Các loại hình thất nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 102 - 107)

Chương 6 THẤT NGHIỆP

6.3. Các loại hình thất nghiệp

Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, nếu căn cứ vào sự tồn tại của nó theo giả thuyết về dài hạn và ngắn hạn trong kinh tế vĩ mơ sẽ có hai loại là thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp tự nhiên là tình trạng thất nghiệp xuất hiện và tồn tại ngay cả trong dài hạn, và thất nghiệp chu kỳ diễn ra trong ngắn hạn do sai lệch giữa thất nghiệp thực tế và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dưới ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Qua nghiên cứu cách phân chia có thể hiểu lý do xuất hiện của mỗi loại thất nghiệp trong nền kinh tế.

Chương 6 Thất nghiệp

Mất việc (s)

Có việc Thất nghiệp

101

6.3.1. Thất nghiệp tự nhiên

Trước đây, để dễ nghiên cứu chúng ta cho rằng lao động là đồng nhất và việc làm là như nhau, lao động khơng có đặc điểm và tính chất khác nhau. Nếu vậy, ở trạng thái cân bằng trên thị trường lao động, người lao động bị sa thải sẽ tìm ngay được một việc làm mới với mức lương thị trường và sự mất việc không tạo ra thất nghiệp. Trên thực tế, lao động có những sở thích, kỹ năng và năng lực khác nhau, việc làm cũng có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Q trình tìm kiếm việc làm là quá trình lao động bị mất việc hay từ bỏ cơng việc cũ tìm kiếm được cơng việc thích hợp hơn, điều này địi hỏi phải có thời gian và nỗ lực. Do các cơng việc khác nhau đòi hỏi các loại kỹ năng và năng lực khác nhau và được quy định các mức lương khác nhau, nên những lao động thất nghiệp phải thực hiện quá trình tìm kiếm và thử với nhiều cơng việc. Tình trạng thất nghiệp do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm việc làm được gọi là thất nghiệp tạm thời.

Một nguyên nhân gây ra thất nghiệp tạm thời là lao động cần có thời gian để tìm việc làm. Chẳng hạn nhiều thanh niên bước vào tuổi lao động cần việc làm, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ…khơng phải ngay một lúc tìm được việc làm như họ mong muốn.

Trong điều kiện thị trường lao động ln biến động thì sự tồn tại thường xuyên một lượng người thất nghiệp tạm thời là điều đương nhiên. Nói chung, người ta ln muốn có cơng việc tốt hơn.

Một kiểu khác trong thất nghiệp tự nhiên xuất hiện khi có sự mất cân đối giữa cung cầu lao động do cơ cấu kinh tế thay đổi. Người ta phân loại đây là thất nghiệp cơ cấu. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhu cầu các loại hàng hóa của doanh nghiệp và hộ gia đình thay đổi theo thời gian. Điều này làm nhu cầu về lao độn g để sản xuất ra các loại hàng hóa đó cũng thay đổi theo. Chẳng hạn, do người ta phát hiện ra sầu riêng, một loại quả ngon và được giá có thể trồng ở Tây Ngun, vì thế làm giảm nhu cầu về trồng cà phê, dẫn tới sự giảm sút nhu cầu về lao động của ngành sản xuất cà phê. Đồng thời, điều này lại làm tăng nhu cầu về lao động trong ngành trồng cây sầu riêng.

Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành hoặc vùng là sự dịch chuyển giữa các ngành. Sự dịch chuyển giữa các ngành thường xuyên x ảy ra, trong q trình đó lao động cần có thời gian để thay đổi ngành nghề của mình, nên thất nghiệp tạm thời ln luôn tồn tại.

Sự thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự mất việc và thất nghiệp tự nhiên. Có thể do doanh nghiệp bất ngờ bị phá sản nên lao động bị mất việc, hay khi các doanh nghiệp không cần tới chuyên môn của họ. Hiện nay, lao động cũng thường xuyên di chuyển tới vùng khác và thay đổi công việc. Khi cung

lOMoARcPSD|13013005

Chương 6 Thất nghiệp

102

và cầu về lao động của các doanh nghiệp thay đổi, thất nghiệp tạm thời là điều không thể tránh khỏi.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp tự nhiên cịn có một yếu tố ngồi thị trường- chính sách của Chính phủ.

Chương trình của Chính phủ đơi khi lại gián tiếp làm kéo dài thời gian thất nghiệp tạm thời. Một trong các chương trình đó là chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Theo chế độ

bảo hiểm này, lao động bị thất nghiệp có thể được nhận một phần tiền lương trong một thời gian nhất định sau khi mất việc. Tùy điều kiện kinh tế - xã hội, các quy định cụ thể của chương trình này có thể thay đổi hàng năm và khơng hồn tồn giống nhau giữa các nước.

Thơng qua việc làm giảm nhẹ khó khăn kinh tế của người bị thất nghiệp, chế độ bảo hiểm thất nghiệp làm tăng quy mô thất nghiệp tạm thời và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Người thất nghiệp nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải chịu ít áp lực tìm kiếm việc làm mới hơn và nhiều trường hợp họ trì hỗn chấp nhận làm việc, nhất là những cơng việc khơng hấp dẫn, để có thời gian đi du lịch tới những vùng có mức chi tiêu ít đắt đỏ, vừa với mức trợ cấp thất nghiệp của họ. Điều này làm giảm tỷ lệ tìm được việc làm. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng lao động, có trường hợp lao động khơng muốn ký hợp đồng dài hạn, vì họ biết rằng chương trình bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo một phần thu nhập cho họ. Điều đó làm tăng tỷ lệ mất việc.

