Từ tổng chi tiêu tới tổng cầu

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 156 - 157)

Chương 9 TỔNG CẦU

9.4. Từ tổng chi tiêu tới tổng cầu

9.4.1. Cách xác định đường tổng cầu từ tổng chi tiêu

AEHình 9-3A Cách xây dựng

đường tổng cầu từ tổng chi tiêu 0 P P1 P0 Y1 Y0 168

Ở chương 8, những biến động kinh tế được nghiên cứu thơng qua mơ hình tổng cung và tổng cầu, các mơ hình tổng cầu theo cách tiếp cận chi tiêu, trạng thái cân bằng và cách xác định sản lượng của nền kinh tế. Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng đường tổng cầu mà trong chương trước chúng ta đã nói tới. Hãy bắt đầu từ câu hỏi nếu giá cả thay đổi thì tổng cầu và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào ?

Quay trở lại chương 8 như đã biết khi giá cả thay đổi, do ảnh hưởng của hiệu ứng của tài sản, hiệu ứng của lãi suất và hiệu ứng của tỷ giá hối đoái tại mỗi mức giá cho trước thì tổng chi tiêu cũng thay đổi ứng với mỗi mức thu nhập, nếu giá cả cao hơn thì tổng chi tiêu sẽ thấp hơn và nếu mức giá thấp hơn thì tổng chi tiêu cao hơn. Ngồi ra người tiêu dùng cũng tối đa hóa lợi ích bằng quyết định tiêu dùng nhiều hay ít trong hiện tại và tương lai tùy theo mức giá tương đối giữa hiện tại và tương lai.

Khi giá cả cao hơn hay giá tăng từ P0 tới P1 thì đường tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới, điểm cân bằng dịch chuyển từ A tới B và sản lượng cân bằng giảm từ Y0 về Y1 như phần trên hình 9-3A. Hình phía dưới ứng với mức giá P0 ban đầu và mức

Y=AE A AE(P 0) AE(P 1) B 45 0 Y 1 Y 0 Y Thu nhập sản lượng AE 0 B A AD Y

Chương 9 Tổng cầu

sản lượng Y0 tại A và ứng với mức giá P1 cao hơn và mức sản lượng Y1 thấp hơn tại B. Nối hai điểm này ta có đường cầu dốc xuống.

9.4.2. Hạn chế của cách tiếp cận chi tiêu

Chúng ta tập trung vào phân tích các nhân tố quyết định sản lượng của nền kinh tế dựa trên tổng cầu, chưa nhắc tới vai trò của tổng cung.

Khi nghiên cứu tổng cầu chúng ta đã thấy vai trị của nó khi trong việc quyết định sản lượng của nền kinh tế, nhưng lưu ý vai trò này của tổng cầu chỉ có ý nghĩa khi nền kinh tế cịn dư nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Nghĩa là khi có nhiều tư bản, đất đai và lao động chưa sử dụng thì việc gia tăng tổng cầu sẽ tạo ra cầu để mua hết số hàng hóa dịch vụ được tạo ra bởi các yếu tố đó. Với những nước đang phát triển khi còn dư thừa nguồn lực chưa sử dụng hết thì mở rộng tổng cầu có ý nghĩa lớn.

Nếu nguồn lực bị hạn chế khi nền kinh tế đã sử dụng ở mức toàn dụng thì chúng ta phải đưa đường tổng cung vào mơ hình và kết hợp để xem xét. Sự thay đổi của đường tổng cung sẽ làm thay đổi mức sản lượng cân bằng và giá mà chúng ta đã nói ở chương 8.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)