CÁC QUY LUẬT CỦA TRI GIÁC

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 50)

1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch rõ rệt hơn một số đối tượng này so với đối tượng khác trong quá trình tri giác.

Ví dụ, đứng trƣớc một đám đơng, ta chỉ cĩ thể tri giác một ngƣời. Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện tính tích cực của con ngƣời trong quá trình tri giác.

Tính lựa chọn của tri giác cịn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Đặc điểm đặc biệt của đối tƣợng tri giác. Ví dụ, khi đang giảng

bài, cĩ học sinh biểu hiện bất thƣờng (nĩi chuyện riêng, ngủ gật, nghịch ngợm trong lớp...), giáo viên cĩ thể tri giác em học sinh đĩ.

- Kinh nghiệm của ngƣời tri giác. Khi kinh nghiệm của ta về một

sự vật, hiện tƣợng nào đĩ mà phong phú thì ta tri giác và lựa chọn đối tƣợng ấy nhanh, nếu khơng thì ngƣợc lại.

- Phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tâm thế của cá nhân. Khi ta cĩ

nhu cầu và hứng thú về cái gì đĩ thì tri giác của ta thiên về đối tƣợng ấy. Ví dụ, khi đi vào hiệu sách, ta chỉ tìm những đĩa hát hoặc các sách chuyên ngành phục vụ cho chuyên mơn.

- Phụ thuộc vào tác động của ngơn ngữ. Ví dụ, lời chỉ dẫn của giáo

viên đối với sự tri giác tài liệu, đồ dùng dạy học là vơ cùng quan trọng vì nĩ cĩ tác dụng hƣớng dẫn sự lựa chọn trong tri giác của học sinh.

- Phụ thuộc vào đối tƣợng và bối cảnh (hay giữa hình và nền) trong

Quy luật này cĩ rất nhiều ứng dụng trong thực tế:

- Khi muốn làm cho đối tƣợng tri giác đƣợc phản ánh tốt nhất,

ngƣời ta tìm cách làm cho đối tƣợng phân biệt hẳn với bối cảnh. Ví dụ, phấn trắng viết, kẻ trên nền bảng đen hoặc xanh lá cây; dùng mực đỏ khi chấm bài, học sinh dễ nhận ra điểm đạt đƣợc và những nội dung làm bài đúng hoặc sai sĩt của mình.

- Ngƣợc lại, khi làm cho tri giác đối tƣợng trở nên khĩ khăn, ngƣời

ta tìm cách cho đối tƣợng hịa lẫn với bối cảnh (ngụy trang). Ví dụ, trong chiến tranh: mâm pháo, nịng pháo đƣợc phủ màu xanh hịa với lá xanh cây rừng để địch khĩ phát hiện.

2. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác

Tính ý nghĩa của tri giác là sự thơng hiểu về đối tượng tri giác. Tức là, khi tri giác một sự vật, hiện tƣợng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, con ngƣời gọi đƣợc đúng tên sự vật, hiện tƣợng đĩ và xếp nĩ vào một nhĩm, một loại nhất định.

Ví dụ, khi tri giác cái bảng, ta gọi đúng tên cái bảng, biết nĩ làm bằng nguyên vật liệu gì, nhƣ vậy, quy luật tính ý nghĩa của tri giác đã diễn ra.

Tính ý nghĩa của tri giác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của ngƣời tri giác. Vì thế, cùng một sự vật hiện tƣợng tri giác, nĩ cĩ thể cĩ ý nghĩa với ngƣời này nhƣng khơng cĩ ý nghĩa với ngƣời khác.

Hình 3: Cơ gái hay bà lão hay ơng già?

Hình 4: Chàng trai hay cơ gái?

Kết luận sư phạm: Trong cơng tác giáo dục và dạy học, quy luật này cĩ ý nghĩa to lớn. Khi giáo viên đƣa ra một khái niệm, một định lý hay một định luật..., hoặc khi tổ chức một hoạt động giáo dục nào đĩ, phải làm cho học sinh hiểu rõ đƣợc vai trị và ý nghĩa tác dụng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Muốn vậy,

- Khi đƣa ra một vấn đề gì, giáo viên cần phải giải thích, phân tích,

rồi khái quát vấn đề. Tránh đƣa ra hiện tƣợng, sự kiện mà khơng giải thích, phân tích thì hậu quả và tác hại trong nhận thức của học sinh cĩ thể khơng lƣờng hết đƣợc.

- Thầy phải trau dồi, rèn luyện ngơn ngữ trong sáng, mạch lạc,

ngắn gọn, súc tích, sử dụng đúng thuật ngữ khoa học quy định.

