NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 128 - 132)

1. Bản chất tâm lý của quá trình dạy học

Tâm lý học dạy học là một trong những bộ phận quan trọng của mơn Tâm lý học sƣ phạm, chuyên nghiên cứu những điều kiện, những quy luật tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục ở các trƣờng học.

Trong nhà trƣờng, nhiệm vụ dạy học cĩ thể đƣợc tổ chức thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣng dù bất cứ dƣới hình thức nào, quá trình dạy học cũng cĩ chung bản chất.

a. Xét về mục đích: Dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội những nhân tố tích cực của nền văn hĩa xã hội, nhằm tái tạo ở học sinh “năng lực bản chất người” để các em phát triển thành con người thực sự.

Chúng ta biết rằng, đứa trẻ mới sinh ra vốn là một con ngƣời, nhƣng muốn trở thành một con ngƣời thực sự (một chủ thể hoạt động cĩ ý thức, một nhân cách) thì nĩ phải đƣợc giáo dục và dạy học. Nĩi khác đi, khơng đƣợc giáo dục và dạy học, thì đứa trẻ, tự thân nĩ, khơng thể trở thành con ngƣời thực sự đƣợc. Đây là điểm khác biệt căn bản của quá trình phát triển cá thể con ngƣời so với quá trình phát triển cá thể động vật.

Nhƣ vậy, quá trình dạy học (và giáo dục nĩi chung) là cơ chế xã hội của sự phát triển tâm lý trẻ.

b. Xét về mặt thực hiện:Quá trình dạy học chỉ cĩ thể diễn ra trên cơ sở hoạt động của giáo viên và học sinh, và giao lưu giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.

Quá trình dạy học là một quá trình kép, bao gồm hai hoạt động cơ bản, cĩ quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau: hoạt động dạy (truyền thụ) của giáo viên, và hoạt động học (lĩnh hội) của học sinh. Hoạt động dạy diễn ra là để tổ chức và điều khiển hoạt động học. Hoạt động học chỉ cĩ thể diễn ra dƣới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy. Với ý nghĩa nhƣ vậy, dạy và học tạo ra quá trình dạy học.

Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể tổ chức, điều khiển tồn bộ quá trình dạy học; cịn học sinh, cùng lúc giữ cả hai vai trị vừa là khách thể (đối tƣợng) của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Đồng thời, quá trình dạy học chỉ cĩ thể đƣợc tiến hành trong điều kiện giao lƣu giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Vì vậy, chất lƣợng của quá trình dạy học khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ của giáo viên, tính tích cực của học sinh mà cịn phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ giao lƣu nĩi trên.

Nhƣ vậy, quá trình dạy học, xét về mặt thực hiện, cĩ bản chất hoạt động và giao lƣu. Nĩi khác đi, dạy học (rộng hơn là giáo dục) là hình thức đặc biệt của hoạt động và giao lƣu của lồi ngƣời.

2. Những quy luật tâm lý của quá trình dạy học

Với tƣ cách là một trong những quá trình giáo dục, quá trình dạy học đƣợc diễn ra với các quy luật của mình.

a. Quy luật về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học là tổ chức và điều khiển học sinh lĩnh hội một hệ thống các khái niệm khoa học. Bản chất của sự lĩnh hội là quá trình nhận thức. Vì vậy, để đạt đến chất lƣợng của dạy học, giáo viên phải tính tốn và áp dụng đúng quy luật này vào việc điều khiển quá trình nhận thức của học sinh.

Quá trình nhận thức hệ thống các khái niệm khoa học là một quá trình phức tạp. Nĩ đi từ cảm tính đến lý tính, qua hoạt động của các giác quan. Học sinh thu thập tài liệu dƣới dạng các hình ảnh, các sự kiện, sự mơ tả… Sau đĩ, bằng các thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát … đi đến những khái niệm, những hiểu biết.

Hai giai đoạn nhận thức cĩ đặc điểm, vai trị, ý nghĩa tƣơng đối độc lập, song nĩ cĩ mối quan hệ mật thiết, xen kẽ và ảnh hƣởng lẫn nhau.

Để đạt đến sự nhận thức đầy đủ, chính xác, phải là sự hoạt động phối hợp và thống nhất của cả hai giai đoạn trên. Vì vậy, ngƣời thầy cần coi trọng cả hai giai đoạn nhận thức trong quá trình dạy học. Nếu trong dạy học, giáo viên chỉ coi trọng và nặng về nhận thức cảm tính, chỉ cĩ thể hình thành những khái niệm đời sống hoặc rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa. Cịn nếu trong dạy học, giáo viên chỉ coi trọng và nặng về nhận thức lý tính, sẽ làm cho học sinh khĩ hiểu hoặc rơi vào lý thuyết suơng.

Ngồi ra, muốn nhận thức cảm tính thật sự trở thành tài liệu của tƣ duy để hình thành khái niệm, giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh thu thập các tài liệu cần thiết cho việc hình thành khái niệm đĩ.

b. Quy luật về sự thống nhất giữa năng lực của giáo viên với sự phát triển năng lực của học sinh.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của dạy học là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Đĩ là năng lực nhận thức và năng lực hành động. Nhiệm vụ này đƣợc thực hiện thơng qua việc giảng dạy các mơn học trong nhà trƣờng.

