Ngân hàng Thương mại (NHTM) và quá trình tạo ra tiền gửi

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 87)

Chương 5 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

5.2. Hệ thống ngân hàng

5.2.1. Ngân hàng Thương mại (NHTM) và quá trình tạo ra tiền gửi

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là loại trung gian tài chính quen thuộc. Nghiệp vụ cơ bản nhất của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó. Số tiền chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động mà trong đó lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, cho phép bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng và đem lại cho chủ ngân hàng một khoản lợi nhuận.

Bên cạnh chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng Thương mại cịn có vai trị quan trọng khác nữa: nó làm cho hoạt động mua, bán và giao dịch trở nên thuận tiện hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc vào các khoản tiền gửi trong ngân hàng. Nói cách khác, ngân hàng góp phần tạo ra một loại tài sản đặc biệt cho phép mọi người sử dụng như một phương tiện trao đổi. Phương tiện trao đổi là một thứ cho phép mọi người thực hiện các giao dịch. Vai trò cung cấp phương tiện trao đổi là điểm quan trọng làm cho ngân hàng phân biệt với các trung tâm tài chính khác. Giống như tiền gửi, cổ phiếu và trái phiếu là phương tiện để cất giữ giá trị của khối lượng của cải mà người người tích luỹ được trong quá khứ, nhưng việc sử dụng các tài sản ấy không dễ, rẻ và nhanh như viết séc.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã cho phép mỗi ngân hàng riêng biệt không cần phải lưu giữ đầy đủ mọi giá trị các khoản tiền vào, ra trong ngày ở ngân

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

80

hàng. Thơng qua một hệ thống thanh tốn của ngân hàng Nhà nước, mỗi NHTM đều có một tài khoản riêng của mình, cơng việc thanh tốn bù trừ được tiến hành vào cuối ngày, khi đó chỉ cần thanh tốn chênh lệch giữa toàn bộ số tiền gửi và rút ra trên tài khoản của NHTM mở tại hệ thống thanh toán. Do hoạt động theo hệ thống như vậy đã mở ra khả năng hạ thấp mức dự trữ của NHTM, tăng tốc độ thanh toán, đẩy nhanh các hoạt động giao dịch. Sự thanh tốn liên ngân hàng khơng chỉ diễn ra trong một nước. Mối quan hệ giữa ngân hàng các nước thông qua việc ngân hàng nước này làm chi nhánh cho ngân hàng nước khác, với công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy tính ... đã làm cho q trình thanh tốn quốc tế diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và giảm bớt rủi ro. Quá trình tạo ra tiền gửi

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống ngân hàng thương mại. Để thấy rõ cách tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại ảnh hưởng tới cung tiền ra sao, chúng ta xem xét với hai trường hợp.

Ngân hàng dự trữ 100%

Đây là trường hợp mà chúng ta giả định tiền mặt là hình thức duy nhất của tiền, nếu tổng tiền mặt là 100 tỷ thì cung ứng tiền cũng là 100 tỷ, và ngân hàng chỉ là định chế nhận tiền gửi không cho vay. Với hoạt động này ngân hàng chỉ cung cấp nơi an toàn cho người ta giữ tiền. Mỗi khi nhận được tiền gửi, ngân hàng đưa số tiền của người gửi cất vào két cho đến khi người gửi đến rút ra hay viết séc vào số dư tài khoản của mình. Tất cả những khoản tiền gửi vào ngân hàng nhưng không được đem cho vay gọi là dự trữ. Do giả định trên tất cả các khoản tiền gửi được giữ lại dưới dạng dự trữ nên hệ thống ngân hàng này được gọi là ngân hàng dự trữ 100%.

Trong điều kiện mà hệ thống ngân hàng dự trữ 100% thì ngân hàng khơng tác động gì tới cung tiền vì 1 đồng được gửi vào ngân hàng làm giảm 1 đồng tiền mặt và lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng đúng 1 đồng nên cung tiền không đổi.

Ngân hàng dự trữ một phần và quá trình tạo tiền của nó

Bây giờ giả sử các ngân hàng khơng phải dự trữ 100% nghĩa là mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi, bắt buộc phải để lại dự trữ một tỷ lệ % nào đó (ví dụ 10 % số tiền gửi) do Ngân hàng Trung ương quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu dùng để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và yêu cầu quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Tuỳ theo loại tiền gửi và quy mô của chúng, Ngân hàng Trung ương quy định những tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Một phần tiền dự trữ được giữ tại ngân hàng dưới dạng tiền mặt gọi là dự trữ tùy ý, còn một phần tiền gửi vào tài khoản của mình tại Ngân hàng Trung ương gọi là dự trữ bắt buộc.

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Nếu gọi D là tiền gửi theo quy định và yêu cầu thanh toán họ sẽ giữ lại một khoản để dự trữ phần còn lại cho vay. Tỷ lệ giữa số tiền dự trữ so với D gọi là tỷ lệ dự trữ. Nếu gọi Rb là mức dự trữ (tiền) bắt buộc, và tỷ lệ giữa Rb so với D gọi là tỷ

r Rb lệ dự trữ bắt buộc, hay (5-2)

b D

Để phục vụ mục đích nghiên cứu hãy coi tỷ lệ dự trữ này là cho trước từ đó tìm hiểu hoạt động của ngân hàng dự trữ một phần ảnh hưởng ra sao tới cung tiền hay quá trình tạo tiền.

