Chính sách thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 61 - 63)

3.1.2 .Tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam

3.3. Các chính sách thúc đẩy tăngtrưởng dài hạn

3.3.1. Chính sách thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng

Từ nghiên cứu trên cho thấy khối lượng tư bản quyết định tới quy mô năng suất của nền kinh tế. Tư bản là yếu tố sản xuất quan trọng nhưng bản thân n ó là kết quả của q trình sản xuất của xã hội và được gọi là hàng hóa đầu tư. Nó mang tính chất của hàng hóa đầu tư vì được sử dụng với tư cách là yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ.

Khối lượng của hàng hóa đầu tư này nhiều hay ít do xã hội quyết định. Nếu hiện tại xã hội sản xuất ra nhiều hàng hóa đầu tư như nhà cửa, cơng xưởng, máy móc, thiết bị… thì sẽ có nhiều tư bản hơn và do đó, hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn trong tương lai. Điều đó cũng đồng nghĩa là khả năng tăng quy mô của năng suất phụ thuộc vào việc chúng ta sản xuất ra nhiều hay ít hàng hóa đầu tư. Giả sử xã hội chỉ sử dụng nguồn lực có hạn của mình để sản xuất hai loại hàng hóa (1) hàng hóa đầu tư; (2) hàng hóa tiêu dùng. Với giới hạn các nguồn lực như nghiên cứu ở chương 1, nếu ngày hôm nay xã hội dành nhiều nguồn lực để sản xuất hàng hóa tư bản thì hiện tại cũng sẽ ít hàng hóa dịch vụ tiêu dùng cho xã hội được sản xuất ra. Xã hội sẽ tiêu dùng ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn.

Bạn có thể liên hệ số liệu trên hình 3-1về tốc độ tăng trưởng, và hình 3-2 về tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam để thấy rõ xu hướng khi tiết kiệm tăng tiêu dùng giảm thì tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ

Chính phủ có vai trị lớn trong việc thúc đầy đầu tư. Khối lượng tư bản của nền kinh tế bao gồm đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, hệ thống viễn thơng hay các trường học, phịng thí nghiệm… Đây là khối lượng tư bản lớn tạo ra cơ sở hạ tầng cho hoạt động của nền kinh tế. Những hàng hóa đầu tư chủ yếu do chính phủ mua từ các nhà sản xuất trong nền kinh tế, do vậy khi chính phủ tăng chi tiêu của mình để mua hàng hóa đầu tư thì đầu tư tăng.

Các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nhiều hơn khi họ có điều kiện t ốt và sự bảo đảm cho những tài sản của họ. Điều đó xảy ra khi chính phủ tạo ra cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản hay sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội cũng như giảm chi phí đầu tư.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 3 – Sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài

Kể từ cải cách mở cửa cho đến năm 2006, dịng vốn đầu tư nước ngồi đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã tạo ra 16% GDP của Việt Nam.

Trong nền kinh tế đóng cầu hàng hóa đầu tư trong nền kinh tế chủ yếu nảy sinh từ các tác nhân trong nội bộ nền kinh tế và được tài trợ từ nguồn tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế mở cửa, các nguồn tài trợ này sẽ có thể đến từ bên ngồi thơng qua tài trợ của các nhà đầu tư nước ngoài.

Khi tài trợ cho các dự án kinh doanh ở Việt Nam, chẳng hạn Indochina capital thực hiện các dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp với số tiền hàng trăm triệu đô la Mỹ ở Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, hoạt động này làm tăng khối lượng tư bản cũng như khả năng sản xuất của nền kinh tế, do vậy nhiều hàng hóa dịch vụ được sản xuất hơn.

Tại sao Quỹ đầu tư này có thể huy động vốn từ cổ đơng nước ngồi để tài trợ cho dự án ở Việt Nam, một nơi mà đôi khi nhiều cổ đơng có lẽ chưa hề biết? Câu trả lời chính là khả năng sinh lợi từ các dự án đó. Khả năng sinh lời đó phụ thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, được tạo dựng bởi nỗ lực của Chính phủ tạo ra từ việc giảm chi phí đầu tư, bảo đảm quyền sở hữu, kích cầu của nền kinh tế làm cho thị trường sôi động hơn…

Tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt ngân sách

Chính sách của nhà nước tác động tới tiết kiệm theo hai cách: trực tiếp qua tiết kiệm công cộng và gián tiếp qua các biện pháp khuyến khích tiết kiệm tư nhân. Tiết kiệm cơng cộng là hiệu giữa thu nhập và chi tiêu của chính phủ. Nếu chính phủ chi nhiều hơn thu sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách và mức tiết kiệm âm. Khối lượng tư bản giảm sút do thâm hụt ngân sách là một phần gánh nặng nợ quốc gia cho thế hệ mai sau. Mặt khác, nếu chính phủ chi tiêu ít hơn mức thu, sẽ có thặng dư ngân sách. Khi đó chính phủ có thể thanh tốn một phần nợ quốc gia và thúc đẩy đầu tư.

Chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm

Tiết kiệm tư nhân cũng bị tác động bởi một loạt chính sách của chính phủ. Quyết định tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc vào lợi tức mà tiết kiệm đem lại; lợi tức của tiết kiệm càng cao, tiết kiệm tư nhân càng trở nên hấp dẫn. Mức thuế cao đánh vào thu nhập của tư bản giảm tiết kiệm tư nhân do nó làm giảm tỷ lệ lợi tức. Nhiều quy định của luật thuế, chẳng hạn khoản hưu trí miễn thuế sẽ làm tăng lợi tức và khuyến khích tiết kiệm tư nhân.

59

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)