Hãy xem xét những khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đóng cửa, toàn bộ sản lượng được bán trong nước, và thỏa mãn chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của Chính phủ theo phương trình sau:
Y=C+I+G (7-1)
Trong điều kiện kinh tế mở cửa với sự hoạt động mạnh của thương mại quốc tế và phân công lao động, nên mỗi nước sẽ lựa chọn sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ có lợi thế và đem xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Nghĩa là vế phải của phương trình (7-1) sẽ có thêm thành tố thứ 4 là xuất khẩu và ký hiệu là EX. Đồng thời sản lượng của nền kinh tế không thể đáp ứng hết những nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế hoặc cũng có thể do không có lợi thế sản xuất trong nước nên chúng ta sẽ lựa chọn nhập khẩu. Để cân bằng phương trình (7-1) sẽ cộng thêm một thành tố nhập khẩu, ký hiệu là IM. Nên ta viết lại phương trình (7 -1) như sau.
IM+Y=C+I+G+EX (7-2)
Vì để mua hàng nhập khẩu mỗi nước phải chi tiêu một bộ phận của chi tiêu trong nước C + I + G. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài không phải là bộ phận sản lượng của nền kinh tế, nên trong phương trình, phần chi tiêu cho hàng
lOMoARcPSD|13013005
Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
nhập khẩu mang dấu trừ. Nếu xuất khẩu ròng là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phương trình (7-2) trên trở thành (7-3).
Y=C+I+G+NX (7-3)
Đây chính là đẳng thu nhập quốc dân mà đã được nói tới ở chương 2. Phương trình này cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng trong nước, chi tiêu trong nước và xuất khẩu ròng. Nói một cách cụ thể
NX=Y- (C+I+G) (7-4)
Từ đây có thể khái quát tầm quan trọng của xuất khẩu ròng. Nếu sản lượng vượt quá chi tiêu trong nước, người ta xuất khẩu phần chênh lệch; xuất khẩu ròng mang giá trị dương. Nếu sản lượng nhỏ hơn chi tiêu trong nước, chúng ta nhập khẩu phần chênh lệch: xuất khẩu ròng mang giá trị âm.