Giả sử ngân hàng buộc phải giữ lại 10% tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Trung ương như là khoản dữ trữ. 90% của khoản tiền gửi mới nhận sẽ được cho vay. Giả sử một khoản tiền gửi mới (dự trữ) là 100 triệu VNĐ tại ngân hàng A. Khơng có hiện tượng rị rỉ tiền mặt trong lưu thơng, tức người dân khơng giữ lại tiền mắt. Điều gì sẽ xảy ra?

Trên tài khoản của ngân hàng A sẽ là

Tài sản Các khoản nợ

Như vậy các khoản nợ của ngân hàng A vẫn là 100 triệu VNĐ, nên khi ngân hàng cho vay không làm ảnh hưởng tới trách nhiệm trả nợ của ngân hàng với người gửi. Nhưng bây giờ họ có 2 loại tài sản, 10 triệu VNĐ trong két và cho vay 90 triệu VNĐ (Các khoản cho vay này là các khoản nợ của những khách hàng vay tiền của ngân hàng nhưng là tài sản của ngân hàng cho vay). Theo nguyên tắc cân đối thì tổng của hai tài sản này bằng khoản nợ của họ.

Trước khi ngân hàng A cho vay, cung tiền trong nền kinh tế là 100 triệu VNĐ dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên vì người gửi vẫn có 100 triệu VNĐ tiền gửi khơng kỳ hạn trong lúc đó người vay của ngân hàng nắm 90 triệu VNĐ tiền mặt, tổng của chúng bằng 190 triệu VNĐ. Do đó khi ngân hàng thực hiện dự trữ một phần tiền gửi họ đã tạo ra tiền.

Lưu ý rằng quá trình tạo tiền là quá trình mở rộng nhiều lần số tiền thì ngược lại khi người gửi tiền rút ra một đồng thì nó cũng tạo ra hiệu ứng ngược hay quá trình phá hủy tiền.

Trong nền kinh tế có nhiều ngân hàng, q trình tạo tiền diễn ra khơng ngừng, không chỉ trong một ngân hàng A mà ở tất cả các ngân hàng thương mại. Giả sử rằng một ngân hàng nào đó cho khách hàng vay 90 triệu đồng, khách hàng này lại

Dự trữ: 10 triệu

Cho vay: 90 triệu

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

82 81

thanh toán mua hàng hay thực hiện một giao dịch nào đó và đưa số tiền 90 triệu trở lại ngân hàng B. Tài khoản của ngân hàng B sẽ là

Tài sản Các khoản nợ

Sau khi nhận được khoản tiền gửi là 90 triệu, do tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Trung ương quy định là 10% nên ngân hàng B phải để 9 triệu VNĐ dưới dạng dự trữ và cho vay 81 triệu. Do vậy tổng cung tiền của nền kinh tế tăng thêm 81 triệu VNĐ. Và nếu 81 triệu này lại được khách hàng vay và thanh toán chuyển vào ngân hàng C thì quá trình cứ thế tiệp diễn cho đến khi số tiền được tạo thêm bằng khơng. Chúng ta mơ tả q trình trên như bảng 5-1.

Bảng 5-1. Quá trình tạo tiền

Tổng ΔM = 100 + 0.9 (100) + 0.9(0.9)(100) + …+ = 1000 hay Tổng ΔM = 100/rb và ΔM là bội số của số tiền ban đầu.

Chúng ta khái quát q trình trên như sau : giả sử có D = 100 triệu số tiền gửi ban đầu vào hệ thống ngân hàng, rb là tỷ lệ dự trữ, như vậy sẽ có số lượng tiền là rb*D = 10 triệu để dự trữ và cho phép tạo ra một lượng tối đa khoản cho vay mới bằng (1 - r b)* D = 90 triệu. Khoản cho vay mới được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thành những khoản tiền gửi mới và lại bị chiết khẩu với mức rb, những lượng tiền đưa ra chỉ còn là (1- rb)2 D. Cứ tiếp tục quay vòng n vịng. Tổng tiền gửi được tạo ra trong tồn hệ thống ngân hàng sẽ là ΔM = D + (1- rb)D + (1- rb)2D …(1),

bây giờ nhân (1- rb) vào hai vế ta có biểu thức (2), lấy (1) trừ (2) ta có M 1 D

rb

(5-3)

1

Và k gọi là số nhân dự trữ bắt buộc (chú ý hệ số k này chỉ là một trường r

b

hợp đặc biệt của số nhân tiền sẽ được đề cập phần dưới đây)

Dự trữ: 9 triệu Tiền gửi: 90 triệu

Cho vay: 81 triệu

Ngân hang ∆M (∆D) ∆ cho vay ∆ dự trữ Tích lũy ∆M

A 100 90 10 100

B 90 [72] 81 [64,80] 9 [7,20] 190 [172]

