ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 28)

Chương 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ

VĨ MÔ

Muốn nghiên cứu nền kinh tế, các nhà kinh tế phải quan sát các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Để phản ánh kết quả quan sát họ phải sử dụng các chỉ tiêu thống k ê để đo lường.

Chương này giới thiệu ba chỉ tiêu thống kê kinh tế quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách. Tổng sản phẩm trong

nước hay GDP cho chúng ta biết về tổng thu nhập của một nước và tổng mức chi tiêu

để mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức giá. Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tỷ lệ lao động bị thất nghiệp.

2.1 Đo lường kết quả các hoạt động kinh tế - Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

2.1.1.Các quan điểm về sản xuất và cách tính tốn

Để đo lường kết quả hoạt động kinh tế, người ta đã sử dụng 2 hệ thống khác nhau để hạch tốn nền kinh tế. Đó là hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Phần dưới đây sẽ giới thiệu về hai hệ thống này và hiện tại Việt Nam sử dụng hệ thống nào để phản ánh quá trình tái sản xuất xã hội.

Hệ thống sản xuất vật chất (MPS)

Đây là hệ thống hạch toán đã từng được sử dụng đối với các nước XHCN trong đó có Việt Nam. Hệ thống sản xuất vật chất là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trình bày dựa trên các nguyên tắc cơ bản của hệ thống cân đối nền kinh tế quốc dân (gọi tắt là hệ thống bảng cân đối vật chất) mà theo đó chỉ chú ý đưa vào những lĩnh vực gắn liền với sản xuất vật chất và những dịch vụ liên quan như vận chuyển, mua bán, trao đổi hàng hóa. Những lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, quản lý, kinh doanh…không được đưa vào lĩnh vực sản xuất vật chất để hạch toán.

Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

Đây là hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp, trình bày dưới dạng tài khoản nhằm phản ánh quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội (sản xuất, phân phối và sử dụng) và tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kỳ nhất định.

Nội dung của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thể hiện qua hệ thống các tài khoản như tài khoản sản xuất, tài khản thu chi, tài khoản vốn = tài sản = tài chính, tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài, bảng I-O, bảng kinh tế tổng hợp.

Hệ thống này được áp dụng vào thống kê và tính tốn các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1992. Một trong các chỉ tiêu của hệ thống này là tổng sản phẩm

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô

27

trong nước (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) …sẽ được chúng ta nghiên cứu dưới đây.

Phân biệt giữa hai hệ thống

Đây là hai kiểu tổ chức khác nhau để hạch tốn nền kinh tế quố c dân. Chúng có những điểm giống nhau như đều do cơ quan thống kê nhà nước quy định, cùng nhằm mục đích hạch tốn nền kinh tế quốc dân, là công cụ để quản lý nền kinh tế và cùng dựa trên nguyên tắc cân đối.

Điểm khác biệt giữa chúng là do sự khác nhau về cơ sở để xây dựng. Trong khi MPS dựa vào lý luận tái sản xuất của Mác thì SNA dựa vào lý luận về sản xuất bao gồm cả sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ. SNA nhấn mạnh hơn việc xem xét quá trình tái sản xuất trên phương diện giá trị. MPS còn bao gồm cả bả ng cân đối về các yếu tố sản xuất như lao động, tài sản cố định…

2.1.2. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và phương pháp tính

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) thường được coi là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh tế.

Tổng sản phẩm trong nước là tồn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối

cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Như vậy, GDP là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ của một nước, không phân biệt kết quả thuộc về ai và do ai sản xuất ra. Ở đây còn 2 khái niệm đáng quan tâm. (1) Sản phẩm cuối cùng, đây là những loại sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế cho nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, chẳng hạn máy móc, nhà xưởng, bánh kẹo, thuốc men... (2) Sản phẩm trung gian, là những sản phẩm được dùng làm đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm

khác và chỉ được sử dụng một lần trong q trình đó, nghĩa là giá trị của nó được chuyển hết vào giá trị sản phẩm mới. Ví dụ, điện dùng để chạy máy dệt vải, bột dùng để sản xuất bánh....

Phương pháp tính GDP

Trước tiên hãy xem xét vòng chu chuyển trong nền kinh tế, đây là cơ sở để đưa ra các phương pháp tính GDP.

Thu nhập chi tiêu và vòng chu chuyển

Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa duy nhất là A nào đó từ một đầu vào duy nhất là lao động. Hình 2.1 minh họa tất cả các giao dịch kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế này.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mơ

28

Nhánh trong của hình 2.1 biểu thị luồng chu chuyển của hàng hóa A và l ao động. Hộ gia đình bán sức lao động cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng sức lao động này để sản xuất hàng hóa A, sau đó bán lại hàng hóa A cho hộ gia đình. Vì vậy, luồng lao động chảy từ hộ gia đình tới doanh nghiệp và luồng hàng hóa chảy từ doanh nghiệp tới hộ gia đình.

