Chương 8 TỔNG CUNG TỔNG CẦU
8.2. Mơ hình tổng cung tổng cầu
8.2.2. Tổng cung của nền kinh tế
Tổng cung (AS- Aggregate Supply) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế có khả năng và sẵn sàng sản xuất và cung ứng ở mỗi mức giá. Lượng cung của nền kinh tế được quyết định bởi khối lượng tư bản lao động và công nghệ mà các doanh nghiệp và Chính phủ sử dụng trong nền kinh tế để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho các tác nhân trong nền kinh tế.
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
139
Sản lượng
Y*
Đường tổng cung AS biểu hiện mối quan hệ giữa lượng cung về hàng hóa và
mức giá chung khi mô tả trên trục tọa độ. Khác với đường cầu luôn dốc xuống, đường biểu diễn phản ánh mối quan hệ giữa lượng cung về hàng hóa, dịch vụ và mức giá chung biểu hiện khác nhau theo khoảng thời gian nghiên cứu. Trong khoảng thời gian đủ dài để giá cả có thể thay đổi linh hoạt, đường cung được gọi là đường cung dài hạn ASLR và nó thẳng đứng song song với trục tung. Nếu trong điều kiện giá cả không đổi hay cứng nhắc thì đường cung được gọi là đường cung ngắn hạn ASSR và đường cung này dốc lên như hình 8-5.
Đường tổng cung dài hạn
Hình dạng của đường tổng cung trong dài hạn
Trong dài hạn, như trong chương 3 đã nghiên cứu, sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế (GDP thực tế) phụ thuộc vào khối lượng tư bản, lao động và công nghệ được sử dụng để kết hợp các yếu tố đó thành hàng hóa và dịch vụ. Do đó mức giá khơng ảnh hưởng tới tới các yếu tố quyết định GDP thực tế trong dài hạn, nên đường tổng cung thẳng đứng như hình 8-5.
Như vậy, trong dài hạn khối lượng tư bản, lao động và cơng nghệ quyết định sản lượng cung về hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là ở đây sản lượng chỉ phụ thuộc vào các biến thực tế trong khi giá cả là biến danh nghĩa nên nó có thay đổi thế nào đi nữa thì sản lượng cũng khơng đổi.
Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn
Trong dài hạn có đủ thời gian để giá cả điều chỉnh cân bằng thị trường, do đó các yếu tố sản xuất được phân bổ có hiệu quả và được sử dụng đầy đủ nên sản lượng đạt được ở mức tiềm năng Y* hay còn gọi là mức sản lượng tự nhiên. Như vậy mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế hướng tới trong dài hạn và ở đó tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
AS LR
AS SR
Hình 8-5. Đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn
lOMoARcPSD|13013005
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
140
Khi nền kinh tế đã đạt tới mức sản lượng tự nhiên của nó, nếu có sự thay đổi nào trong nền kinh tế dẫn tới làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển. Như đã biết ở phần trên, khối lượng tư bản, lao động và công nghệ quyết định mức sản lượng trong dài hạn, do vậy khi các yếu tố này có sự thay đổi sẽ tạo ra sự thay đổi của mức sản lượng tự nhiên và làm đường cung dịch chuyển. Bây giờ hãy xem xét các nguyên nhân dẫn tới sự dịch chuyển của đường cung phát sinh từ các yếu tố này.
Sự thay đổi sản lượng của nền kinh tế do lao động thay đổi
Nếu như nền kinh tế của chúng ta chuyển bước sang giai đoạn mà số người bước vào độ tuổi lao động tăng mạnh do kết quả của sự bùng nổ dân số 15 năm trước, khi đó nền kinh tế có nhiều lao động hơn và lượng cung hàng hóa và dịch vụ cũng được sản xuất ra nhiều hơn. Do sản lượng của nền kinh tế tăng làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Trường hợp ngược lại, khi một quốc gia mà dân số của họ bị lão hóa, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động thấp sẽ thiếu hụt lao động cho nền kinh tế, làm sản lượng của nền kinh tế giảm và đường tổng cun g dài hạn dịch chuyển sang trái.
