Các định chế tài chính trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 68 - 72)

Chương 4 TIẾT KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

4.1. Các định chế tài chính trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống tài chính có chức năng chuyển các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế, từ người tiết kiệm tới người đi vay. Người tiết kiệm sẽ ít tiêu dùng trong hiện tại vì muốn chuẩn bị cho con cái vào đại học trong những năm tới hoặc dành dụm phòng khi về hưu hay đau ốm sau này. Tương tự như thế, người ta vay tiền vì muốn mua một căn hộ để ở hoặc mở một doanh nghiệp trong khi chưa đủ tiền. Người tiết kiệm cung ứng tiền của họ cho hệ thống tài chính với hy vọng sẽ nhận lại khoản tiền gốc cùng với tiền lãi vào một ngày trong tương lai. Người đi vay có nhu cầu về tiền từ hệ thống tài chính với nhận thức rằng họ phải hồn trả cả gốc lẫn lãi vào một ngày trong tương lai.

Hệ thống tài chính bao gồm nhiều định chế tài chính giúp kết nối người tiết kiệm với người đi vay. Để chuẩn bị cho việc phân tích các yếu tố chi phối hệ thống tài chính, chúng ta xem xét những định chế quan trọng nhất qua hai nhóm: thị trường tài chính và trung gian tài chính.

4.1.1. Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là các định chế qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp

cung cấp vốn cho người muốn vay. Các thị trường tài chính quan trọ ng nhất trong nền kinh tế là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.

Thị trường trái phiếu

Khi một cơng ty lớn nào đó như Kinh Đơ chẳng hạn, muốn vay tiền để xây dựng nhà máy mới, họ có thể vay trực tiếp từ cơng chúng bằng cách bán trái phiếu.

Trái phiếu là chứng từ vay nợ xác định trách nhiệm của người đi vay đối với

người nắm giữ trái phiếu. Nó là chứng từ xác nhận rằng “tơi nợ anh”. Trong trái phiếu có ghi ngày người đi vay phải hoàn trả khoản nợ, gọi là ngày đáo hạn, và lãi suất

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

51

người đi vay phải trả thường kỳ cho đến khi đáo hạn. Người mua trái phiếu đưa tiền cho công ty để đổi lấy lời hứa trả lãi thường kỳ và nhận lại số tiền cho vay vào ngày đáo hạn (gọi là vốn gốc). Người mua trái phiếu có thể nắm giữ nó đến ngày đáo hạn hoặc bán nó cho người khác trước khi nó đến hạn.

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau được lưu hành trên thị trường. Khi các cơng ty lớn, chính phủ, chính quyền địa phương cần vay nợ để tài trợ cho việc mua nhà máy mới, hay xây dựng trường học mới, họ thường phát hành trái phiếu. Mặc dù các trái phiếu rất khác nhau, nhưng chúng có ba đặc điểm chung quan trọng nhất.

Thứ nhất, kỳ hạn của trái phiếu – khoảng thời gian cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Một số trái phiếu có kỳ hạn ngắn, ví dụ vài tháng, nhưng một số trái phiếu có kỳ hạn dài tới 30 năm. Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó. Trái phiếu dài hạn thường rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn, vì người nắm giữ trái phiếu dài hạn phải đợi lâu hơn mới đến ngày nhận lại vốn gốc. Nếu người nắm giữ trái phiếu cần tiền trước ngày đáo hạn, anh ta chỉ có cách bán trái phiếu ấy cho một người khác, có thể với mức giá thấp hơn. Để bù lại mức rủi ro cao hơn, trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn.

