Chương 7 KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
7.2 Tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở
7.2.2. Mơ hình cânbằng trong nền kinh tế mở
Bây giờ chúng ta cần xây dựng các mơ hình về luồng chu chuyển vốn và hàng hóa quốc tế, từ đó có thể giải thích biểu hiện của chúng cũng như xem xét những ảnh hưởng từ sự thay đổi trong chính sách tới cán cân thương mại. Do dịng vốn ra nước ngồi rịng chính là tiết kiệm trong nước trừ đầu tư trong nước, từ mơ hình này có thể phân tích dịng vốn ra nước ngồi ròng trên cơ sở xem xét tiết kiệm và đầu tư trong nước. Mơ hình cũng sẽ đề cập tới cán cân thương mại, vì cán cân thương mại phải bằng dòng vốn ra nước ngồi rịng. Do liên quan tới tiết kiệm và đầu tư nên khi xây dựng mơ hình những yếu tố trong phương trình tài khoản thu nhập quốc dân trong chương 4 sẽ được sử dụng lại. Nhưng chú ý sự khác biệt của môi trường kinh tế, trong chương 4 chúng ta giả định nền kinh tế đóng, tức khơng có hoạt động thương mại quốc tế. Trong nền kinh tế đóng lãi suất thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường. Mô hình mới được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế nhỏ và mở cửa, với điều kiện như vậy sẽ xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư thương mại.
Trong nền kinh tế nhỏ và mở của lãi suất trong nước bằng lãi suất quốc tế r*, đây là lãi suất phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế như phương trình (7 -8): r = r*
Nền kinh tế nhỏ và mở cửa chấp nhận lãi suất thực tế trên thế giới và coi là biến số ngoại sinh.
Như vậy chúng ta có một giả định đầu tiên của mơ hình là lãi suất trong nước bằng lãi suất thế giới. Trong dài hạn, sản lượng của nền kinh tế Y được xác định bởi các nhân tố và hàm sản xuất, nghĩa là sản lượng của nền kinh tế cố định tại mọi thời điểm, hay:
Y Y F(K,L)
Tiêu dùng C tỷ lệ thuận với thu nhập khả dụng (Y-T). Nên hàm tiêu dùng: C = C(Y - T). Đầu tư I tỷ lệ nghịch với lãi suất thực tế và hàm đầu tư có dạng I = I(r) nhưng bây giờ chịu ảnh hưởng của lãi xuất thế giới nên I = I(r*)
109
Hình 7-1 Tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa. Chương 7 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở Từ (7-7) NX = S – I, với chính sách tài chính là ngoại sinh (G và T không đổi) nên tiết kiệm không đổi, chúng ta có:
NX S I (r*) (7-9)
Cán cân thương mại được xác định bằng mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư tại mức lãi suất thế giới.
Mơ hình (7-8) cho thấy, các yếu tố tiết kiệm S và đầu tư I quy định cán cân thương mại NX. Nhưng tiết kiệm phụ thuộc vào chính sách tài chính nên khi c hính phủ giảm mua hàng hoặc tăng thu thuế nhiều hơn sẽ làm tăng tiết kiệm quốc dân. Đầu tư thay đổi theo lãi suất thế giới r* và tỷ lệ nghịch với lãi suất thế giới. Nghĩa là, cán cân thương mại phụ thuộc vào các biến số này. Mơ hình trên sẽ giúp chúng ta p hân tích ảnh hưởng từ những thay đổi kinh tế tới cán cân thương mại, chẳng hạn sự thay đổi trong chính sách tài chính.
Từ mơ hình và đồ thị 7-1 ta thấy hai trường hợp: (1) Nếu tiết kiệm trong nước giảm và đến mức thấp hơn mức đầu tư trong nước, các nhà đầu tư thiếu vốn tài trợ cho các dự án nên sẽ vay vốn nước ngồi, phải mua hàng hóa dịch vụ của họ nhiều hơn nên xuất khẩu ròng âm. (2) Nếu các tác nhân trong nền kinh tế của chúng ta tiết kiệm nhiều hơn đầu tư, phần dôi ra được đem cho các nước ngoài vay, họ phải mua hàng hóa và dịch vụ của chúng ta nhiều hơn nên xuất khẩu ròng dương.
Cơ chế cân bằng luồng hàng hóa quốc tế đúng và luồng vốn diễn ra như thế nào? Vấn đề sẽ được giải quyết trong phần tỷ giá hối đoái sau.