Các quy luật hình thành kỹ xảo

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 155 - 158)

II. TÂM LÝ HỌC VỀ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG, KỸ XẢO

c. Các quy luật hình thành kỹ xảo

Khi đã hồn thiện kỹ năng, nếu tiếp tục luyện tập với yêu cầu ngày càng cao, con ngƣời đạt đến mức thực hiện cơng việc một cách nhanh chĩng và chính xác, hiệu quả cao, đồng thời, tiết kiệm đƣợc sự tiêu hao năng lƣợng cho cơng việc để cĩ thể làm việc đƣợc lâu dài. Ở giai đoạn con ngƣời biết sử dụng một cách sáng tạo tất cả khả năng của mình cho cơng việc, ta nĩi các thao tác nghề nghiệp đã đạt đến mức độ kỹ xảo.

Bạn hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau:

Muốn hình thành kỹ xảo cho học sinh trước hết phải giúp các em(1)… biện pháp hành động. Sau đĩ tổ chức cho các em (2)… Cuối cùng là giúp các em(3)… Khi trở thành động hình hĩa thì kỹ xảo xuất hiện.

a. Tri thức b. Kinh nghiệm c. Hiểu d. Cách học e. Hành động f. Luyện tập g. Triển khai h. Sáng tạo

c.1. Quy luật đỉnhcủa phƣơng pháp

Trong quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, mỗi một phƣơng pháp luyện tập thƣờng đem lại một hiệu quả nhất định và khơng

thể tăng lên đƣợc nữa. Ngƣời ta gọi đĩ là “điểm đỉnh” của phƣơng pháp.

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả cơng việc, cần phải đổi mới phƣơng pháp. Đây chính là cơ sở tâm lý, cơ sở lý luận của việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả cơng việc.

c.2. Quy luật tiến bộ khơng đều

Quá trình rèn luyện để hình thành một kỹ năng, kỹ xảo nào đĩ khơng phải lúc nào cũng tiến triển đều đặn, theo con đƣờng thẳng, mà cĩ thể lúc tăng, lúc giảm hoặc cĩ khi tạm thời dừng lại. Tùy theo từng loại

kỹ năng cụ thể, mà giai đoạn đầu tiến bộ nhanh, giai đoạn sau tiến bộ chậm, hoặc ngƣợc lại.

Việc hiểu rõ quy luật này giúp cho giáo viên và học sinh kiên nhẫn và tin tƣởng hơn trong suốt quá trình huấn luyện.

c.3. Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các kỹ xảo

Các kỹ xảo đã hình thành ở một cá nhân cĩ thể ảnh hƣởng đến kỹ xảo đang hình thành ở cá nhân đĩ, gọi là sự tác động qua lại. Sự tác động này cĩ thể theo hai hƣớng:

-Hướng tích cực: khi kỹ xảo cũ đã hình thành ảnh hƣởng tốt đến

kỹ xảo mới đang hình thành, gọi là sự chuyển kỹ xảo. Ví dụ, một ngƣời,

đã điều khiển xe taxi thơng thạo, khi chuyển sang học điều khiển xe khách, sẽ thuận lợi.

Điều kiện để sự chuyển kỹ xảo diễn ra là giữa kỹ xảo cũ và mới phải cĩ nhiều cơ chế giống nhau; cá nhân ý thức đƣợc sự giống nhau đĩ; và kỹ xảo cũ phải rất nhuần nhuyễn.

-Hướng tiêu cực: khi kỹ xảo cũ đã hình thành ảnh hƣởng khơng

tốt đến kỹ xảo mới đang hình thành, gọi là sự giao thoa kỹ xảo. Sự can

thiệp này cĩ thể diễn ra, khi ta cải tạo một kỹ xảo cũ, khơng cịn phù hợp, hoặc khi sửa chữa một kỹ xảo cũ bị sai lệch. Nguyên nhân của sự giao thoa kỹ xảo do: kỹ xảo cũ và mới cĩ những điểm giống nhau nhất định; hoặc do đƣờng dây liên hệ thần kinh tạm thời đƣợc thành lập trƣớc đây ổn định và bền vững hơn những đƣờng dây liên hệ thần kinh tạm thời mới đƣợc thành lập; hoặc do những đƣờng dây liên hệ thần kinh tạm thời đƣợc thành lập trƣớc đây chƣa kịp xĩa bỏ hoặc vừa xĩa bỏ xong đã thành lập đƣờng mới ngay.

Quy luật này cĩ ý nghĩa trong việc huấn luyện một kỹ năng, kỹ xảo mới nào đĩ. Càng cĩ nhiều kinh nghiệm phong phú và vững chắc bao nhiêu, thì việc học thêm cái mới càng thuận lợi bấy nhiêu. Vì vậy, trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên cần lƣu ý, theo dõi để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sĩt, lệch lạc khi thực hiện các thao tác nghề nghiệp.

c.4. Quy luật về sự suy yếu và dập tắt dần của các kỹ xảo

Một kỹ xảo đã đƣợc hình thành, nhƣng ngƣng luyện tập, sử dụng một thời gian dài sẽ bị suy yếu và mất dần.

Sự suy yếu và dập tắt dần của các kỹ xảo chính là sự mất dần tính

chính xác của hành động tự động hĩa.

Là giáo viên tương lai, bạn rút ra kết luận sư phạm gì từ các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo?

1. Thế nào là sự lĩnh hội? Trình bày các mức độ chất lượng của sự lĩnh hội.

2. Phân tích các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng của sự lĩnh hội.

3. Chất lượng lĩnh hội của học sinh sẽ tốt hơn, nếu tài liệu học tập được trình bày logic, hệ thống, chính xác và cập nhật thường xuyên. Ảnh hưởng đĩ cĩ được từ điều kiện:

a. Màu sắc xúc cảm của tài liệu học tập b. Hình thức của tài liệu học tập

c. Nội dung của tài liệu học tập d. Độ khĩ của tài liệu học tập

4. Khái niệm kỹ năng và trình bày các giai đoạn hình thành kỹ năng? 5. Khái niệm kỹ xảo và phân tích các đặc điểm của kỹ xảo?

6. Phân tích các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo. 7. Đặc điểm nào sau đây đặc trưng cho hành động kỹ xảo? a. Tập trung chú ý cao độ.

b. Đạt hiệu quả. c. Tốc độ vừa phải.

Bài 3

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ

LỨA TUỔI THANH NIÊN HỌC NGHỀ

Mục tiêu: Sau bài học này, người học cĩ khả năng:

-Phát biểu được khái niệm về tâm lý học lứa tuổi.

-Phân tích được các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của sự phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên.

-Trình bày và phân tích được các đặc điểm về nhận thức của lứa tuổi thanh niên học nghề và ý nghĩa đối với việc dạy học.

-Phân tích đặc điểm về giao tiếp và đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên học nghề và ý nghĩa đối với việc giáo dục thanh niên.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 155 - 158)