Những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 96 - 99)

Các nhà kinh tế vẫn tranh luận với nhau về điều này, nhưng dù ít hay nhiều lạm phát cũng gây ra sự tổn thất nhất định. Tuy nhiên tác động của nó tùy thuộc vào tính chất và mức độ. Dưới đây chúng ta xem xét những tổn thất từ lạm phát dự kiến được và không dự kiến được.

Lạm phát dự kiến

Thứ nhất, là tác hại của lạm phát là làm “ méo mó” số tiền mà mọi người đang giữ. Khi tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới lãi suất danh nghĩa cao hơn, nên giảm số dư thực tế. Nên mọi người giữ số dư tiền tệ ít hơn, vì vậy họ cần đến ngân hàng nhiều lần hơn để rút tiền trong một tháng. Do phải đi lại nhiều mòn giày dép các nhà kinh tế nói lạm phát dự kiến được tạo ra chi phí gọi là chi phí mòn giày của lạm phát.

Thứ hai, lạm phát sinh ra buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên hơn. Nghĩa là họ phải tốn thêm chi phí để in lại nhiều bảng báo giá hay catalô mới… cũng như chi phí gửi bảng giá, đi lại. Loại tổn thất này được gọi là chi phí thực đơn, vì tỷ lệ lạm phát càng cao, các doanh nghiệp phải in lại « thực đơn » nhiều lần hơn.

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

89

Thứ ba, lạm phát dẫn tới phân bổ sai nguồn lực. Vì lạm phát cao gây ra sự biến động giá cả tương đối lớn. Ví dụ nếu doanh nghiệp phát hành catolô mới vào tháng một hàng năm. Nếu không có lạm phát, giá tương đối của nó so với mức giá chung không đổi trong năm. Nhưng nếu lạm phát ở mức 1% tháng, thì từ đầu đến cuối năm, giá tương đối của nó sẽ giảm 12%. Người tiêu dùng khi quyết định mua hàng hóa thường tiến hành so sánh chất lượng và giá cả của các hàng hóa dịch vụ với nhau. Thông qua quyết định này, họ phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả cho các ngành và doanh nghiệp.

Thứ tư, lạm phát tác động làm méo mó thuế. Khi đưa ra nhiều khoản thuế người ta không tính đến tác động của lạm phát. Do vậy lạm phát đã làm «méo mó» thuế, làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Chẳng hạn, có người mua một cổ phiếu và một năm sau bán lại với mức giá thực tế không đổi. Nghĩa là anh ta không hề được tăng thu nhập trong thực tế từ khoản đầu tư này, nên về lôgíc thì Chính phủ không nên đánh thuế, nhất là khi có lạm phát. Giả sử lệ lạm phát là 12% và ban đầu người đó đã trả 100 ngàn cho một cổ phiếu; để giá trị thực tế không đổi sau một năm, anh ta phải bán cổ phiếu đó với giá 112 ngàn đồng. Trong trường hợp này theo chế độ thuế người đó có thu nhập là 12 ngàn đồng từ cổ phiếu, và Chính phủ đánh thuế vào lãi này, do luật thuế tính thu nhập trên cơ sở lãi suất danh nghĩa thu được chứ không phải trên lãi suất thực tế. Lạm phát đã làm biến dạng các khoản thuế phải nộp.

Thứ năm, lạm phát gây ra sự bất tiện cho cuộc sống khi giá cả luôn biến động trong nền kinh tế. Vì tiền là thước đo để tính toán trong các giao dịch kinh tế. Khi có lạm phát các thước đo này không cố định, thì việc tính toán trở nên khó khăn và bất tiện hơn.

Lạm phát không dự kiến

Lạm phát không dự kiến tác động tạo ra tình trạng phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách bất công. Thử xem xét các khoản cho vay dài hạn. Các hợp đồng cho vay thường quy định rõ mức lãi suất danh nghĩa trên cơ sở tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu lạm phát sai lệch lớn so với mức dự kiến, thì lợi tức thực tế mà người cho vay nhận được từ người vay khác mức mà hai bên dự kiến trước. trong trường hợp lạm phát cao hơn mức dự kiến, người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt, vì người đi vay trả nợ bằng những đồng tiền ít giá trị hơn trước. Và ngược lại thì người cho vay có lợi.

Lạm phát không dự kiến làm giảm đáng kể lương hưu cố định của hưu trí. Vì lương hưu được trả dựa vào việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội trong quá trình làm việc của người lao động. Họ đóng bào hiểm khi làm việc và nhận khi về hưu. Giống như bất kỳ người cho vay nào, lao động sẽ bị thiệt hại khi lạm phát cao hơn

lOMoARcPSD|13013005

Chương 5 Tiền tệ và chính sách tiền tệ

90

mức dự kiến. Giống như người vay quỹ bảo hiểm xã hội, bị thiệt khi lạm phát thấp hơn dự kiến.

Những tình huống này cung cấp cho chúng ta những lý lẽ chống lại lạm phát biến động quá mạnh. Tỷ lệ lạm phát càng biến động mạnh, tính bất trắc mà cả người vay và cho vay phải đối phó càng lớn, tâm lý con người thường ghét rủi ro, không

ưa bất trắc, tính không dự báo được của lạm phát biến động mạnh gây tổn hại cho tất cả mọi người.

Câu hỏi ôn tập chương

1. Sự khác nhau giữa tiền và khác các tài sản khác trong nền kinh tế? 2. Hãy giải thích chức năng của tiền tệ?

3. Tiền pháp định, tiền hàng hóa là gì?

4. Cơ quan nào quyết định chính sách tiền tệ ở Việt Nam? Cách thức và công cụđược cơ quan này sử dụng để điểu chỉnh khối lượng tiền như thế nào? 5. Theo lý thuyết số lượng ai kiểm soát mức cung ứng tiền?

6. Hãy viết và giải thích phương trình số lượng?

7. Giả định tốc độ chu chuyển không đổi có ý nghĩa gì? 8. Ai nộp thuế lạm phát?

9. Liệt kê các loại tổn thất do lạm phát gây ra và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng theo quan điểm của bạn?

10.Hãy giải thích vai trò của các chính sách tài khóa và tiền tệ trong việc gây ra và thủ tiêu lạm phát?

Chương 6 Thất nghiệp

Chương 6 THẤT NGHIỆP

Sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nào đó cũng là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm lao động. Yếu tố lao động được huy động vào nền kinh tế nhiều hơn. Ngược lại khi kinh tế suy thoái số người thất nghiệp tăng, lao động không được sử dụng hết, gây lãng phí cho nền kinh tế. Do đó thất nghiệp luôn là một hiện tượng kinh tế vĩ mô mà các nhà kinh tế quan tâm và tìm cách giải quyết.

Chương này sẽ giới thiệu tình hình thất nghiệp ở Việt Nam, tập trung vào lý giải tại sao trong các nền kinh tế luôn tồn tại thất nghiệp. Cuối cùng xem xét cách thức mà các nhà hoạch định chính sách sử dụng để đối phó với tình hình này.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)