Nhánh ngồi của hình 2.1 biểu thị các luồng tiền tương ứng. Hộ gia đình mua hàng hóa A của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu trả lương cho lao động. Phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp (bản thân người chủ cũng là một bộ phận của hộ gia đình). Cho nên, luồng chi tiêu chảy từ hộ gia đình tới doanh nghiệp, cịn thu nhập dưới dạng lợi nhuận và tiền lương chảy từ doanh nghiệp tới hộ gia đình.

Hình 2.1. Vịng chu chuyển Từ luồng chu chuyển trên, chúng ta có thể tính GDP theo hai cách. Thứ nhất: GDP bằng tổng thu nhập được từ q trình sản xuất hàng hóa A, tức bằng tổng tiền lương và lợi nhuận - vòng chu chuyển tiền ở phần trên của hình vẽ. Thứ hai; GDP bằng tổng chi tiêu để mua hàng hóa A - phần dưới cùng của vịng chu chuyển tiền tệ. Như vậy, có thể xem xét luồng tiền chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình hoặc luồng tiền chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp. Tổng mức chi tiêu của nền kinh tế và tổng thu nhập của nó phải bằng nhau, vì mỗi giao dịch đều có hai mặt mua và bán. Trong đó chi tiêu của người mua để mua hàng hóa bằng thu nhập của người bán nó.

Phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng (hay cách tiếp cận chi tiêu)

Theo phương pháp này, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ mua, và khoản xuất

Thu nhập (đồng) Lao động

Hộ gia đình Doanh nghiệp

Hà ng hóa A

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô

29

khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (một năm). Sau đây chúng ta nghiên

cứu cấu thành của GDP.

Tiêu dùng (C). Tiêu dùng bao gồm giá trị hàng hóa và dịch vụ mà các gia đình mua. Ví dụ hàng hóa lâu bền, mau hỏng và dịch vụ.

Đầu tư (I). Khoản này bao gồm các hàng hóa được mua để tiêu dùng tương lai. Nó được chia thành đầu tư cố định vào kinh doanh, đầu tư cố định vào nhà ở và đầu tư vào tồn kho.

Mua hàng của chính phủ (G) là những hàng hóa và dịch vụ mà chính phủ và chính quyền các địa phương mua. Ví dụ đường quốc lộ, trường học, bệnh viện, các dịch vụ mà các viên chức của chính phủ cung cấp ...

Xuất khẩu rịng (Net export - NX). Nó bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu. Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở trong nước, nhưng được bán cho người tiêu dùng ở nước ngồi. Hàng nhập khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Bởi vậy nếu ký hiệu GDP là Y, chúng ta có: Y=C+I+G +NX (2-1)

Ví dụ, có chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ của một địa phương năm t nào đó như sau : Tổng đầu tư là 1500, xuất khẩu là 1000, nhập khẩu 500, tiêu dùng của hộ gia đình là 2000, chi tiêu của chính phủ là 1000. Tính GDP theo phương pháp chi tiêu ?

Theo cơng thức (2-1) thì

Y=C+I+G +NX= 2000+1500+1000+1000–500=5000

Phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận thu nhập

Khác với phương pháp trên, phương pháp tính GDP theo thu nhập dựa vào thu nhập của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế. Từ vòng chu chuyển, khi mở rộng ra chúng ta thấy thu nhập của hộ gia đình là lương nhận được từ các doanh nghiệp và các khoản tiền lãi (ví dụ lãi tiền gửi tiết kiệm, hay cho doanh nghiệp vay…), các chủ doanh nghiệp nhận được thu nhập như lợi nhuận, các khoản khấu hao và thu nhập của chính phủ chính là thuế gián thu, đây là nguồn thu được từ doanh nghiệp và hộ gia đình…Gọi là thuế gián thu vì đối tượng chịu thuế là doanh nghiệp, hộ gia đình… khơng phải là đối tượng nốp thuế là doanh nghiệp cung cấp hàng hoá dịch vụ. Do vậy :

lOMoARcPSD|13013005

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mơ

30

Ví dụ, có chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ của một địa phương năm t nào đó như sau: Tổng đầu tư là 1500, đầu tư ròng là 500, tiền lương 2300, lợi nhuận là 600, tiền lãi 600, thuế gián thu 500. Tính GDP theo phương pháp thu nhập?

Khấu hao = tổng đầu tư – đầu tư ròng = 1500 – 500 = 1000 Theo cơng thức (2-2) ta có:

GDP = 2300 + 600 + 500 + 1000 + 600 = 5000

Phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận giá trị gia tăng

Ngoài 2 phương pháp trên GDP cịn được tính theo giá trị gia tăng, phương pháp này có cơ sở là định nghĩa về GDP. Vì GDP là tồn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Giá trị cuối cùng không bao hàm giá trị sản phẩm trung gian. Hãy xét một ví dụ sau.

Ví dụ : Một trang trại bán 1 kg thịt cho nhà hàng chế biến giị chả với giá 25 ngàn đồng. Sau đó nhà hàng bán cho người tiêu dùng miếng giò với giá 50 ngàn đồng. GDP phải chăng bao gồm cả giá trị của thịt và giò chả (75 ngàn đồng) hay chỉ bao gồm giá trị giò chả (50 ngàn đồng).

