Chính sách tài chính chủ động của chính phủ

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 158 - 161)

Chương 9 TỔNG CẦU

9.5. Chính sách tài chính và tổng cầu

9.5.1. Chính sách tài chính chủ động của chính phủ

Chính phủ có thể lựa chọn việc tăng hay giảm chi tiêu của mình, cũng như giảm hay tăng thuế, hay lựa chọn một trong hai cách đó để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu để ổn định kinh tế. Như chương 8 đã trình bày sản lượng tăng lên nếu Chính phủ lựa chọn cách kích thích tổng cầu thơng qua tăng chi tiêu, cắt giảm thuế hay kế t hợp cả hai. Cách này được gọi là chính sách tài chính mở rộng. Ngược lại, nếu một chính

sách tài chính dẫn tới cắt giảm tổng cầu thông qua cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế, cách này được gọi là chính sách tài chính thu hẹp.

Chính sách tài chính mở rộng

Chúng ta bắt đầu bằng tình huống mà trong đó sản lượng lệch về bên trái so với sản lượng tự nhiên, tức là đang thấp hơn sản lượng tự nhiên. Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái này như chương 1 đã cho thấy, khi đó các nguồn lực của nền kinh tế chưa toàn dụng. Trong trạng thái này các nhà hoạch định cần đưa ra các biện pháp giúp huy động các nguồn lực nhiều hơn vào sản xuất nhằm phục hồi dần nền kinh tế và đưa nó trở lại trạng thái ban đầu nền kinh tế.

Tình huống trên thể hiện trên hình 9-4, ban đầu sản lượng của nền kinh tế là Y0 dưới mức tiềm năng Y*. Nguyên nhân do nền kinh tế rơi vào suy thoái nên sản lượng của nền kinh tế thấp, kéo theo thất nghiệp chu kỳ do các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng hay đóng cửa.

Trước tình trạng đó Chính phủ phản ứng lại bằng việc kích cầu, như chương 8 đã nói, thơng qua tăng chi tiêu để mua thêm đường xá, cầu cống, cảng biển… do vậy lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên tại mỗi mức giá cho trước. Điều này làm đường tổng cầu dịch chuyển lên trên từ AE0 tới AE1 một khoảng ΔG và cân Chương

9 Tổng cầu bằng mới dịch chuyển từ A tới B và sản lượng tăng từ mức Y0 tới mức tiềm năng Y 1 Y* một lượng đúng bằng 1 MPC G AE Hình 9-4. Tác động của chính sách tài chính mở rộng G 450 Y Y0 Y* Thu nhập sản lượng

Chính phủ giảm thuế đi một lượng ΔT thì biện pháp này cũng giống như tăng chi tiêu kích thích tổng cầu tăng sản lượng một lượng tuyệt đối Y MPC T

1 MPC

đưa sản lượng tới mức tiềm năng.

Như vậy chính sách tài chính mở rộng tạo ra sự kích thích tổng cầ u đưa nền kinh tế từ trạng thái suy thoái tới trạng thái tiềm năng. Tuy nhiên Chính phủ có thể áp dụng cùng lúc hai biện pháp hay riêng rẽ tùy theo yêu cầu và điều kiện ngân sách của mình.

Chính sách tài chính thắt chặt

Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân chi tiêu quá mức so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, như tại điểm A ở phần dưới của hình 9-5. Do cung khơng thể đáp ứng cầu vì hạn chế nguồn lực trong việc mở rộng sản xuất nên giá tăng nhanh chóng. Đứng trước trạng thái này của nền kinh tế, các nhà hoạch định sẽ phản ứng ra sao ? Y=AE B AE 1 AE 0 A Y

lOMoARcPSD|13013005

176

Phần trên của hình 9-5 thể hiện quá trình phản ứng của các nhà hoạch định nhằm cắt giảm mức chi tiêu của nền kinh tế thông qua việc tăng thuế hay giảm chi tiêu của Chính phủ, tức là điều chỉnh chính sách tài chính theo hướng thắt chặt.

Việc cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế sẽ làm giảm chi tiêu của nền kinh tế và do đó làm giảm lượng cầu tại mỗi mức giá cho trước, vì vậy đường tổng chi tiêu xuống dưới. Nếu cắt giảm chi tiêu của Chính phủ một lượng là ΔG, thì đường AE cũng

Chương 9 Tổng cầu

dịch chuyển xuống dưới một khoảng như vậy từ AE0 tới AE1. Nếu tăng thuế thì cũng tạo ra sự tác động tương tự nhưng chỉ có điều đường tổng chi tiêu AE sẽ xoay quanh điểm gốc O. Do cắt giảm chi tiêu như vậy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng giảm xuống mức tự nhiên từ Y1 tới Y*.

AE Hình 9-4. Tác động của việc thắt chặt chính sách tài chính 0 P P0 P1 Y* Y1 Thu nhập sản lượng Y=AE A AE 0 AE 1 G B Y Y 45 0 Y* Y 1 Thu nhập sản lượng AS 0 A B Y AD 0 AD 1 Y

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô thầy bùi quang bình (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)