Nguyên nhân biến động kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 135)

Biến động kinh tế trong ngắn hạn thường là sự thay đổi lên trên hay xuống dưới xu thế phát triển dài hạn của sản lượng cùng với các biến số tương ứng của kinh tế vĩ mô. Như phần trên chúng ta thấy những biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của tổng cung và tổng cầu, sự thay đổi của tổng cung và tổng cầu làm thay đổi vị trí của các đường này dẫn tới sản lượng lệch khỏi sản lượng tự nhiên. Những thay đổi ngoại sinh của các đường này gọi là cú sốc đối với nền kinh tế. Các cú sốc phá vỡ sự yên tĩnh của nền kinh tế, đẩy sản lượng v à việc làm ra khỏi mức tự nhiên của chúng. Theo nguồn gốc của biến động kinh tế người ta chia nguyên nhân gây ra biến động thành 2 loại. (1) Nguyên nhân thứ nhất gắn liền với những thay đổi của tổng cầu, và được gọi là nguyên nhân từ cú sốc cầu. (2) Biến đ ộng gắn liền với những thay đổi của tổng cung được gọi là nguyên nhân từ cú sốc cung.

(1) Biến động kinh tế từ cú sốc tổng cầu

Mức giá Hình 8-10 Biến động từ cú sốc cầu P0 P1 Y1 Y0

Phần trên chúng ta đã nói tới một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tổng cầu, và tạo ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Chẳng hạn người dân bi quan với tình hình kinh tế và muốn tiết kiệm nhiều hơn. Đây là một cú sốc tổng cầu.

Do ảnh hưởng từ cú sốc này đường tổng cầu dịch chuyển sang trái từ ADo tới AD1 như hình 8-10. Trong ngắn hạn, giá cả cứng nhắc, do đó nền kinh tế chuyển từ điểm A sang điểm B. Sản lượng, việc làm giảm xuống dưới mức tự nhiên từ Yo xuống Y1, đồng thời giá cũng giảm từ P0 tới P1. Điều đó hàm ý nền kinh tế chuyển vào thời kỳ suy thoái. ASLR ASSR A B ADo AD1

lOMoARcPSD|13013005

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

148

(2) Biến động kinh tế từ cú sốc tổng cung

Cũng như các cú sốc với tổng cầu, các cú sốc với tổng cung cũng gây ra những biến động của nền kinh tế. Thông thường các cú sốc đối với cung là những ảnh hưởng tới nền kinh tế thông qua tác động tới chi phí sản xuất và qua đó tác động vào giá cả sản phẩm của các doanh nghiệp. Do tác động tới chi phí gây biến động nên có thể sẽ có cú sốc gây ra tăng chi phí sản xuất, loại này được gọi là cú sốc cung bất lợi, ngược lại cú sốc làm giảm chi phí sản xuất gọi cú sốc cung thuận. Có thể nêu ra một số ví dụ với loại thứ nhất như thiên tai hạn hán, giá dầu mỏ thế giới tăng cao, hay áp dụng luật bảo vệ môi trường…

Bây giờ hãy xem xét trường hợp nếu giá dầu mỏ thế giới tăng đột biến thì sẽ tạo biến động ra sao.

Hình 8-11 cho thấy ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế từ cú sốc cung bất lợi do giá dầu mỏ thế giới tăng. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên do chi phí sản xuất tăng tại mỗi mức giá cho trước, ít nhà cung ứng hơn, nên lượng cung hàng hóa và dịch vụ giảm. Nếu tổng cầu được giữ không đổi, nền kinh tế được chuyển từ A tới B : mức giá tăng lên từ P0 tới P1 và sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên từ Y0 xuống Y1. Đó chính là hiện tượng suy thoái đi kèm lạm phát, vì nền kinh tế rơi vào trạng thái sản lượng giảm trong khi phải chịu lạm phát.

Mức giá SRHình 8-11 Biến động từ cú sốc cung P1 P0 ADo Y1 Y0 8.3.2. Chính sách ổn định

Chúng ta đã thấy những cú sốc trên làm kinh tế biến động lệch khỏi xu thế phát triển dài hạn của sản lượng cùng với các biến số tương ứng của kinh tế vĩ mô khác như việc làm giảm, giá cả biến động. Trong cả hai trường hợp trên những biến động này đã gây suy thoái cho nền kinh tế và tác động xấu cả về kinh tế lẫn xã hội. Do vậy nhiệm vụ của các Chính phủ là phải áp dụng các biện pháp nhằm giữ cho sản lượng

ASLR

AS

B

A

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

149

và việc làm ở mức tự nhiên, những biện pháp đó gọi là chính sách ổn định. Nhưng các biện pháp sẽ khác nhau tùy theo các cú sốc.