Nhìn chung bảo hiểm thất nghiệp làm giảm tính khơng ổn định về thu nhập của lao động. Nó cho phép lao động từ chối những việc làm không hấp dẫn, để tìm việc làm phù hợp hơn. Việc đánh giá chi phí và lợi ích của các hệ thống bảo hiểm thất nghiệp khác nhau là một nhiệm vụ khó khăn và tiếp tục là chủ đề được nhiều người nghiên cứu.

Một nguyên nhân ngoài thị trường khác gây ra thất nghiệp đó là điều luật tiền lương tối thiểu trong Luật lao động. Cũng như nhiều nước khác, trong Luật lao động của Việt Nam cũng có điều khoản quy định tiền lương tối thiểu. Điều luật này bắt buộc các doanh nghiệp phải trả cho người lao động mức lương thấp nhất khơng dưới mức lương được Chính phủ quy định. Đối với nhiều lao động, mức lương tối thiểu này khơng bị ràng buộc, vì thu nhập của họ cao hơn nhiều. Nhưng với một số lao động khơng lành nghề, khơng có kinh nghiệm, mức lương tối thiểu nâng tiền l ương của họ lên trên mức cân bằng.

Hình 6-2 cho chúng ta thấy với mức lương tối thiểu cao nhiều lao động trình độ thấp muốn làm việc, trong khi các doanh nghiệp cầu ít hơn lượng lao động này. Thực chất kinh tế lao động chỉ ra rằng do loại lao động trình độ lành nghề thấp có

Chương 6 Thất nghiệp

103

sản phẩm biên thấp vì thế cầu thấp. Điều này tạo cho mức lương cân bằng của loại lao động này thấp, nên tỷ lệ thất nghiệp gia tăng với họ

Tiền lương tối thiểu có thể có những ảnh hưởng lớn tới tình trạng thất nghiệp của thanh niên. Mức lương cân bằng của thanh niên có xu hướng thấp vì: (1) Thanh niên nằm trong số lao động có trình độ chun mơn và kinh nghiệm thấp nhất của lực lượng lao động, nên họ thường có năng suất biên thấp. (2) Thanh niên thường nhận thù lao dưới hình thức học nghề, học việc chứ khơng nhận tiền lương chính thức. Vì hai lý do trên, mức lương cung và cầu về lao động của thanh niên bằng nhau thấp hơn so với mức lương tối thiểu như trên đồ thị 6-2. Bởi vậy, tiền lương tối thiểu thường có tính chất bắt buộc với thanh niên chứ không phải bắt buộc với bộ phận khác trong lực lượng lao động. Để khắc phục tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng khơng nên áp dụng luật tiền lương tối thiểu đối với thanh niên và cho phép trả lương thấp hơn cho họ. Tuy nhiên quan điểm này cũng gặp phải nhiều ý kiến chống đối.

Tiền lương

Hình 6-2. Tiền lương tối thiểu và thất nghiệp Mức tiền lương tối thiểu Lượng lao động được thuê

Với người nghèo thì tiền lương tối thiểu có giúp cho cuộc sống của gia đình họ khấm khá hơn khơng? Mục đích của tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho người nghèo có được mức thu nhập ở mức tối thiểu, nhưng thực tế với mức lương này cuộc sống của họ cũng chỉ ở mức „tối thiểu mà thơi. Hơn nữa chính tiền lương tối‟ thiểu là lý do làm cho lao động nghèo bị thất nghiệp nhiều hơn. Nên đã có những ý kiến cho rằng không nên sử dùng luật này mà nên miễn thuế thu nhập cho người nghèo.

6.3.2. Thất nghiệp chu kỳ

Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp xảy ra khi thất nghiệp thực tế chênh lệch với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên do những biến động trong nền kinh tế và thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Ảnh hưởng từ những cú sốc tổng cung hay tổng cầu đã tạo ra những biến động đó, chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề này trong chương 8.

Lượng thất nghiệp Cung Cầu lao động

lOMoARcPSD|13013005

Chương 6 Thất nghiệp

104

Khi kinh tế suy thoái, tổng cầu suy giảm do vậy các tác nhân của nền kinh tế

không mua hết sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Điều này đã dẫn tới việc các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng hay phá sản. Sản xuất thu hẹp khiến cầu lao động giảm xuống, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành sa thải lao động. Tình trạng thất nghiệp hình thành từ quá trình này gọi là thất nghiệp chu kỳ.

Đặc điểm cơ bản của loại thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp tăng nhan h và lan rộng khắp các ngành, các vùng. Ngồi ra tình trạng thất nghiệp này sẽ giảm dần và chấm dứt theo chu kỳ phục hồi của nền kinh tế. Nghĩa là khi nền kinh tế phục hồi trở lại mức tiềm năng thì thất nghiệp chu kỳ chấm dứt, lúc đó chỉ cịn thất nghiệp tự nhiên.

Nhìn chung khi kinh tế suy thối, thất nghiệp chu kỳ sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng với cả nền kinh tế cũng như với người lao động. Khơng chỉ gây lãng phí nguồn lực, thiệt hại về kinh tế mà nhiều vấn đề xã hội cũng nảy sinh từ đây.

Câu hỏi ôn tập

1. Thất nghiệp là gì ? Đặc điểm tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam ? 2. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là gì ?

3. Tại sao nói thất nghiệp tạm thời ln tồn tại ? Chính phủ làm gì để giảm thất nghiệp tạm thời ?

105

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)