Các hình thái tiền tệ

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 83 - 87)

Theo tiến trình lịch sử, tiền tệ đã trải qua 3 hình thái: tiền bằng hà ng hóa, tiền quy ước và tiền qua ngân hàng.

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

77

Tiền bằng hàng hóa là một loại hàng hóa nào đó được người ta công nhận để làm vật trung gian cho việc giao dịch mua bán hàng hóa.

Lúc đầu người ta sử dụng các loại hàng hóa thông dụng trong trao đổi như lúa mì, súc vật, .... Điều này đem tới nhiều bất tiện, do tiền hàng hóa chỉ được chấp nhận trong một nhóm người hay trong một địa phương, lại không thuận tiện cho việc di chuyển, và trong nhiều trường hợp khó phân chia thành nhiều đơn vị cần thiết.

Tiền kim loại được sử dụng lần lượt đồng, bạc, vàng, do có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác.

Nguyên tắc chung của tiền hàng hóa là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm tiền.

Tiền quy ước (tiền pháp định)

Tiền quy ước hay tiền pháp định là loại tiền được lưu hành do quy định của nhà nước. Nó được gọi là tiền quy ước bởi vì giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền chỉ là giá trị tượng trưng, nó lớn hơn rất nhiều hay nhỏ hơn so với giá trị của vật dùng làm tiền. Nó biểu thị cho một lượng giá trị nào đó mà mọi người thừa nhận chúng và tin vào đó để sử dụng. Sự khác nhau cơ bản giữa tiền hàng hóa và pháp định là ở chỗ đối với tiền pháp định giá trị của tiền tệ lớn hơn giá trị của vật dùng làm tiền, trong khi đó đối với tiền hàng hóa thì hai giá trị đó phải bằng nhau.

Tiền quy ước cũng có hai dạng: tiền kim loại và tiền giấy, cả hai loại này đang được lưu hành trên thế giới. Tiền kim loại, trước đây người ta sử dụng các loại kim loại quý như bạc,vàng,..về sau loại kim loại rẻ hơn, tiền được sử dụng nhiều hơn. Tại nước ta hiện nay cũng sử dụng loại tiền kim loại như nhiều nước trên thế giới.

Đối với tiền giấy có hai loại tiền giấy khả hoán và tiền giấy không khả hoán. Tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, lần đầu tiên do ngân hàng Amsterdam của Hà Lan thực hiện. Loại tiền này khi có một lượng tiền nào đó bạn có thể đến nơi mà chính phủ quy định đổi lấy một lượng vàng hoặc bạc tương đương. Lượng quy kim đó được căn cứ vào bản vị tiền tệ, là lượng mà chính phủ dùng để định nghĩa giá trị một đơn vị tiền tệ của quốc gia. Ví dụ ở Mỹ vào 1775 người ta định nghĩa 1 USD = 25,92 g bạc 99,99%; và vào năm 1900 định nghĩa 1USD= 1504,6 mg vàng 99.99%. Nếu định nghĩa theo vàng thì gọi là chế độ bản vị vàng và theo bạc thì ta có chế độ bản vị bạc. Việc sử dụng tiền khả hoán đòi hỏi chính phủ có một lượng dự trữ vàng hoặc bạc tương đương với lượng tiền phát hành. Mục đích của chế độ phát hàng này là muốn bảo đảm giá trị của đồng tiền đang lưu hành. Trong thực tế việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Cho đến giữa những năm 1930

thì hầu như các quốc gia đều bỏ chế độ tiền giấy khả hoán chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán.

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể mang tiền giấy đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.

Tiền qua ngân hàng

Tiền qua ngân hàng là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc hay tiền ghi nợ. Loại tiền này được tạo ra từ tài khoản séc.

Từ nợ ở đây là chỉ khoản nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc tại ngân hàng. Khi mở tài khoản séc tức là người ta đưa vào ngân hàng một lượng ký thác không kỳ hạn. Người chủ tài khoản có thể viết một tờ séc cho mình hoặc cho một người nào đó để yêu cầu ngân hàng thanh toán một lượng tiền khi tờ séc được xuất trình và chưa quá hạn. Lượng tiền ký thác không kỳ hạn đó chính là tiền qua ngân hàng. Nhưng bản thân những tờ séc không phải lả tiền, vì khi nhận tờ séc từ tay một người nào đó thì người ta không thể dùng nó vào việc thanh toán nợ hay mua bán hàng hóa.

Trong 3 hình thái tiền tệ nêu trên hiện nay chỉ phổ biến 2 hình thái là tiền quy ước và tiền qua ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng càng hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng càng quan trọng. Ở nước ta, từ trước đến nay sử dụng chủ yếu vẫn là tiền giấy, tiền qua ngân hàng còn chưa sử dụng phổ biến nhưng trong xu hướng chung thì loại tiền này sẽ được sử dụng nhiều hơn.

5.1.3. Khối lượng tiền tệ

Khối lượng tiền (M) theo quan điểm hẹp trước năm 1980 bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn có thể viết séc.

Theo quan điểm mở rộng từ 1980 đến nay có nhiều tài sản được hưởng lãi suất và có thể viết séc, do vậy nó liên quan tới việc xác định khối lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cần kiểm soát.

Hiện tại có ba cách xác định khối lượng tiền chủ yếu : tiền mặt M0, tiền giao dịch M1, và tiền rộng M2 …

Trong đó M0 bao gồm tiền giấy và tiền xu trong dân cư tức trong lưu hành. M1

bao gồm tiền mặt và các khoản tiền gửi có thể viết séc.

Khi cộng thêm vào M1 tiền gửi khác kém khả năng thanh khoản hơn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, các kỳ phiếu và trái phiếu) ta có khối lượng M2. Tức :

M2 = M1 +Tiền gửi có kỳ hạn (5-1)

Tiền lưu hành chính phủ tạo ra, các khoản tiền gửi có thể viết séc và tiền gửi kỳ hạn được tạo ra bởi các trung gian tài chính như ngân hàng, hiệp hội tín dụng… Các

78

trung gian tài chính nhận tiền gửi từ người tiết kiệm và cho vay đối với những người đi vay cuối cùng

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Trong trường hợp tiền hàng hóa, cung tiền đơn giản là khối lượng hàng hóa đóng vai trò tiền sẵn có trong nền kinh tế. Với hệ thống tiền pháp định, cung ti ền được kiểm soát bởi cơ quan quản lý tiền tệ. Tùy mỗi nước mà cơ quan này thuộc Chính phủ hay có vai trò độc lập với hệ thống chính trị. Ở nước ta cơ quan quản lý tiền tệ là Ngân hàng Nhà nước (thực chất là Ngân hàng Trung ương) trực thuộc chính phủ.

Việc kiểm soát khối lượng tiền tệ do Ngân hàng Trung ương thông qua chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát cung tiền thông qua việc mua bán trái phiếu Chính phủ. Chính phủ vay tiền từ công chúng để tài trợ thâm hụt. Điều này được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu. Ngân hàng Trung ương có thể mua lại trái phiếu từ công chúng thông qua đổi trái phiếu lấy tiền đồng và làm tăng cung tiền trong lưu thông. Đó chính là nghiệp vụ thị trường mở. Ngược lại Ngân hàng Trung ương làm giảm cung tiền bằng cách bán trái phiếu và rút bớt tiền trong lưu thông.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)