Biện pháp điều chỉnh với cú sốc cầu

Trước sự suy thoái kinh tế do cú sốc cầu đưa tới, các nhà hoạch định có thể đưa ra các biện pháp sau :

Một giải pháp được đưa ra là kích thích tổng cầu, muốn kích thích tổng cầu có thể điều chỉnh chính sách tài chính hay chính sách tiền tệ thông qua việc tăng chi tiêu của Chính phủ hay tăng cung tiền M. Các biện pháp này đều làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ mỗi mức giá cho trước và làm cho đường tổng cầu thay đổi vị trí dịch chuyển sang phải. Việc đưa ra biện pháp như vậy sẽ gây ra tác động ngược với tác động của cú sốc cung kéo đường tổng cầu về bên trái. Nếu như biện pháp này kịp thời sẽ đưa đường cầu trở lại vị trí ban đầu và cân bằng trở lại điểm A trên hình 8 -10, đồng thời sản lượng trở lại mức ban đầu.

Theo thời gian nếu không có sự can thiệp gì thì nền kinh tế cũng tự phục hồi. Do tổng cầu giảm sút nên mức giá cả giảm xuống. Nhưng tiền lương kh ông thể giảm ngay trong ngắn hạn do tính cứng nhắc của nó. Nhưng giá cả giảm sẽ làm cho giá dự kiến cũng giảm và điều này sẽ thay đổi nhận thức của cả doanh nghiệp lẫn lao động, sản lượng tăng dần và vì thế đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Theo thời gian quá trình điều chỉnh mới hoàn thành đường cung ASSR1 dịch chuyển tới ASSR2 và cân bằng mới tại C trên hình 8-12.

Mức giá Hình 8-12 Biện pháp ổn định trước cú sốc tổng cầu P0 P1 P2 Y1 Y0

Tại điểm này (C), sản lượng và việc làm trở lại mức tự nhiên, nhưng giá cả thấp hơn nữa so với trạng thái cân bằng ngắn hạn tại (B) và cả dài hạn cũ (A). Như vậy theo thời gian giá cả giảm từ P0 tới P1 và cuối cùng P2. Từ đây chúng ta thấy sự thay đổi của đường tổng cầu dẫn tới sự thay đổi của giá cả chứ sản lượng không đổi, nghĩa là chỉ các biến danh nghĩa thay đổi mà thôi.

ASLR ASSR1 ASSR2 A B C ADo AD1

lOMoARcPSD|13013005

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

150

Biện pháp điều chỉnh với cú sốc cung

Đứng trước cú sốc tổng cung thì các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng thế nào ? Trường hợp cụ thể thể hiện trên hình 8-11 khi giá dầu thế giới tăng cao và kết quả nền kinh tế rơi vào suy thoái có kéo theo lạm phát. Các nhà hoạch định đứng trước sự lựa chọn nhiều phương án giải quyết khó khăn. Phương án thứ nhất, được minh họa trên hình 8-11 là giữ cho tổng cầu không thay đổi. Trong trường hợp này, sản lượng và việc làm thấp hơn mức tự nhiên. Tình trạng suy thoái sẽ tự điểu chỉnh

làm thay đổi nhận thức, tiền lương, giá cả do đó điều chỉnh với chi phí sản xuất cao. Chẳng hạn, thời kỳ có sản lượng thấp và thất nghiệp cao đòi hỏi tiền lương phải giảm. Khi tiền lương giảm thì sản lượng sẽ tăng. Theo thời gian khi mà đường cung dịch chuyển từ ASSR1 tới ASSR và sản lượng toàn dụng tại mức giá như cũ (điểm A nơi đường tổng cung cắt đường tổng cầu). Tác hại của quá trình này là cuộc suy thoái đau đớn.