- Trong quá trình tổ chức học tập cho học sinh, tài liệu trực quan chỉ

đƣợc quan sát một cách đầy đủ, sâu sắc khi đƣợc kèm theo những lời chỉ dẫn. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tƣợng mới mẻ khi tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết.

3. Quy luật về tính ổn định của tri giác

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh các sự vật, hiện tượng khơng thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.

Ví dụ:

+ Khi ta tri giác tờ giấy trắng dƣới ánh sáng ban ngày cũng nhƣ

dƣới ánh sáng đèn dầu hỏa (điều kiện ánh sáng thay đổi) thì tờ giấy trắng vẫn cứ là tờ giấy trắng.

+ Một hịn than đen vào giữa trƣa tỏa ra một lƣợng ánh sáng gấp 8,

9 lần so với viên phấn trắng vào lúc 3 giờ chiều, nhƣng khi tri giác ta thấy: hịn than đen vẫn cứ là hịn than đen, mà viên phấn trắng vẫn cứ là viên phấn trắng.

Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trƣớc hết, do cấu trúc của sự vật, hiện tƣợng tƣơng đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, nhƣng chủ yếu là do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng nhƣ vốn kinh nghiệm của con ngƣời về đối tƣợng.

Tính ổn định của tri giác khơng phải là cái bẩm sinh, mà nĩ đƣợc hình thành trong đời sống cá nhân, là điều kiện cần thiết trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Tuy nhiên, khi tri giác cần khắc phục cái nhìn phiến diện, tĩnh tại về thế giới.

Nhờ cĩ quy luật này, trong cơng tác giáo dục và dạy học, chúng ta rèn luyện cho học sinh cĩ đƣợc thĩi quen và hành vi đúng, lập trƣờng vững vàng.

4. Quy luật ảo ảnh của tri giác

Ảo ảnh của tri giác là sự phản ánh sai lệch, phản ánh khơng đúng, phản ánh hời hợt các sự vật, hiện tượng khách quan trong quá trình tri giác của con người.

Nguyên nhân ảo ảnh trong tri giác rất đa dạng, nhƣng nhìn chung cĩ ba nhĩm nguyên nhân chính, đĩ là:

- Nhĩm nguyên nhân vật lý, ví dụ: do sự khúc xạ ánh sáng, để đơi

đũa trong ly nƣớc, nhìn qua cái ly ta thấy đũa nhƣ bị gãy. Chạy xe trên đƣờng vào mùa hè, đoạn đƣờng trƣớc mắt ta nhƣ cĩ ai đổ nƣớc hoặc dầu ƣớt ra đƣờng nhựa.

- Nhĩm nguyên nhân sinh lý, do mức độ tiêu hao năng lƣợng thần

kinh, hay độ căng thẳng của cơ bắp khác nhau. Ví dụ, khi bị đĩi bụng: cảm thấy hoa mắt, ù tai nghe khơng rõ…

- Nhĩm nguyên nhân tâm lý, bị chi phối bởi tâm trạng, bởi quy

luật trọn vẹn của tri giác hay sự tƣơng phản của cảm giác. Ví dụ: Đi trên con đƣờng đầy ắp kỷ niệm và vui vẻ ta cảm thấy quãng đƣờng nhƣ ngắn lại, nhƣng nếu cảm thấy buồn phiền, chán nản thì quãng đƣờng nhƣ dài hơn rất nhiều so với thực tế…

Quy luật này thƣờng đƣợc áp dụng trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm, hĩa trang cho diễn viên khi lên sân khấu; hoặc trong nghệ thuật bán hàng nhƣ: kê các kệ để hàng, giá tiền bán hàng, ánh đèn trang trí gian hàng bày bán …

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, chúng ta cần hạn chế tới mức thấp nhất hiện tƣợng ảo ảnh tri giác ở học sinh trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức. Khi chuẩn bị các hình vẽ, mơ hình, vật thật… phải hết sức cẩn thận: trình bày một cách khoa học, rõ ràng, đồng thời cĩ sự hƣớng dẫn tỷ mỷ để học sinh nhận thức đúng vấn đề.

5. Quy luật tổng giác

Ngồi tính chất, đặc điểm của vật kích thích gây ra, tri giác cịn bị quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác nhƣ nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ …

Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.

