Nội dung giáo trình bao gồm ba phần. Chương một và chương hai thuộc phần mở đầu. Chương hai trình bày các phương pháp sử dụng để đo lường các biến số kinh tế như tổng sản lượng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Phần II với tiêu đề nền kinh tế trong dài hạn dựa vào giả định giá cả điều chỉnh cân bằng thị trường, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, nghĩa là, nó giả định thị trường
cân bằng trong mô hình cổ điển về nền kinh tế. Phần này từ chương ba tới chương bảy.
Phần III nghiên cứu về nền kinh tế trong ngắn hạn với giả định giá cả cứng nhắc. Nó trình bày mô hình cân bằng thị trường của nền kinh tế và chỉ ra cách thức thay đổi những kết luận của mô hình cổ điển gắn với giả định tính cứng nhắc của giá cả. Phần này bao gồm 2 chương là chương 8 và 9.
Câu hỏi ôn tập chương
1. Giải thích sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và vĩ mô? Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này?
2. Chi phí cơ hội là gì?
3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản mà xã hội luôn phải đối mặt là gì? 4. Tại sao các nhà kinh tế lại lập ra và sử dụng mô hình? 5. Mô hình cân bằng thị trường là gì?
lOMoARcPSD|13013005
26
Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô
Chương 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ
VĨ MÔ
Muốn nghiên cứu nền kinh tế, các nhà kinh tế phải quan sát các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Để phản ánh kết quả quan sát họ phải sử dụng các chỉ tiêu thống k ê để đo lường.
Chương này giới thiệu ba chỉ tiêu thống kê kinh tế quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách. Tổng sản phẩm trong nước hay GDP cho chúng ta biết về tổng thu nhập của một nước và tổng mức chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức giá. Tỷ lệ thất nghiệp
phản ánh tỷ lệ lao động bị thất nghiệp.