Phương án hai được thể hiện qua hình 8-13. Trong phương án này các nhà hoạch định sẽ yêu cầu điều chỉnh chính sách tài chính hay tiền tệ để mở rộng tổng cầu. Do tổng cầu tăng đường tổng cầu dịch chuyển từ AD tới AD1 và đưa nền kinh tế tới mức tự nhiên nhanh chóng hơn. Nếu gia tăng tổng cầu diễn ra đồng thời với cú sốc cung, nền kinh tế nhanh chóng chuyển từ A tới C nhưng chúng ta thấy giá tăng từ P0 lên P1 và tiếp tục đến P2. Nhược điểm của phương án này là giá liên tục tăng lên. Không thể điều chỉnh tổng cầu để vừa duy trì mức toàn dụng, vừa giữ cho giá cả ổn định.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là biến động kinh tế và các đặc điểm của nó ?

2. Thế nào là trạng thái suy thoái của nền kinh tế và biểu hiện của nó ? 3. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống ?

Mức giá P2 P1 P0 ASLR ASSR1 C ASSR B A AD1 AD Y1 Y0 Hình 8-13 Biện pháp ổn định trước cú sốc tổng cung

Chương 8 Tổng cung và tổng cầu

151

4. Tại sao đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và nêu nguyên nhân làm đường tổng cung dịch chuyển ?

5. Tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên ?

6. Hãy giải thích tác động của biện pháp tăng cung ứng tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn ?

7. Tại sao Ngân hàng Trung ương dễ ứng xử hơn với cú sốc cầu hơn cú sốc cung ? 8. Trong trường hợp nào cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái ?

lOMoARcPSD|13013005

156

Chương 9 Tổng cầu

Chương 9 TỔNG CẦU

Để phát triển lý thuyết ngắn hạn về nền kinh tế, chúng ta cần phải đi sâu phân tích tổng cầu. Như trong chương 8, một giả định hết sức quan trọng của nghiên cứu nền kinh tế ngắn hạn là giá cả “cứng nhắc” sẽ được sử dụng tiếp, trong trường hợp này lạm phát sẽ không được nhắc tới. Ngoài ra tổng cung của nền kinh tế cho trước và là biến ngoại sinh, nghĩa là nền kinh tế không hạn chế về nguồn lực.

Trong phần này tổng cầu của nền kinh tế sẽ được nghiên cứu kỹ hơn, các thành tố của tổng cầu, những yếu tố tác động đến sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng của nền kinh tế. Cuối cùng là việc vận dụng lý thuyết tổng cầu vào chính sách tài khóa. Với các giả thuyết và nội dung trên, chương này đang đi sâu vào lý thuyết xác định sản lượng quốc gia của Keynes.

9.1. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế giản đơn

Hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu mô hình tổng cầu với giả định trong nền kinh tế chỉ có các hộ gia đình và doanh nghiệp, giống như vòng chu chuyển kinh tế ở chương 2. Đây cũng chỉ là giả định đơn giản hóa mà thôi, vì sau này sẽ có sự tham gia của các tác nhân kinh tế khác để mở rộng nghiện cứu.

9.1.1 Mô hình tổng chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế giản đơn

Trong phần này của nghiên cứu được bắt đầu bằng việc xác định mô hình tổng cầu trong điều kiện chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và doanh nghiệp, điều này cũng đồng nghĩa với nền kinh tế đóng. Sau đó sẽ đưa ra cách xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế trong trường hợp này.

Do trong nền kinh tế chỉ có hai tác nhân và đóng cửa vì vậy mô hình tổng chi tiêu dự kiến của chúng ta chỉ có hai thành tố là khoản tiền dự kiến chi tiêu của các hộ gia đình (C) và khoản tiền dự kiến đầu tư (I), có nghĩa là chúng ta áp dụng cách tiếp cận chi tiêu. Tổng chi tiêu dự kiến là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các

hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của mình trong một thời gian nhất định. Vậy tổng chi tiêu dự kiến sẽ là:

AE=C+I (9-1)

Trước hết, nhắc lại yếu tố tiêu cùng (C). Trong chương 4, như đã biết thu nhập của tất cả các hộ gia đình nhận được trong nền kinh tế bằng sản lượng của nền kinh tế. Các hộ gia đình phân phối thu nhập của mình giữa tiêu dùng và tiết kiệm.