Lưu ý, sự gia tăng lao động này không làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vì nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng lên do sự gia tăng lao động này thì tình hình sẽ ngược lại. Có nghĩa là số lao động gia tăng này phải được thu hút và sử dụng trong nền kinh tế.
Sự thay đổi sản lượng của nền kinh tế do tư bản thay đổi
Do môi trường đầu tư vào Việt Nam rất thuận lợi nên có sự gia tăng khối lượng tư bản của nền kinh tế. Chẳng hạn sự gia tăng các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động. Do vậy mà không chỉ tư bản hiện vật như nhà xưởng máy móc, cơng trình xây dựng… nhiều hơn, mà cả vốn con người như lao động có trình độ cao của nền kinh tế đều tăng. Sự gia tăng này làm tăng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế như hình 8 -6 cho thấy từ 1989 kể từ khi có FDI các doanh nghiệp này đã làm cho GDP tăng lên. Do vậy đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Và nếu ngược lại, do môi trường kinh doanh kém hấp dẫn, dịng vốn FDI giảm thì kéo theo lượng cung hàng hóa và dịch vụ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái.
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
141
(Nguồn : Việt Nam 20 năm đổi mới. Web http://www.gso.gov.vn, và số liệu Kinh tế Việt Nam và thế giới 2006-2007 của Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Sự thay đổi sản lượng nền kinh tế do công nghệ thay đổi
Khi công nghệ thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, có nghĩa là cách thức kết hợp và chuyển hóa các yếu tố đầu vào thay đổi, cho phép các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn từ mỗi đơn vị khối lượng tư bản và lao động cho trước. Sự ra đời và sử dụng máy tính ngày càng rộng đã góp phần tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp là một ví dụ. Kết quả là lượng cung về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế tăng, đường tổng cung thay đổi vị trí nằm về bên phải vị trí cũ.
Ngược lại, nếu các quy định Chính phủ chậm thay đổi, hạn chế các doanh nghiệp áp dụng loại quy trình sản xuất và cơng nghệ mới nào đó sẽ làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng chậm, thậm chí giảm và đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
Điều chỉnh cân bằng trong dài hạn
Bây giờ chúng ta đưa đường tổng cầu dài hạn vào mơ hình để mơ tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn. Hình 8-7 mơ tả những thay đổi của nền kinh tế theo thời gian. Trong dài hạn do có nhiều nhân tố ảnh hưởng, cả hai đường tổng cung và tổng cầu đều dịch chuyển, trong đó đáng nói nhất mức cung tiền M và cơng nghệ.
Nếu như đường tổng cung chưa thay đổi, tổng cầu thay đổi do Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền M làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, sẽ làm tăng mức giá của nền kinh tế, cịn sản lượng khơng đổi.
Tiến bộ công nghệ cho phép tăng sản lượng của nền kinh tế, làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải, đồng thời việc Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền M làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Vì giá cả điều chỉnh để cân bằng liên tục, do đó cân bằng của nền kinh tế thay đổi từ năm này qua năm khác, từ A tới B và tới C, q trình đó sản lượng tăng và giá cũng tăng, cho thấy trong dài hạn những thay
Hình 8-6 GDP của Việt Nam và phần đóng góp của các doanh nghiệp FDI
450.0 400.0 350.0 300.0 GDP 250.0 200.0 150.0 Đóng 100.0 góp vào GDP của 50.0 DN FDI 0.0 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Năm
lOMoARcPSD|13013005
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
142
đổi của nền kinh tế dẫn tới tăng sản lượng và tổng cầu thì kinh tế tăng trưởng cao hơn nhưng lạm phát cao hơn.