Thứ hai, mức rủi ro tín dụng của nó – đó là xác suất người đi vay khơng thể

trả một phần lãi suất hay vốn gốc của trái phiếu nếu bị vỡ nợ. Người đi vay có thể tuyên bố vỡ nợ đối với các khoản tiền vay của họ bằng cách tuyên bố phá sản. Khi người mua trái phiếu nhận thấy xác suất vỡ nợ cao, họ yêu cầu mức lãi suất cao để bù lại rủi ro. Trái phiếu chính phủ được coi là khơng có rủi ro tín dụng, nên lãi suất trái phiếu chính phủ thường thấp. Trái lại, các cơng ty khơng đáng tin cậy về mặt tài chính thường phát hành trái phiếu mạo hiểm, có lãi suất cực cao. Người mua trái phiếu có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng bằng cách tham khảo ý kiến các tổ chức tư vấn chuyên xếp loại rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu.

Thứ ba, phụ thuộc vào quy định thuế suất trong luật thuế với lãi thu được từ

trái phiếu. Vì lãi của hầu hết các trái phiếu đều bị đánh thuế, nên người sử dụng trái phiếu thường phải trả một phần lãi dưới dạng thuế thu nhập. Trái lại, khi chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, gọi là trái phiếu thành phố hay tỉnh, người sử dụng trái phiếu không phải nộp thuế thu nhập từ lãi. Vì có lợi thế về thuế như vậy, nên trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành thường có lãi suất thấp hơn trái phiếu của các cơng ty hay chính phủ.

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

Thị trường cổ phiếu

Việc bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bằng cổ phần, còn việc bán trái phiếu được gọi là tài trợ bằng nợ. Mặc dù các công ty thường sử dụng cả cách tài trợ

lOMoARcPSD|13013005

52

bằng cổ phần lẫn cách tài trợ bằng nợ để có tiền đầu tư mới, nhưng cổ phiếu và trái phiếu rất khác nhau. Người sở hữu cổ phiếu của công ty Kinh Đô là một trong số các

chủ sở hữu của cơng ty đó, trong khi người sở hữu trái phiếu của Kinh Đơ lại là chủ nợ của nó. Nếu công việc kinh doanh của công ty rất hiệu quả, người nắm giữ cổ

phiếu (cổ đơng) của nó có thu nhập cao, trong khi người nắm giữ trái phiếu chỉ nhận được lãi từ trái phiếu của mình. Nhưng khi Kinh Đơ gặp khó khăn về tài chính, thì nó có trách nhiệm trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu trước tiên, sau đó mới tới người nắm giữ cổ phiếu. So với trái phiếu, cổ phiếu có rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể mang lại lợi tức cao hơn.

Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán cổ phần cho công chúng, những cổ phiếu này được mua đi bán lại giữa những người nắm giữ cổ phiếu tại các thị trường chứng khốn có tổ chức. Trong các giao dịch này, bản thân công ty khơng nhận được tiền khi cổ phiếu của nó trao tay. Thị trường chứng khốn chính thức ở Việt Nam là sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hố Chí Minh.

Giá của cổ phiếu bn bán trong thị trường chứng khốn do cung và cầu về cổ phiếu của các cơng ty đó quyết định. Vì cổ phiếu biểu thị quyền sở hữu tài sản trong một công ty, nên nhu cầu về cổ phiếu và giá của nó phản ánh nhận thức của dân chúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty. Khi mọi người lạc quan về triển vọng của một công ty, họ muốn được sở hữu cổ phiếu của nó và đẩy giá cổ phi ếu tăng lên. Ngược lại, khi mọi người nghĩ lợi nhuận của một cơng ty thấp, thậm chí lỗ, giá cổ phiếu của nó giảm xuống.

4.1.2. Trung gian tài chính

Trung gian tài chính là các định chế tài chính mà thơng qua đó người tiết kiệm có thể gián tiếp cung cấp vốn của họ cho người đi vay. Thuật ngữ trung gian phản ánh vai trò của những định chế này là người đứng giữa người tiết kiệm và người đi vay. Bây giờ chúng ta nghiên cứu hai loại trung gian tài chính quan trọng nhất: Ngân hàng và quỹ tương hỗ.