C 81 72 , 90 8 , 10 271

… … … … …

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Nếu xuất hiện việc giữ lại tiền trong lưu thơng (C) thì sao ? Giả sử ở mỗi vòng, 20% các khoản vay được giữ lại dưới dạng tiền trong lưu thông. Con số trong ngoặc [] ở bảng cho biết tỷ lệ phần trăm số tiền quay lại hệ thống ngân hàng do có một tỷ lệ được người dân giữ lại. Ví dụ [72] ở cốt 2 dịng 3 cho biết có 80% mỗi khoản vay

sẽ trở lại hệ thống ngân hàng (90 x 80%). Tiền giữ lại trong lưu thơng tạo ra sự rị rỉ

từ tiến trình mở rộng tiền].

5.2.2. Ngân hàng Trung ương (NHTW) và vai trị kiểm sốt mức cung tiền tệ NHTW có những chức năng sau

• Ngân hàng của các Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng Trung ương giữ các tài khoản dự trữ cho các Ngân hàng Thương mại, thực hiện tiến trình thanh tốn cho hệ thống Ngân hàng Thương mại và hoạt động với tư cách là “ người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với các Ngân hàng Thương mại trong trường hợp khẩn cấp.

• Ngân hàng Trung ương giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài chính của Chính phủ thơng qua việc mua tín phiếu của Chính phủ nên gọi Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Chính phủ.

• Điều hành việc thực thi chính sách tiền tệ thơng qua kiểm sốt các mức cung tiền nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

• Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính.

Ngân hàng Trung ương và thực thi chính sách tiền tệ

Chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng Trung ương là điều hành và thực thi chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một trong những cơng cụ trong hệ thống các chính sách kinh tế nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi khối lượng tiền tệ M và lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Như vậy có thể coi các biện pháp nhằm thay đổi khối lượng tiền tệ M và lãi suất của Ngân hàng Trung ương là hoạt động nhằm thục thi chính sách tài chính. Để thực hiện điều đó Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành :

Điều chỉnh mức cung và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mặt và hệ số nhân tiền tệ.

Trực tiếp kiểm sốt có lựa chọn một số khoản tín dụng cũng như một vài biện pháp khác nhau.

Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của Ngân hàng Trung ương

(1)Hoạt động thị trường mở

Thị trường mở là thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc nhà nước.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

84

Muốn tăng mức cung tiền Ngân hàng Trung ương sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở. Kết quả là Ngân hàng Trung ương đã đưa vào thị trường một lượng tiền

83

cơ sở bằng cách tăng dự trữ của các Ngân hàng Thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền. Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với mức mua tín phiếu của Ngân hàng Trung ương. Để có kết quả ngược lại, Ngân hàng Trung ương sẽ bán trái phiếu của chính phủ.

(2)Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tí n dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng Trung ương. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, Ngân hàng Trung ương đã khống chế một cách gián tiếp, nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng cơng cụ này thường có hiệu quả cao và tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay, nhưng cũng gây khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính.

(3 Điều chỉnh lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng Trung ương khi họ cho các Ngân hàng Thương mại vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các Ngân hàng Thương mại. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng Thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng việc cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên. Khi hoạt động của thị trường mở chưa phát triển thì cơng cụ này trở nên quan trọng. Ngồi ba cơng cụ chủ yếu trên đây nhằm điều tiết gián tiếp đối với thị trường tiền tệ, Ngân hàng Trung ương cịn có các cơng cụ khác như kiểm sốt tín dụng chọn lọc, quy định trực tiếp đối với lãi suất (tiền gửi tiết kiệm, cho vay, vv..). Kiểm sốt tín dụng chọn lọc là cách thức khuyến khích hay hạn chế cung cấp tín dụng c ho một ngành nào đó cần khuyến khích hay hạn chế phát triển của nó. Biện pháp ấn định lãi suất với Ngân hàng Thương mại thường được sử dụng với các nước có hệ thống ngân hàng kém phát triển, ở nước ta năm 1994 ngân hàng nhà nước đã từng ấn định mức lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại là 1.7% /tháng, đến năm 1995 điều chỉnh giảm và hiện tại thì lãi suất là lãi suất thỏa thuận.

Tuy có nhiều cơng cụ hữu hiệu nhưng kết quả kiểm soát mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương cịn bị giới hạn bởi khả năng kiểm sốt tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng như phần số nhân tiền đã đề cập. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh tốn của xã hội và khả năng hoạt động của các tổ chức tài chính - ngồi tầm kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Có thể kết luận rằng Ngân hàng Trung ương có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền (M) theo dự kiến, có thể tăng thêm hay giảm bớt nó bằng các

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

86

cơng cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định. Ở các chương sau, chúng ta sẽ nghiên cứu tác động cụ thể của chính sách tiền tệ với nền kinh tế.

5.3 Lạm phát

5.3.1. Thế nào là lạm phát

Sau khi đã nghiên cứu về tiền tệ, thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ, bây

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)