Các cơng trình nghiên cứu về tâm lý học dạy học đã chỉ ra rằng, sự phát triển năng lực của học sinh, diễn ra trong nhà trƣờng, chịu sự quy định một cách tƣơng đối bởi năng lực của giáo viên.

Vậy những năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh phụ thuộc vào những năng lực nào của giáo viên?

Thứ nhất, đĩ là phụ thuộc vào năng lực chuyên mơn của giáo viên. Cụ thể là sự hiểu biết sâu sắc về tri thức bộ mơn mình dạy, những hiểu biết cần thiết những bộ mơn liên quan, và những hiểu biết nhất định của thực tiễn, liên quan tới chuyên mơn của giáo viên. Năng lực này của giáo viên ảnh hƣởng trực tiếp đến độ sâu, rộng, tính thực tiễn của những khái niệm và tri thức khoa học mà học sinh lĩnh hội đƣợc.

Vì thế, ngƣời giáo viên cần khơng ngừng tự học hỏi lý thuyết, tiếp cận những tri thức khoa học hiện đại, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu thực tiễn …

Thứ hai, đĩ là phụ thuộc vào năng lực sƣ phạm và nhất là phƣơng pháp giảng dạy bộ mơn, vì phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên phần nào ảnh hƣởng trực tiếp đến phƣơng pháp học của học sinh, ảnh hƣởng cách nhìn và cách suy nghĩ của họ.

Thực tế cũng nhƣ các cơng trình nghiên cứu cho thấy, nhiều giáo viên rất vững vàng về tri thức chuyên mơn, nhƣng khơng cĩ phƣơng pháp thích hợp nên hiệu quả dạy học khơng cao, khơng phát huy đƣợc tính tích

A.Đixtecvec: “Người giáo viên bình thường mang chân lý đến cho trị, người giáo viên giỏi biết dạy cho trị đi tìm chân lý”.

Là giáo viên tương lai, bạn hãy cho biết ý nghĩa của lời dạy trên, từ đĩ rút ra những bài học sư phạm cho bản thân.

c. Quy luật về sự thống nhất giữa tính tích cực nhận thức với động cơ nhận thức.

Tính tích cực nhận thức của học sinh biểu hiện ở sự tập trung chú ý, tích cực tìm tịi, động não với sự tự giác và hứng thú cao… Đây là điều kiện tâm lý cĩ vai trị quan trọng trong dạy học. Đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên, nĩ là cơ sở để xây dựng các phƣơng pháp dạy học tích cực. Đối với hoạt động học của học sinh, nĩ cĩ ảnh hƣởng quyết định

đến kết quả lĩnh hội tri thức.Vì vậy, hình thành tính tích cực nhận thức

của học sinh cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng của quá trình dạy học.

Ngƣời ta chia ra làm hai mức độ tích cực.

-Mức độ bình thƣờng: học sinh lĩnh hội những lời giải thích của

giáo viên, nắm những mẫu hoạt động trí tuệ do giáo viên thực hiện khi giải quyết vấn đề, hồn thành những cơng việc và những bài tập độc lập cĩ tính tái hiện.

-Mức độ sáng tạo: học sinh cĩ thể hồn thành các cơng việc độc

lập, địi hỏi cĩ sự tƣởng tƣợng sáng tạo, sự phân tích logic, cách thức giải quyết mới và sự chứng minh cĩ tính sáng tạo, để từ đĩ, rút ra những kết luận độc lập.

Vậy tính tích cực nhận thức của học sinh phụ thuộc vào yếu tố nào và đƣợc hình thành ra sao?

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tính tích cực nhận thức phụ thuộc một cách tƣơng ứng vào động cơ nhận thức. Cho nên, trong dạy học, để hình thành tính tích cực nhận thức ở học sinh, chủ yếu phải xuất phát từ việc hình thành các động cơ nhận thức.

Động cơ nhận thức đƣợc hiểu là các yếu tố thúc đẩy hoạt động nhận thức. Cĩ hai loại động cơ nhận thức.

-Thứ nhất, động cơ hồn thiện tri thức: trong học tập, cái thúc

đẩy học sinh tích cực học tập là ở bản thân tri thức, ở nhu cầu muốn đƣợc hồn thiện tri thức. Việc học tập đƣợc thúc đẩy bởi động cơ này là lý tƣởng về mặt sƣ phạm, khi đĩ việc học khơng gặp trở ngại bởi những mâu thuẫn bên trong bản thân ngƣời học.

-Thứ hai, động cơ quan hệ xã hội: cái thúc đẩy học sinh tích cực học tập ở bên ngồi tri thức, nhƣng muốn đạt đƣợc phải thơng qua tri thức. Ví dụ nhƣ thích điểm cao, mong đợi ở tƣơng lai, vì thƣơng cha mẹ, do sĩ diện, vì thi đua …

Thứ bậc của hai loại động cơ trên cĩ thể hốn đổi tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể. Tuy nhiên, về mặt sƣ phạm, động cơ hồn thiện tri thức vẫn ở thứ bậc cao hơn cả.

Tại sao trong quá trình dạy học người giáo viên phải tạo cho học sinh sự phấn khởi, xúc động và niềm vui trong học tập ? Bạn hãy lấy dẫn chứng minh họa cho sự lý giải của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)