Nhƣ vậy, ta cĩ thể điều khiển đƣợc tri giác. Do đĩ, trong quá trình giáo dục và dạy học, chúng ta phải tính đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, xu hƣớng, hứng thú, tâm lý của học sinh…, đồng thời việc cung cấp tri

thức, kinh nghiệm, giáo dục hình thành niềm tin, nhu cầu … cho học sinh sẽ làm cho tri giác của họ trở nên tinh tế, nhạy bén hơn.

Nhà vật lý học vĩ đại ở thế kỷ XVIII Leona Ole đã viết: “Nếu chúng ta quen nhận biết các vật theo đúng sự thật thì nghệ thuật (tức mỹ thuật) khơng cịn chỗ dựa nữa, cũng giống như khi chúng ta mù vậy: dù nhà mỹ thuật cĩ dốc hết tài nghệ ra để pha màu cũng hồn tồn vơ ích; nhìn tác phẩm của ơng, chúng ta sẽ nĩi: đây là những vết đỏ, đây là những vết lam, đĩ là một mảng màu đen, và kia là vài đường trăng trắng, tất cả đều trên cùng một bề mặt, nhìn vào khơng thấy một sự khác nào về khoảng cách và chẳng giống một vật gì hết”. Dù trên bức tranh cĩ vẽ gì đi chăng nữa thì đối với chúng ta cũng chỉ như chữ trên trang giấy mà thơi…Và như thế, chúng ta mất hết thú vui mà nền nghệ thuật đem lại”

Tại sao điều lo ngại nĩi trên của nhà khoa học lại khơng xảy ra? Quy luật nào của tri giác đã giúp ta khơng rơi vào thảm họa đĩ?

1. Cảm giác và tri giác là gì, giống và khác nhau như thế nào? Chúng cĩ vai trị gì trong đời sống và trong cơng tác giảng dạy?

2. Trình bày các quy luật cảm giác và nêu lên những ứng dụng của chúng trong đời sống và trong cơng tác giảng dạy.

3. Trình bày các quy luật của tri giác và rút ra những kết luận cần thiết. 4. Câu hỏi thảo luận: Khi nĩi về sự khác nhau giữa con người với con vật, Ph.Angghen đã viết: Chim đại bàng nhìn thấy xa hơn người rất nhiều, nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều điều hơn mắt đại bàng rất nhiều (Phép biện chứng của tự nhiên).

Sự ưu việt của các cơ quan cảm giác ở con người được cắt nghĩa bởi cái gì ?

Bài 2 TRÍ NHỚ

Mục tiêu: Sau bài học này, người học cĩ khả năng:

Trình bày và minh họa được khái niệm trí nhớ.

Phân tích được các giai đọan của trí nhớ.

Trình bày và giải thích được sự quên. Vận dụng được những biện pháp để chống quên.

Khi sự vật, hiện tƣợng trực tiếp tác động vào giác quan của ta, chúng đƣợc cảm giác và tri giác ghi nhận. Nhƣng khi thơi khơng tác động, hình ảnh đĩ khơng mất đi mà nĩ đƣợc ghi lại ở trên não, đƣợc con ngƣời tích lũy và sử dụng làm kinh nghiệm cho bản thân. Những hình ảnh nhƣ vậy thƣờng xuyên đƣợc củng cố, giữ gìn, và nếu cần sẽ đƣợc tái hiện lại khi cĩ địi hỏi của cuộc sống trong quá trình hoạt động của cá

nhân. Quá trình ghi lại, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những hình ảnh của

sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc con ngƣời cảm giác, tri giác, cùng những kinh

nghiệm trƣớc đây của con ngƣời đƣợc gọi là trí nhớ.

I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa

Trí nhớ là một quá trình nhận thức, phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của cá nhân dưới dạng biểu tượng.

Qua định nghĩa ta thấy, trí nhớ phản ánh hiện thực khách quan dƣới dạng biểu tƣợng. Đĩ là sự nảy sinh trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng khi nĩ thơi khơng cịn trực tiếp tác động vào giác quan của ta nữa.

Ví dụ, nhớ lại dịng sơng quê hƣơng, nhớ lại những gƣơng mặt của

ngƣời thân trong gia đình khi đang ởxa.

Cĩ hai loại biểu tƣợng.

