Các luồng dịch chuyển lao dộng trên thị trường lao động

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 101 - 102)

Chương 6 THẤT NGHIỆP

6.2. Các luồng dịch chuyển lao dộng trên thị trường lao động

Mỗi thời điểm trên thị trường lao động, có một số lao động mất việc hoặc bỏ việc, nhưng lại có một số lao động tìm được việc làm. Sự thay đổi liên tục đó giữa mất việc và có việc quyết định tỷ lệ lực lượng lao động bị thất nghiệp. Trong phần này, phương trình phản ánh các luồng vận động của lực lượng lao động sẽ được xây dựng, qua đó xác định các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Nếu gọi lực lượng lao động là L, số người có việc làm là E, số người thất nghiệp là U. Vì mọi lao động đều có việc làm hoặc bị thất nghiệp, nên

L=E+U

Lực lượng lao động bằng tổng của số người có việc và thất nghiệp.Tỷ lệ thất nghiệp là U/L

Để tập trung vào những yếu tố quyết định tình trạng thất nghiệp, giả định rằng quy mô lực lượng lao động khơng thay đổi. Q trình chuyển từ trạng thái có việc sang thất nghiệp được minh họa trong đồ thị 6-1. Nếu ký hiệu s là tỷ lệ mất việc, tức số người đang có việc nhưng bị mất việc và f là tỷ lệ lao động tìm được việc làm, đó là số người đang thất nghiệp nhưng tìm được việc làm. Giả định rằng cả hai tỷ lệ này không thay đổi, chúng ta tập trung phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố này tới tỷ lệ thất nghiệp.

Nếu tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi – nghĩa là nếu thị trường lao động ở trạng thái dừng – thì số người tìm được việc làm phải bằng số người bị mất việc. Vì fU là số người tìm được việc làm và sE là số người mất việc, hai số này bằng nhau.

fU = sE (6-1)

Phương trình này được biến đổi để xác định tỷ lệ thất nghiệp trong trạng thái dừng. Hãy chú ý rằng E = L-U, nghĩa là số người có việc bằng lực lượng lao động trừ đi số người thất nghiệp. Điều này hàm ý

fU = s ( L-U ) (6-2)

Chia cả hai vế của phương trình cho L, chúng ta tìm được:

U U

f s(1 )

L L

Giải để tìm U/L, ta được

U s

(6-3)

lOMoARcPSD|13013005

Chương 6 Thất nghiệp

100

Hình 6.1. Quá trình chuyển từ có việc sang thất nghiệp

Phương trình này phản ánh tỷ lệ thất nghiệp U/L phụ thuộc vào tỷ lệ mất việc s và tỷ lệ tìm được việc làm f. Tỷ lệ mất việc càng cao, thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao. Tỷ lệ tìm được việc làm càng cao, thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp.

Phương trình (6-3) về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với các biện pháp của nhà nước để thay đổi tỷ lệ thất nghiệp. Khi muốn cắt giảm tỷ lệ thất

nghiệp tự nhiên thì các biện pháp được áp dụng phải làm giảm tỷ lệ mất việc hoặc tăng tỷ lệ tìm được việc làm.

Mặc dù phương trình này có ý nghĩa trong việc gắn tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ mất việc và tỷ lệ tìm được việc làm, nhưng nó khơng lý giải được vấn đề trung tâm là: tại sao lại có thất nghiệp? Nếu mọi người đều nhanh chóng tìm được việc làm, thì tỷ lệ tìm được việc làm sẽ rất cao, và tỷ lệ thất nghiệp gần bằng 0. Phương trình này về tỷ lệ thất nghiệp giả định mọi người khơng đồng thời tìm được việc làm ngay, nhưng khơng lý giải được tại sao. Những nguyên nhân gây ra thất nghiệp sẽ được trình bày trong các mục sau.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)