Do GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Cho nên giá trị giò chả được đưa vào GDP, nhưng giá trị của thịt thì khơng: GDP tăng thêm 50 ngàn đồng chứ không phải 75 ngàn. Nguyên nhân ở đây là giá trị hàng hóa trung gian đã được đưa vào giá trị hàng hóa cuối cùng. Trong thực tế, người chủ trang trại tạo ra lượng giá trị mới hay giá trị gia tăng là 25 ngàn đồng (giả sử người chủ trang trại khơng mua hàng hóa trung gian) và giá trị gia tăng của cửa hàng giò chả là 50 – 25 = 25 ngàn đồng. Tổng giá trị gia tăng là 25 + 25 = 50 ngàn đồng.

GDP bằng tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bằng tổng giá trị gia tăng tại mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất. Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng tổng doanh thu của nó trừ đi giá trị hàng hóa trung gian. Dưới góc độ nền kinh tế, tổng giá trị gia tăng phải bằng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Nên GDP cũng bằng tổng giá trị gia

tăng của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Từ GDP đến các chỉ tiêu thu nhập khác: GNP, NNP, NI, Yd.

GNP (Gross National Product) cũng là một chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động

của nền kinh tế. Nếu theo góc độ sản xuất thì:

Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các

hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của một quốc gia được sản xuất ra trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của chính mình.

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mô

31

Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của toàn bộ các giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ tính tốn giá trị của các hàng hóa dịch vụ khác nhau mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính p hủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho.

Như vậy GNP khác với GDP, giống nhau ở chỗ chúng củng phản ánh giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra, nhưng khác nhau GDP là giá trị tính trên phạm vi lãnh thổ cịn GNP là giá trị tính theo yếu tố sản xuất của quốc gia. Tùy theo điều kiện của mỗi nước mà hai chỉ tiêu này có sự khác biệt. Ở Việt Nam hiện nay GDP lớn hơn GNP như đồ thị 2-1.

Đồ thị 2-1 GDP và GNP của Việt Nam

900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm GNP GDP

Tương tự, nếu dưới góc độ thu nhập thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước bao gồm cả thu nhập của người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân trong nước kiếm được ở nước ngoài.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân của một nước kiếm được. Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân của một nước kiếm được ở nước ngồi nhưng khơng bao gồm thu nhập của người nước ngồi kiếm được ở trong nước đó.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 2 – Đo lường các biến số cơ bản của kinh tế vĩ mơ

32

Ngồi 2 chỉ tiêu trên người ta còn dùng các chỉ tiêu khác phản ánh thu nhập. Chúng khác nhau một chút so với GDP, GNP, nhưng có mối liên hệ với nhau.

Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP)

NNP là chênh lệch giữa GNP và khấu hao. Khấu hao là phần giá trị của tư bản đã hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, đây là phần giá trị dùng để tái đầu tư nhằm duy trì khối lượng tư bản của nền kinh tế.

NNP = GNP – khấu hao (2-3)

Trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân, khấu hao thường xấp xỉ bằng 10% GNP. Vì khấu hao là chi phí để sản xuất ra sản phẩm cho nền kinh tế nên việc tách khấu hao cho thấy kết quả ròng của hoạt động kinh tế. Do vậy, nhiều nhà kinh tế cho rằng NNP là chỉ tiêu tốt hơn để phản ánh phúc lợi kinh tế.

Thu nhập quốc dân (NI- national income)

Sự điều chỉnh tiếp theo là NNP bị khấu trừ thuế gián thu, chẳng hạn thuế tiêu thụ hay VAT. Những loại thuế này (chiếm 10% GNP) tạo ra một phần chênh lệch giữa giá người tiêu dùng trả cho hàng hóa và giá mà doanh nghiệp nhận được. Vì doanh nghiệp khơng bao giờ nhận được phần chênh lệch thuế này, nên nó khơng phải thu nhập của doanh nghiệp. Sau khi khấu trừ thuế gián thu khỏi NNP chúng ta có chỉ tiêu

thu nhập quốc dân.

Thu nhập quốc dân = NNP – Thuế gián thu (2-4)

Thu nhập quốc dân là chỉ tiêu cho chúng ta biết mọi người trong nền kinh tế kiếm được bao nhiêu thu nhập.

Thu nhập cá nhân (PI- Personal Income) là thu nhập của các hộ gia đình và

các đơn vị kinh doanh cá thể. Khác với thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân khấu trừ các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại, khấu trừ các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội. Thu nhập này lại cịn bao gồm tiền lãi của hộ gia đình do các khoản cho chính phủ vay và thu nhập của họ nhận được từ chuyển giao của chính phủ. Có thể viết ngắn gọn lại.

Thu nhập cá nhân = thu nhập quốc dân - lợi nhuận của cơng ty - tiền đóng bảo

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)