- Biểu tượng của trí nhớ: là biểu tƣợng về những cái đã qua,

những cái con ngƣời đã trải nghiệm. Ví dụ: tả lại đƣợc dịng sơng quê hƣơng nơi mình đã sinh ra và lớn lên sau khi đã xa nĩ …

- Biểu tượng của tưởng tượng: đƣợc xây dựng trên cơ sở biểu

biến, đƣợc chắp ghép tạo thành hình ảnh mới. Ví dụ, con rồng là sự kết hợp các thành phần: đầu sƣ tử, mình rắn, vẩy cá, mĩng của lồi chim dữ (cú mèo, diều hâu, đại bàng) …

Nhƣ vậy, hình ảnh của biểu tƣợng cĩ hai đặc điểm:

- Vừa mang tính chất trực quan của một hình tượng, tức là

khơng cĩ cảm giác, tri giác, thì biểu tƣợng khơng thể hình thành đƣợc. Nĩ là kết quả của sự chế biến những hình tƣợng do cảm giác, tri giác tạo nên. Do đĩ, biểu tƣợng cũng phản ánh hiện thực khách quan dƣới dạng hình ảnh cụ thể.

- Vừa mang tính khái quát của một khái niệm, tức là chỉ phản

ánh những nét đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng, và thƣờng bỏ đi những nét ngẫu nhiên. Ví dụ, biểu tƣợng về dịng sơng quê hƣơng thì hình ảnh rõ nét là đơi bờ và dịng chảy; biểu tƣợng về tam giác thì hình ảnh rõ nét là 3 cạnh và 3 gĩc khép kín cùng nằm trên một mặt phẳng …

Nhƣ vậy, hình ảnh của biểu tƣợng vừa cĩ tính trực quan, vừa cĩ tính khái quát (kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai). Nĩ giống với nhận thức cảm tính ở tính trực quan, nhƣng cao hơn ở tính khái quát. Nĩ khơng chỉ phản ánh hình ảnh của một sự vật, hiện tƣợng mà cĩ khả năng phản ánh khái quát chung cho nhiều sự vật, hiện tƣợng cùng loại. Tuy nhiên, cái khái quát này vẫn chỉ là những thuộc tính bên ngồi khơng bản chất do trực tiếp các giác quan mang lại. Nhƣ vậy, so với nhận thức lý tính, trí nhớ ở mức nhận thức thấp hơn.

Với hai tính chất trên, trí nhớ là mức độ chuyển tiếp trung gian từ

nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

Tĩm lại: Cũng giống nhƣ cảm giác, tri giác, trí nhớ cũng phản ánh

bản thân hiện thực khách quan, nhƣng hiện thực khách quan này đã đƣợc con ngƣời tích lũy thành kinh nghiệm, thành vốn riêng của mỗi ngƣời, tạo ra ở con ngƣời những hiểu biết nhất định.

2. Vai trị của trí nhớ

Trí nhớ cĩ một vai trị to lớn trong đời sống và trong hoạt động của con ngƣời.

- Trí nhớ là điều kiện khơng thể thiếu đƣợc để con ngƣời cĩ đời

sống tâm lý bình thƣờng, ổn định, lành mạnh. Trí nhớ đảm bảo tính thống nhất và tính tồn vẹn của nhân cách.

- Nhờ cĩ trí nhớ, con ngƣời xác định đƣợc phƣơng hƣớng để thích

+ Đối với nhận thức cảm tính: Trí nhớ là cơng cụ, phƣơng tiện để lƣu lại các kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đĩ nhận thức phân biệt đƣợc cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trƣớc đây để cĩ phản ứng tốt với sự tác động hiện tại của hiện thực khách quan.

+ Trí nhớ là nguồn cung cấp tài liệu do nhận thức cảm tính mang

lại làm cơ sở cho nhận thức lý tính (tƣ duy và tƣởng tƣợng) một cách đầy đủ nhất, nĩ chính là cơ sở cho những phát minh và sáng chế ra đời.

II. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ

Trí nhớ là sự phản ánh hiện thực khách quan, trong đĩ bao gồm các giai đoạn:

1. Ghi nhớ (quá trình tạo vết trên vỏ não)

Ghi nhớ là quá trình lưu giữ lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trên vỏ não trong quá trình tri giác.

Ghi nhớ là điều kiện cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm. Khơng cĩ ghi nhớ thì khơng cĩ quá trình trí nhớ.

Ghi nhớ thƣờng đƣợc diễn ra dƣới hai hình thức:

a. Ghi nhớ khơng chủ định

Là ghi nhớ khơng đặt ra mục đích từ trước, khơng cần sự nỗ lực của ý chí, sự căng thẳng của thần kinh và khi ghi nhớ khơng cần sử dụng bất cứ phương pháp nào để nhớ.

Ví dụ, tình cờ nghe một câu chuyện mà nhớ mãi khơng quên, 15-20 năm sau vẫn nhớ từng chi tiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học - Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)