Mức giá P3 P2 P1 Y1 Y2 Y3 AS LR1 AS LR2 AS LR3 Hình 8-7. Điều chỉnh cân bằng trong dài hạn
C B A AD 3 AD 2 AD 1 Sản lượng
143
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
Đường tổng cung ngắn hạn
Độ dốc của đường tổng cung trong ngắn hạn
Độ dốc của đường tổng cung gắn với giả thuyết về ngắn hạn của nền kinh tế sẽ được xem xét ở phần này. Trong dài hạn đường tổng cung thẳng đứng, nhưng trong ngắn hạn đường tổng cung dốc lên như hình 8-5. Đường tổng cung dốc lên như vậy cho biết khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên thì lượng cung về hàng hóa và dịch vụ cũng tăng. Nếu có sự giảm sút trong mức giá chung sẽ khiến cho lượng cung về hàng hóa và dịch vụ giảm.
Tại sao mối quan hệ giữa lượng cung hàng hóa và dịch vụ theo mức giá chung là tỷ lệ thuận ? Có nhiều lý thuyết kinh tế vĩ mơ giải thích về điều này, như lý thuyết về nhận thức sai lầm, lý thuyết về tiền lương cứng nhắc và lý thuyết về giá cả cứng nhắc. Điểm chung của các lý thuyết này là sự ghi nhận tính chất khơng hồn hảo của thị trường đưa tới sự sai lệch giữa sản lượng thực tế với mức sản lượng tự nhiên trong
dài hạn khi mức giá thực tế lệch khỏi mức giá của mọi người dự kiến. Khi mức giá thực tế vượt quá mức giá dự kiến thì sản lượng vượt quá sản lượng tự nhiên và khi mức giá thực tế thấp hơn mức giá dự kiến thì sản lượng thấp hơn sản lượng tự nhiên.
Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, khi có sự thay đổi trong mức giá chung, các doanh
nghiệp có thể nhận thức sai lầm về tình hình diễn biến của thị trường hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Vì thơng tin về giá trên thị trường thường là tín hiệu cho biết tình hình cung cầu thị trường. Thơng thường các doanh nghiệp sẽ phản ứng lại những thay đổi trong mức giá chung đó bằng cách thay đổi mức cung ứng hàng hóa và dịch vụ của họ. Kết quả là đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.
Q trình đó diễn ra như sau : Giả sử mức giá chung giảm xuống thấp hơn mức giá mọi người dự kiến, quan sát thấy mức giá hàng hóa và dịch vụ được cung ứng cũng giảm, họ cho rằng giá tương đối đã giảm (giá tương đối là quan hệ so sánh giữa giá cả của hàng hóa và dịch vụ cụ thể riêng của nhà cung ứng với mức giá chung), nên giảm lượng cung ứng. Ví dụ nơng dân sẽ giảm cung ứng lúa gạo khi quan sát thấy giá gạo cùng giá một số hàng hóa mà họ biết rõ giảm, trong khi khơng biết chính xác giá cả của tất cả các hàng hóa và dịch vụ thay đổi thế nào, họ sẽ cắt giảm sản lượng. Tương tự lao động có thể thấy được sự giảm sút của tiền lương danh nghĩa chứ không biết được chính xác sự giảm sút của tiền lương thực tế vì khơng biết chính x ác sự thay đổi mức giá chung đã cắt giảm lượng lao động cung ứng. Sự nhận thức sai lầm về giá tương đối khi mức giá hàng hóa và dịch vụ cụ thể thấp hơn khiến người sản xuất cung ứng lượng hàng hóa và dịch vụ ở mức giá thấp hơn làm sản lượng giảm.
Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc, đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền
lương danh nghĩa thay đổi rất chậm hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Do mức lương thường được thỏa thuận một mức cụ thể W trong các hợp đồng lao động và chỉ được
lOMoARcPSD|13013005
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
144
điều chỉnh sau khi kết thúc hợp đồng, khoảng thời gian này thường từ 2 tới 3 năm tạo ra sự cứng nhắc đó. Khi mức giá thực tế giảm sút, tức P giảm, thì tiền lương thực tế là W/P tăng lên. Tiền lương là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất nên khi tiền lương thực tế tăng thì chi phí sản xuất tăng. Trước tình hình đó doanh nghiệp phản ứng lại bằng cách cắt giảm lượng lao động thuê mướn và giảm sản lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Sự sai lệch giữa giá thực tế và dự kiến của doanh nghiệp dẫn tới sự thay đổi sản lượng.
Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh hay thay đổi chậm trước những thay đổi của điều kiện kinh tế. Lý do dẫn tới chậm điều chỉnh là do các hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ có điều khoản quy định mức giá cả cố định, mức giá này chỉ được điều chỉnh sau khi kết thúc hợp đồng và trong hợp đồng mới. Ngoài ra các nhà cung ứng cịn chịu chi phí khi thay đổi giá, các chi phí in ấn catolơ hay bao bì nhãn mác… nên họ cân nhắc thay đổi giá hay không. Điều này tạo ra tính cứng nhắc của giá cả.
Ảnh hưởng của tính cứng nhắc này với tổng cung có thể hình dung như sau: Nếu các doanh nghiệp đều cơng bố giá hàng hóa và dịch vụ của mình dựa trên những dự kiến của họ về tình hình kinh tế, sau đó do những thay đổi của nền kinh tế (chẳng hạn các hộ gia đình bi quan về tình hình kinh tế hay muốn tiết kiệm nhiều hơn, họ cắt giảm tiêu dùng làm thị trường kém sôi động mức giá chung giảm). Cho dù có một số doanh nghiệp thay đổi giảm giá bán theo tình hình thị trường nhưng nhiều doanh nghiệp khác tạm thời khơng điều chỉnh vì lý do nêu trên. Do giá bán khơng giảm doanh thu giảm từ đó họ buộc phải cắt giảm sản lượng và việc làm. Như vậy sự thay đổi sản lượng ở đây cũng do sự sai lệch giữa giá thực tế và mức giá dự kiến của doanh nghiệp.
Từ ba lý thuyết trên có thể thấy rằng mức sản lượng thực tế của các doanh nghiệp sẽ lệch với sản lượng tự nhiên một khoản tùy thuộc vào sai lệch giữa mức giá thực tế và mức giá dự kiến. Thông thường khi sai lệch trong mức giá thực tế và dự kiến này thay đổi một đơn vị sẽ kéo theo sản lượng thay đổi một mức nhất định mà có giá trị tuyết đối trong khoảng khơng và một. Vì vậy điều này mà đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.
Sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn
Lưu ý rằng các nhân tố thay đổi như khối lượng tư bản, lao động hay công ngh ệ, làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển cũng làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển. Trong ngắn hạn lượng cung về hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố đầu vào hay công nghệ mà còn phụ thuộc vào giá các nhân tố sản xuất. Khi xác định đường tổng cung
Chương 8 Tổng cung và tổng cầu
145
ngắn hạn chúng ta không nói tới giá các nhân tố sản xuất mà thực chất đã ngầm định các mức giá này là ngoại sinh, nên mỗi đường tổng cung ngắn hạn tương ứng với một mức giá của yếu tố đầu vào cho trước. Khi mức giá này thay đổi thì đường tổng cung ngắn hạn thay đổi.
Tại mỗi mức giá của nền kinh tế, khi giá nhân tố sản xuất nào đó tăng lên chẳng hạn tiền lương, xăng dầu, nhiên liệu… làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và lợi nhuận của họ giảm buộc họ cắt giảm sản lượng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ rút khỏi thị trường và do vậy mà lượng cung hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế giảm. Kết quả đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Ngược lại, do giá dầu mỏ giảm hay thời tiết thuận lợi mà giá nhân tố sản xuất giảm dẫn tới chi phí sản xuất giảm, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng sản lượng, do vậy mà lượng cung hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế tăng. Kết quả đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
Ngoài các lý do trên, khi mức giá dự kiến của các doanh nghiệp thay đổi thì