Phân loại lạm phát

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 94 - 96)

Phân loại theo quy mô lạm phát tức là dựa vào tỷ lệ lạm phát người ta chia lạm phát thành lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Lạm phát vừa phải thể hiện qua mức tăng giá chỉ với một con số, tỷ lệ tăng giá thấp, dưới 10% năm, nên giá cả tương đối ổn định, hầu như sự thay đổi của nó rất khó nhận biết. Trong điều kiện đó mọi người tin vào giá trị của đồng tiền.

Lạm phát phi mã thể hiện qua mức tăng giá từ hai tới ba con số, tức là khoảng hơn 10%, 50%, 200%, 800%... một năm. Trong những năm 1980, có nhiều nước lâm

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

87

vào tình trạng lạm phát phi mã đến 700%, chẳng hạn như Argentina, Brazin, Việt nam... đồng tiền mất giá nghiêm trọng, lãi suất thực thường là âm.

Trong điều kiện đó, không ai cho vay với lãi suất thông thường. Không ai nắm giữ lượng tiền mặt lớn quá mức tối thiểu cần thiết cho việc giao dịch hàng ngày, ngược lại hàng hóa sẽ được ưa chuộng hơn đặc biệt là hàng hóa lâu bền. Tình trạng lạm phát phi mã vẫn có khả năng được khắc phục.

Siêu lạm phát với tỷ lệ tăng giá trên 1000% năm. Các cuộc cuộc siêu lạm phát điển hình như ở Bôlibia năm 1985 với tỷ lệ 50.000%, xảy ra ở Đức 11-1923 với tỷ lệ tăng giá 1 triệu lần.

Phân loại theo tính chất lạm phát

Lạm phát dự kiến được. Mọi người đã dự tính khá chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn của nó. Loại này ít gây tổn hại thực cho mọi người và nền kinh tế mà gây ra những phiền toái đòi hỏi các hoạt động giao dịch phải thường xuyên được điều chỉnh (điều chỉnh các thông tin kinh tế, đơn hàng, tiền lương...).

Lạm phát không dự kiến được. Mọi người bị bất ngờ về tốc độ tăng của giá. Nó không những gây sự phiền toái như loại trên mà còn tác động đến sự phân phối của cải...Tác hại của lạm phát không chỉ dừng lại chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả với chính trị xã hội.

Phân loại theo nguyên nhân lạm phát

Lạm phát cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là hiện tượng tăng giá diễn ra khi tổng cầu tăng lên và vượt sản lượng tiềm năng. Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đá ng kể, vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Chúng ta sẽ nhắc lại trong chương 8.

Như vậy, lạm phát cầu kéo gắn liền với việc chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.

Lạm phát chi phí đẩy

Là loại lạm phát gắn liền với hiện tượng tăng giá chung của nền kinh tế trong điều kiện chi phí sản xuất gia tăng do các cú sốc tổng cung đưa đến, như cú sốc dầu mỏ năm 1970. Do sự gia tăng chi phí sản xuất làm tổng cung thay đổi trong khi tổng cầu không thay đổi dẫn tới giá tăng, sản lượng giảm và kéo theo thất nghiệp tăng.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

88

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)