Luồng hàng hóa và vốn quốc tế

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 107 - 109)

Chương 7 KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ

7.1. Luồng hàng hóa và vốn quốc tế

7.1.1. Xuất khẩu rịng và vai trị của nó

Hãy xem xét những khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đóng cửa, tồn bộ sản lượng được bán trong nước, và thỏa mãn chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của Chính phủ theo phương trình sau:

Y=C+I+G (7-1)

Trong điều kiện kinh tế mở cửa với sự hoạt động mạnh của thương mại quốc tế và phân công lao động, nên mỗi nước sẽ lựa chọn sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ có lợi thế và đem xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Nghĩa là vế phải của phương trình (7-1) sẽ có thêm thành tố thứ 4 là xuất khẩu và ký hiệu là EX. Đồng thời sản lượng của nền kinh tế không thể đáp ứng hết những nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế hoặc cũng có thể do khơng có lợi thế sản xuất trong nước nên chúng ta sẽ lựa chọn nhập khẩu. Để cân bằng phương trình (7-1) sẽ cộng thêm một thành tố nhập khẩu, ký hiệu là IM. Nên ta viết lại phương trình (7 -1) như sau.

IM+Y=C+I+G+EX (7-2)

Vì để mua hàng nhập khẩu mỗi nước phải chi tiêu một bộ phận của chi tiêu trong nước C + I + G. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngồi khơng phải là bộ phận sản lượng của nền kinh tế, nên trong phương trình, phần chi tiêu cho hàng

lOMoARcPSD|13013005

Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

nhập khẩu mang dấu trừ. Nếu xuất khẩu ròng là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phương trình (7-2) trên trở thành (7-3).

Y=C+I+G+NX (7-3)

Đây chính là đẳng thu nhập quốc dân mà đã được nói tới ở chương 2. Phương trình này cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng trong nước, chi tiêu trong nước và xuất khẩu rịng. Nói một cách cụ thể

NX=Y- (C+I+G) (7-4)

Từ đây có thể khái quát tầm quan trọng của xuất khẩu ròng. Nếu sản lượng vượt quá chi tiêu trong nước, người ta xuất khẩu phần chênh lệch; xuất khẩu ròng mang giá trị dương. Nếu sản lượng nhỏ hơn chi tiêu trong nước, chúng ta nhập khẩu phần chênh lệch: xuất khẩu ròng mang giá trị âm.

7.1.2. Dịng vốn ra nước ngồi rịng và cán cân thương mại

Trong nền kinh tế nói chung dù là nền kinh tế đóng hay nền kinh tế mở, thị trường tài chính và thị trường hàng hóa gắn chặt với nhau. Mối quan hệ giữa hai thị trường này thể hiện qua phương trình hạch tốn thu nhập quốc dân dưới dạng đầu tư và tiết kiệm. Từ đẳng thức (7-3) ở phần trên trừ C và G ở hai vế, ta có:

Y–C–G=I+NX (7-5)

Vì Y – C – G là tiết kiệm quốc dân S. Nó bằng tiết kiệm tư nhân (Y – T - C) cộng với tiết kiện cơng cộng (T - G), do đó:

S=I–NX (7-6)

Hay S-I=NX (7-7)

Đẳng thức (7-7) phản ánh mối quan hệ giữa luồng vốn quốc tế sử dụng để tích lũy vốn (S - I) và luồng hàng hóa, dịch vụ quốc tế NX.

Vế phải S – I còn được gọi dịng vốn ra nước ngồi rịng (net capital outflow). Dòng vốn ra nước ngồi rịng bằng chênh lệch của tiết kiệm trong nước so với đầu tư nước ngồi rịng; bằng số tiền mọi người trong nước cho nước ngoài vay, trừ số tiền người nước ngồi cho người nước mình vay. Khi S – I > 0 thì nền kinh tế có nguồn tiết kiệm lớn hơn nhu cầu đầu tư của các dự án và nước ta cho người nước ngoài vay. Nếu S – I < 0, Việt Nam không đủ tiết kiệm để tài trợ cho các dự án đầu tư trong nước, có một dịng vốn từ các nước khác trên thế giới chảy vào Việt Nam để tài trợ cho các dự án đầu tư chưa được tài trợ bằng tiết kiệm trong nước. Đây là trường hợp của Việt Nam hiện nay. Tuy niên trong thực tế do tính linh hoạt mà trong khi vẫn phải tiếp nhận dịng vốn từ nước ngồi tài trợ cho các dự án đầu tư trong nước thì vẫn có các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngồi, tuy khơng nhiều.

107 106

Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

Vế phải của đẳng thức NX được gọi là cán cân thương mại, đây là cách gọi khác của xuất khẩu rịng về hàng hóa và dịch vụ.

Đẳng thức (7-7) hàm ý rằng dịng vốn ra nước ngồi rịng phải cân bằng với cán cân thương mại.

Đẳng thức (7-7) chỉ ra quan hệ mật thiết giữa luồng vốn quốc tế để tài trợ cho tích lũy vốn và luồng hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Nếu Việt Nam tiết kiệm nhiều hơn nhu cầu đầu tư cho các dự án, thì phần tiết kiệm chưa được tài trợ cho các dự án trong nền kinh tế sẽ được dùng cho người nước ngoài vay. Khi các dự án của nước ngoài cần khoản vay này, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ cung cấp cho họ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với họ cung cấp cho các tác nhân Việt Nam, tức chúng ta thặng dư thương mại. Mặt khác, Việt Nam tiết kiệm ít hơn nhu cầu đầu tư của các dự án trong nền kinh tế thì phần chênh lệch ít hơn này phải được tài trợ bằn g nguồn vốn vay nước ngoài. Những khoản nợ này dẫn tới việc chúng ta nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ so với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Tức chúng ta thâm hụt cán cân thương mại.

Cần chú ý rằng luồng vốn quốc tế có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Ví dụ hình thức người nước ngồi mua trái phiếu của các cơng ty Việt Nam hay Chính phủ ta phát hành.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)