Giả định rằng mức tiêu dùng chỉ phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập khả dụng, khi thu nhập khả dụng càng cao thì mức tiêu dùng càng lớn. Nên mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập được gọi là hàm tiêu dùng.

Chương 9 Tổng cầu

C C MPC.Y

Trong đóC gọi là tự tiêu dùng hay tiêu dùng tối thiểu, MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên.

Vì tiêu dùng và tiết kiệm là 2 bộ phận trong thu nhập của người tiêu dùng nên các nhà kinh tế quan tâm tới mức thay đổi của chi tiêu khi thu nhập tăng thêm một đồng. Mức thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập tăng thêm 1 đồng gọi là khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC), thực chất MPC chính là đạo hàm bậc nhất của hàm tiêu dùng theo Y. Giá trị của MPC nằm trong khoảng 0 và 1. Cho nên nếu hộ gia đình nhận thêm 1 đồng thu nhập họ sẽ tiết kiệm một phần số tiền này.

Bây giờ nhắc lại một vài nét về đầu tư (I).

Doanh nghiệp mua hàng hóa đầu tư để bổ sung vào khối lượng tư bản của họ và thay thế tư bản hiện có do hư hỏng trong quá trình sản xuất và các hộ gia đình mua nhà mới. Các hoạt động đó gọi là đầu tư.

Đầu tư phụ thuộc vào lãi suất vì để một dự án đầu tư có lãi, thì lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí. Lãi suất phản ánh chi phí về vốn tài trợ cho đầu tư, việc tăng lãi suất làm giảm số dự án đầu tư có lãi, bởi vậy nhu cầu về hàng đầu tư giảm. Các doanh nghiệp có một số cơ hội đầu tư khác nhau với mức thu nhập kỳ vọng khác nhau. Các doanh nghiệp so sánh thu nhập từ các dự án này với chi phí vay để tài trợ cho chúng - nói cách khác là với chính lãi suất. Lãi suất là chi phí đầu tư.

Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và và đầu tư thể hiện bằng phương trình I = I (r). Đồ thị của hàm đầu tư dốc xuống, vì lãi suất tăng, lượng cầu về đầu tư giảm.

Tạm thời chúng ta giả định đầu tư dự kiến không đổi: I I

Bây giờ chúng ta đã có hai thành phần của mô hình (9-1), thay trở lại ta có :

AE C MPC.Y I (9-3)

Phương trình trên cho thấy chi tiêu dự kiến là một hàm của thu nhập Y, mức ngoại sinh của đầu tư dự kiến I.

Sau khi đã xác định được mô hình tổng cầu trạng thái cân bằng trong nền kinh tế giản đơn sẽ được xem xét.

157

lOMoARcPSD|13013005

158

9.1.2. Nền kinh tế trong trạng thái cân bằng

Giả định rằng nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng, khi đó chi tiêu thực hiện bằng chi tiêu dự kiến. Chi tiêu thực hiện hay sản lượng thực tế về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Y bằng tổng thu nhập như đã nói ở chương 2. Có thể viết điều kiện cân bằng này như sau:

Chi tiêu thực hiện = chi tiêu dự kiến. Y = AE (9-4)

Hình 9-1.Trạng thái cân bằng tại A, điểm có thu nhập bằng chi tiêu dự kiến.

Y Thu nhập sản lượng

Đường 450 trên hình 9-1 biểu thị các điểm cân bằng khi điều kiện này đúng. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế nằm ở điểm A, nơi đường chi tiêu dự kiến cắt đường 450.

Quá trình cân bằng của nền kinh tế diễn ra như thế nào ? Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh. Những thay đổi không dự kiến của hàng tồn kho làm cho doanh nghiệp thay đổi mức sản xuất, qua đó làm thay đổi mức thu nhập và chi tiêu. Khi các doanh nghiệp bán được ít sản phẩm hơn so với dự kiến, hàng tồn kho của họ tự động tăng lên. Ngược lại, khi doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn so với dự kiến, hàng tồn kho của họ giảm xuống. Những thay đổi không dự kiến này trong hàng tồn kho được coi là một khoản chi tiêu của doanh nghiệp, nên chi tiêu thực hiện có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chi tiêu dự kiến.

Quá trình điều chỉnh tới trạng thái cần bằng

Nếu các doanh nghiệp đang sản xuất ở mức Y1, chi tiêu dự kiến AE1 thấp hơn

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)