2.1.1 .Các quan điểm về sảnxuất và cách tính toán
2.3 Đo lường thất nghiệp
Một chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế là mức độ tận dụng các nguồn lực. Vì lao động là nguồn lực chủ yếu trong nền kinh tế, cho nên việc duy trì cơng ăn việc làm cho lao động là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách kinh tế.
Hiện tượng thất nghiệp
Thất nghiệp là trạng thái mà trong đó người lao động vì một lý do nào đó mà khơng có việc làm cho dù mong muốn làm việc.
Ở nước ta số liệu về thất nghiệp được tổng hợp dựa vào kết quả điều tra lao động việc làm do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tiến hành. Dựa vào các câu hỏi điều tra, mỗi cá nhân của hộ được xếp vào một trong các nhóm: có việc làm, thất nghiệp và không tham gia lực lượng lao động.
Một người được coi là có việc làm nếu anh ta sử dụng phần lớn thời gian trong tuần trước đó để làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp chứ không phải làm công việc nội trợ, đi học hay chờ đợi để bắt đầu công việc mới, bị đuổi việc hay đang tìm
Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô
việc. Sinh viên, học sinh và người già về hưu được tính là không nằm trong lực lượng lao động. Một người muốn tìm việc làm, nhưng chán nản nên khơng tiếp tục tìm kiếm việc làm cũng khơng tính vào lực lượng lao động.
Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số người thất nghiệp và người có
việc làm.
35
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % lực lượng lao động bị thất nghiệp. Hay
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x100% (2-8)
LLLĐ
Ở Việt Nam, công thức này thường chỉ áp dụng cho khu vực thành thị. Do tính đặc thù ở khu vực nơng thôn, nhất là trong lĩnh vực nơng nghiệp, lao động vẫn có việc làm nhưng họ khơng đủ việc để làm hết thời gian muốn làm việc. Nên Tổng cục Thống kê áp dụng công thức :
Tổng ngày công LV thực tế
% thời gian LV được sử dụng = Tổng ngày cơng có nhu cầu LV x100% ( (2-9)
% thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn = 100% - % thời gian LV được sử dụng
Áp dụng cách tính đó trong trường hợp của Việt Nam cho đồ thị 2-1.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra lao động - việc làm của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội )
Đồ thị 2-1 Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ ở thành thị và tỷ lệ thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn
35 30 29.12 % thất nghiệp 26.72 26.12 25.63 ở thành thị 24.46 25 22.06 21 20 18.63 % Thời gian 15 chưa được sử dụng ở nông 10 6.82 6.71 thôn 6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 5.32 5 0 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
lOMoARcPSD|13013005
Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và GDP
Giữa thất nghiệp và GDP có mối quan hệ thế nào? Chúng ta thấy khi kinh tế phát triển, GDP thực tế tăng khơng ngừng. Trong q trình đó các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và do vậy lao động có việc làm để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, tức là thất nghiệp giảm. Ngược lại khi lao động bị thất nghiệp làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp kèm theo sự giảm sút GDP thực tế. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thất nghiệp và GDP gọi là quy luật Okun (1929-1979), người đầu tiên phát hiện ra.
Quy luật này được phát biểu rằng “Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự
nhiên 2% thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%”
36
Ví dụ, mức thất nghiệp năm 2004 là 6%, từ 2004 tới 2006 sản lượng thực tế tăng hơn sản lượng tự nhiên 2%, do vậy tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% từ 6% xuống còn 5%.
Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao tổng thu nhập bằng tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bằng GDP?
2. Tại sao các nhà kinh tế sử dụng GDP thực tế chứ không dùng GDP danh nghĩa để phản ánh phúc lợi kinh tế?
3. Theo cách tiếp cận chỉ tiêu GDP bao gồm những thành tố nào? Cho một ví dụ vềmỗi thành tố?
4. Nếu GDP danh nghĩa năm 2006 lớn hơn GDP năm 2005 thì sản lượng thực tế có tăng hay khơng? mức giá có tăng hay khơng?
5. Nếu công ty A mua dây truyền dệt vải trị giá 250.000 USD hoàn toàn được sảnxuất tại Trung Quốc, thì hoạt động này có ảnh hưởng gì tới GDP của Việt Nam khơng? Hãy cho biệt giao dịch này ảnh hưởng đến thành tố nào trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu.
6. Hãy giải thích sự khác nhau giữa GDP và GNP. Nếu cơng dân Việt Nam có giátrị sản xuất ở các nước khác trên thế giới bằng với giá trị sản xuất của thế giới tại Việt Nam, chúng ta kết luận gì về GDP và GNP của Việt Nam.
7. Nếu người hàng xóm của bạn thuê bạn lau chùi nhà cửa thay vì tự làm, điều gì sẽxảy ra với GDP và tại sao? Sản lượng thực tế có thay đổi khơng?
Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô
39