Ngân hàng

Nếu chủ một công ty tư nhân muốn có tiền để mở rộng kinh doanh, chắc chắn anh ta không thể làm như Kinh Đô bằng cách tăng vốn kinh doanh thông qua thị trường trái phiếu hay cổ phiếu. Mọi người chỉ muốn mua chứng khốn của các cơng ty lớn có tên tuổi. Vì vậy, người chủ cơng ty tư nhân nhỏ chỉ mở rộng kinh doanh bằng cách đi vay từ một ngân hàng địa phương.

Ngân hàng là loại trung gian tài chính quen thuộc nhất đối với mọi người.

Nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

53

cho vay cao hơn lãi suất huy động, cho phép bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng và đem lại cho chủ ngân hàng một khoản lợi nhuận.

Bên cạnh chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng cịn có vai trị quan trọng khác nữa, nó làm cho hoạt động mua, bán trở nên thuận tiện hơn bằng cách chấp nhận sử dụng séc cho các khoản tiền gửi ở ngân hàng.

Quĩ tương hỗ

Một loại hình trung gian tài chính ngày càng có vai trị quan trọng ở các nước phát triển là quĩ tương hỗ. Quĩ tương hỗ là định chế phát hành cổ phiếu ra công chúng rồi dùng số tiền thu được để mua một kết hợp – gọi là cơ cấu đầu tư – gồm nhiều loại trái phiếu, cổ phiếu hoặc cả trái phiếu và cổ phiếu. Cổ đông của quĩ tương hỗ chấp nhận mọi rủi ro và lợi tức gắn với cơ cấu đầu tư đó. Nếu giá trị của cơ cấu đầu tư tăng, cổ đông sẽ được lợi. Nếu giá trị của cơ cấu đầu tư giảm, cổ đông sẽ bị thiệt.

Ưu thế của quĩ tương hỗ

Thứ nhất, các quĩ tương hỗ cho phép mọi người đa dạng hóa cơ cấu đầu tư với

số tiền ít ỏi. Những người mua cổ phiếu và trái phiếu thường được khuyến cáo: Đừng bỏ toàn bộ trứng của bạn vào một giỏ. Vì giá trị của bất kỳ cổ phiếu hay trái phiếu nào cũng gắn liền với vận mệnh của một công ty, nên việc giữ một loại cổ phiếu hay trái phiếu duy nhất hết sức mạo hiểm. Ngược lại, nếu giữ cơ cấu đầu tư gồm nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu, người ta sẽ gặp ít rủi ro hơn vì họ nắm một phần nhỏ tài sản của mỗi công ty. Các quĩ tương hỗ cho phép thực hiện việc đa dạng hóa này một cách dễ dàng. Chỉ với vài trăm đô la, một người có thể mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ và gián tiếp trở thành người tham gia sở hữu hay chủ nợ của hàng trăm công ty lớn. Để được hưởng dịch vụ này, mỗi cổ đông phải trả cho công ty kinh doanh quỹ tương hỗ một khoản lệ phí bằng khoảng từ 0,5% đến 2 % giá trị tài sản.

Thứ hai, các công ty kinh doanh quỹ tương hỗ thường quả quyết là quỹ tương hỗ

tạo điều kiện cho những người bình dân sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp. Các nhà quản lý của hầu hết quĩ tương hỗ theo sát diễn

Chương 4 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thồng tài chính

biến và triển vọng của các công ty mà họ mua cổ phiếu. Họ mua cổ phiếu của các cơng ty được đánh giá là có lợi nhuận trong tương lai và bán cổ phiếu của các cơng ty có triển vọng ít sáng sủa hơn. Người ta lập luận rằng cách quản lý chuyên nghiệp này làm tăng lợi tức mà những người đầu tư vào quĩ tương hỗ nhận được từ các khoản tiền tiết kiệm của mình.

lOMoARcPSD|13013005

54

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)