình tổng hợp hĩa, động hình hĩa, khái quát hĩa mới hình thành tình cảm.

2. So sánh sự giống và khác nhau giữa xúc cảm - tình cảm a. Sự giống nhau giữa xúc cảm - tình cảm

- Đều là sự biểu thị thái độ của con ngƣời đối với đối tƣợng mà

con ngƣời nhận thức đƣợc: sự yêu thích, hài lịng, sự buồn phiền, thất

vọng, lo âu, chán nản …

- Đều cĩ tính lây lan: nĩ cĩ thể lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời

khác, tập thể này sang tập thể khác, thậm chí từ đời này qua đời khác.

Trong cuộc sống hàng ngày ta thƣờng gặp hiện tƣợng“vui lây”, “buồn

b. Sự khác nhau giữa xúc cảm - tình cảm

Xúc cảm Tình cảm

-Là một quá trình tâm lý.

-Mang tính nhất thời, gắn liền với

tình huống cụ thể.

-Xuất hiện trƣớc.

-Cĩ chung cho cả ngƣời và vật.

-Thực hiện chức năng sinh vật, giúp

cho con ngƣời định hƣớng và thích nghi với sự tác động của mơi trƣờng với tƣ cách là một cá thể.

-Gắn liền với phản xạ khơng điều

kiện, bản năng.

-Là một thuộc tính tâm lý.

-Cĩ tính xác định và ổn định.

-Xuất hiện sau.

-Chỉ cĩ ở con ngƣời.

-Thực hiện chức năng xã hội,

giúp cho con ngƣời định hƣớng và thích nghi với xã hội với tƣ cách là một nhân cách.

-Gắn liền với phản xạ cĩ điều

kiện, với định hình động lực thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.

3. Vai trị của xúc cảm - tình cảm

Tại sao nĩi: Tiền bạc rồi sẽ hết Sắc đẹp rồi sẽ tàn

Chỉ cĩ tình người sống mãi với thời gian?

Khi nĩi về vai trị của xúc cảm - tình cảm trong đời sống con ngƣời,

cĩ ngƣời ví rằng nơi lạnh lẽo nhất khơng phải nam cực hay bắc cực, mà

nơi lạnh lẽo nhất chính là nơi thiếu xúc cảm - tình cảm của con người.

Nhƣ vậy, cuộc sống của con ngƣời nếu thiếu xúc cảm - tình cảm thì chẳng khác gì một cỗ máy khơng cĩ tâm hồn, chẳng khác gì đứng trƣớc bờ vực thẳm, và nhƣ vậy, con ngƣời khơng cĩ cơ sở hiểu đƣợc những gì xảy ra ở thế giới bên ngồi, cũng nhƣ những hành vi của ngay chính bản

thân mình. Vì vậy, trong tâm lý học ngƣời ta xem tình cảm là mặt tập

trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người.

-Với nhận thức:Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích

con ngƣời tìm tịi chân lý, giúp cho con ngƣời nhận thức sâu sắc các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan. Ngƣợc lại, nhận thức là cơ sở, là cái lý của tình cảm – mà cái lý chỉ đạo cái tình. Lý và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau trong một con ngƣời. Tuy nhiên, nếu thiên quá về mặt tình cảm thì sẽ làm cho cái lý bị

sai lệch, bị méo mĩ nhƣ: Yêu nhau quá đỗi nên mê, Tỉnh ra mới biết kẻ chê người cười, ngƣợc lại, nếu quá thiên về cái lý sẽ làm cho con ngƣời trở nên cứng nhắc.

-Với hành động ý chí: Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hành

động. Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động, nên Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sơng cũng lội mấy đèo cũng qua.

Trong cơng tác giáo dục, tình cảm đĩng một vai trị quan trọng. Nĩ

vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương tiện của quá trình giáo

dục. Bởi vậy, trong cơng tác giáo dục, để xây dựng và hình thành thái độ

đúng cho học sinh, cần:

- Gây đƣợc cảm xúc dƣơng tính ở học sinh, từ cĩ thái độ chƣa

đúng, qua quá trình giáo dục phải hình thành thái độ đúng.

- Nên đến với học sinh bằng tất cả tấm lịng nhân ái của mình, cĩ

sự khéo léo đối xử sƣ phạm.

- Phải cĩ thái độ ổn định trong giao tiếp, tiếp xúc với học sinh: vui vẻ,

nhiệt tình, cởi mở. Thái độ ấy phải đạt đến mức nghệ thuật - nĩi nhƣ

Makarenko: “Nhà giáo dục phải biết đĩng kịch nhưng khơng được nĩi dối”.

- Khơng nên giáo dục bằng cấm đốn vì bản chất của con ngƣời là

tị mị, ham hiểu biết, cho nên cấm đốn sẽ kích thích trí tị mị, mà khơng cĩ sự hƣớng dẫn, chúng ta sẽ khơng lƣờng hết đƣợc hậu quả.

Cần nhớ rằng, sự thành cơng một cơng việc nào đĩ phần lớn phụ

thuộc vào thái độ của ngƣời đĩ đối với cơng việc. Lênin nĩi: “Khơng cĩ

xúc cảm - tình cảm thì trước đây cũng như sau này khơng cĩ một sự tìm tịi nào về chân lý cả”.

II. CÁC QUY LUẬT CỦA TÌNH CẢM 1. Quy luật “thích ứng” của tình cảm 1. Quy luật “thích ứng” của tình cảm

Một xúc cảm - tình cảm nào đĩ cứ lặp lại nhiều lần, khơng thay đổi, thì sẽ làm suy yếu xúc cảm - tình cảm đĩ, và làm cho nĩ lắng xuống.

Quy luật này thƣờng gọi là hiện tƣợng chai dạn trong tình cảm.

Phổ biến trong cuộc sống đời thƣờng qua thành ngữ: xa thì thương, gần

thì thường.

Trong cuộc sống, khi đã xuất hiện tình cảm này chúng ta vẫn sửa đổi đƣợc bằng cách thƣờng xuyên thay đổi tình huống để gây hứng thú.

Trong dạy học, để làm thay đổi tính nhút nhát của học sinh, chúng ta thƣờng quan tâm bằng cách gọi em lên trả lời câu hỏi, từ dễ đến khĩ để

2. Quy luật tƣơng phản của tình cảm

Sự xuất hiện hoặc làm suy yếu đi của một tình cảm này cĩ thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nĩ.

Ví dụ, khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lịng hơn nhiều so với trƣờng hợp, bài khá đĩ nằm trong loạt bài khá đã gặp trƣớc đĩ.

Chúng ta hay gặp hiện tƣợng biểu hiện của quy luật này phổ biến

trong cuộc sống ơn cố, tri ân, ngọt bùi nhớ lúc đắng cay…

Trong cuộc sống, để giáo dục thái độ, hình thành tƣ tƣởng tốt cho

học sinh, ngƣời ta sử dụng biện pháp ơn nghèo, nhớ khổ, hoặc đƣa ra

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)